Tất cả chuyên mục

Hậu Giang: Hòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế khiếu kiện vượt cấp

Thứ tư, 13/03/2024 - 07:36 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam)- Xác định tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, thời gian qua, các cấp chính quyền tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng công tác này, qua đó, góp phần hạn chế khiếu kiện vượt cấp, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Hòa giải tốt từ cơ sở

Công tác hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, thực hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hòa giải không chỉ đơn thuần góp phần hạn chế các tranh chấp dân sự và phòng ngừa tội phạm, vận động Nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, giữ gìn quan hệ tốt đẹp tình làng, nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư mà còn góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, qua 10 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và 3 năm triển khai Đề án nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, công tác hòa giải cơ sở tại tỉnh không chỉ giúp tăng tình đoàn kết trong cộng đồng mà còn ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, giúp kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển bền vững, ổn định.

Trong giai đoạn từ năm 2014-2023, các tổ hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp nhận và đưa ra hòa giải tổng số 15.041 vụ việc. Trong đó, hòa giải thành 13.734 vụ, đạt tỷ lệ 91,3%; hòa giải không thành 1.307 vụ chiếm 8,7%... Về phía Sở Tư pháp đã tổ chức 89 đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng cho hòa giải viên với khoảng 3.600 đối tượng tham gia. Sở còn biên soạn và phát hành 10.000 tờ gấp hỏi - đáp Luật Hòa giải ở cơ sở, sổ tay nghiệp vụ, sổ tay kỹ năng hòa giải ở cơ sở cấp phát cho các tổ hòa giải trên địa bàn.

Tại huyện Phụng Hiệp, đến nay, địa phương đã củng cố và nâng chất hoạt động cho 128 tổ hòa giải ở cơ sở, với 776 hòa giải viên, trung bình mỗi tổ hòa giải có từ 5-7 thành viên. Trong đó, thành phần tham gia gồm có trưởng ấp, trưởng ban công tác Mặt trận, các chi hội trưởng của các đoàn thể như phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên và người có uy tín,… Trong năm 2023, các tổ hòa giải trên địa bàn đã tiếp nhận 836 vụ việc, đưa ra hòa giải 830 vụ, hòa giải thành 728 vụ, đạt tỷ lệ 87,71, trong đó các vụ việc hòa giải phổ biến như tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, mâu thuẫn nhỏ,…

Quang cảnh một buổi hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp (ảnh: haugiang.gov.vn)

Tại Tổ hòa giải ấp Hòa Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, năm 2023 đã tiếp nhận 12 vụ việc từ đơn giản đến phức tạp đều có, qua công tác hòa giải, tổ hòa giải thành 12/12 vụ, góp phần gắn kết tình làng, nghĩa xóm thêm bền chặt.

Theo ông Phạm Thanh Hiền, Tổ trưởng Tổ hòa giải ấp Hòa Hưng, để hóa giải, hàn gắn những mâu thuẫn, cách làm của tổ hòa giải ấp là trước khi đưa vụ việc ra hòa giải, tổ sẽ xác minh, nắm rõ về nguồn gốc, nguyên nhân. Sau đó, tổ sẽ tiến hành mời các bên đến nhà thông tin ấp, đặc biệt là mời thêm một số người có uy tín ở địa phương tham gia hòa giải.

Ông Hiền chia sẻ: “Điều quan trọng là tập thể tổ hòa giải nên có định hướng trước về nội dung, hướng phân tích, giải thích để vận động hai bên đương sự, nhằm tránh trường hợp các thành viên trong tổ hòa giải, trong quá trình phân tích, giải thích có ý kiến trái chiều, dẫn đến hiệu quả hòa giải không cao”.

Còn theo bà Nguyễn Thị Hồng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, qua 3 năm triển khai Đề án nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành A nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự nhiệt huyết, cống hiến của đông đảo đội ngũ hòa giải viên. Đến nay, địa phương đã tiến hành trang cấp điện thoại di dộng cho 79/79 tổ hòa giải cơ sở để các hòa giải viên có thể tra cứu kịp thời các quy định pháp luật phục vụ cho công tác hòa giải.

Khi đã nắm rõ nội dung vụ việc, hòa giải viên tiến hành tra cứu, tham khảo, vận dụng pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; kỹ năng tổ chức, điều hành, kiểm soát buổi hòa giải. Cuối cùng là kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục, vận động các bên tự thỏa thuận dàn xếp vụ việc sao cho tốt đẹp.

Nâng cao chất lượng hòa giải

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, theo ông Đồng Việt Phương, thời gian tới rất cần cấp ủy đảng, chính quyền các cấp xác định đúng vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở; phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tư pháp trong việc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, qua đó tạo điều kiện tốt nhất để giúp đội ngũ hòa giải viên an tâm thực hiện công tác hòa giải.

Ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, để tỷ lệ hòa giải thành cao và nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở đòi hỏi mỗi hòa giải viên không chỉ nắm vững chính sách, thể chế pháp luật trên các lĩnh vực mà còn phải giỏi kỹ năng hòa giải. Do đó, hàng năm sở đều chú trọng tổ chức các hội nghị tập huấn, để truyền đạt các nội dung quan trọng về kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở nắm gồm: kỹ năng giao tiếp (hòa giải viên phải vui vẻ, niềm nở khi tiếp xúc với người dân và phải biết lắng nghe các bên trình bày hết ý kiến); kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.

Tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản có liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân am hiểu để thực hiện. Thường xuyên tuyên truyền trong Nhân dân nhận thức sâu sắc hơn những quy định của pháp luật, nhất là Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường... Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. Mời người có chức sắc, chức việc trong tôn giáo tham gia tuyên truyền, vận động người dân theo đạo về những chủ trương, chính sách, chính sách của Đảng, Nhà nước để người dân nắm và am hiểu nhằm hạn chế tranh chấp ở địa phương.

Thường xuyên động viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thành viên tổ hòa giải, những người có uy tín trong tôn giáo tích cực tham gia hòa giải đối với các vụ việc tranh chấp ở cơ sở. Phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong tôn giáo tích cực tham gia các vụ việc hòa giải của tổ hòa giải.

Đồng thời, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn ở cơ sở để hướng dẫn khắc phục kịp thời, từng bước đáp ứng yêu cầu giải quyết những vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng phức tạp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn. Từ đó, góp phần cho công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng nâng cao về chất lượng./.

Khánh Nghi

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025.

PV

Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 17/03/2025 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

M. Phương (TH)

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh xác minh tài sản, thu nhập tại huyện Lương Tài năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Năm 2025, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của 20 người tại 8 cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó huyện Lương Tài được lựa chọn với 2 cá nhân thuộc diện kiểm soát.

Lan Anh

Thanh tra Chính phủ tháo gỡ khiếu nại đất đai cho hơn 300 hộ dân phường Phúc La

(ThanhtraVietNam) - Hơn 300 hộ dân tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, đã chờ đợi đất dịch vụ và đất giãn dân từ năm 2007. Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2025, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan chức năng quyết tâm giải quyết vướng mắc kéo dài, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

Lan Anh

Bắc Ninh: Trụ sở huyện Lương Tài sau nhiều năm xây dựng vẫn chưa được đưa vào sử dụng

(ThanhtraVietNam) - Được khởi công xây dựng từ tháng 7/2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Thế nhưng, đến nay dự án xây dựng trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được bàn giao, đưa vào sử dụng.

Minh Châu

Chuyển đổi số y tế, công nghệ gắn kết triệu trái tim

(ThanhtraVietNam) - 70 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ngành y tế, có lẽ không ai hình dung được rằng từ những cuốn sổ khám bệnh lem mực, những hàng người dài chờ đợi trong trạm xá nhỏ bé, ngành y Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chuyển đổi số.

Lan Anh

TS. Phạm Như Hùng: “Tận tâm với bệnh nhân là ngọn lửa dẫn lối hành trình tim mạch”

(ThanhtraVietNam) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có cơ hội trò chuyện với TS. Phạm Như Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, một trong những bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực điện sinh lý học và tạo nhịp tim tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với hành trình hơn 30 năm gắn bó với ngành y, ông không chỉ là người thầy, người bác sĩ tận tâm, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Từ cơ duyên đến với nghề, những ca bệnh để đời, đến tầm nhìn phát triển y tế tim mạch, câu chuyện của ông là minh chứng sống động cho tinh thần “lương y như từ mẫu”.

Lan Anh (thực hiện)

Nghị quyết số 190/2025/QH15: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là hướng dẫn cụ thể về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực trong bối cảnh tổ chức bộ máy nhà nước được sắp xếp lại.

Lan Anh

Bắc Ninh: Doanh nghiệp kêu cứu vì dự án Cụm công nghiệp Lâm Bình

(ThanhtraVietNam) – Căn cớ là từ việc điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình (tỉnh Bắc Ninh) chồng lên phần diện tích đất mà Công ty Đông Đô đang sử dụng sẽ gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động của đơn vị, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý.

Minh Châu

Quốc hội thông qua các luật và nghị quyết quan trọng, góp phần sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) – Trong kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.

Lan Anh

Thí điểm chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(ThanhtraVietNam) - Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn đời sống và sản xuất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Đây là một quyết định có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo hướng dựa vào tri thức, công nghệ và sáng tạo.

Lan Anh

Quốc hội bế mạc kỳ họp bất thường với nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Quốc hội đã đưa ra một nghị quyết quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho đất nước. Đây là một quyết sách có tầm nhìn chiến lược hướng đến các chỉ tiêu tăng trưởng và đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài.

Lan Anh

Xem thêm