Thứ sáu, 23/09/2022 - 16:44 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) – Chiều ngày 22/9, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về đề cương và nội dung nghiên cứu về đề tài khoa học cấp bộ “Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng chống tham nhũng: Thực trạng và giải pháp” do ThS Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Quang cảnh tại buổi Hội thảo về đề tài khoa học cấp bộ "Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng chống tham nhũng: Thực trạng và giải pháp" - Ảnh: Việt Anh
Theo ThS Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Chính phủ cho biết, hiện nay toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia. Song song với quá trình hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật vượt ra khỏi biên giới của mỗi quốc gia, trong đó có tham nhũng.
ThS Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm - Ảnh: Việt Anh
Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng vừa đem lại lợi ích cho các quốc gia nhưng cũng là trách nhiệm của các quốc gia trên trường quốc tế, đặc biệt là với các nước thành viên của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn cần có sự hỗ trợ và hợp tác với các nước khác trong khu vực và trên thế giới để đấu tranh có hiệu quả với nạn tham nhũng.
Ở Việt Nam, phòng chống tham nhũng (PCTN) được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Tăng cường hợp hợp tác quốc tế là một chủ trương lớn trong PCTN thời gian qua. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác PCTN, lãng phí đã xác định riêng một nhóm nhiệm vụ về hợp tác quốc tế về PCTN với định hướng: Chủ động tham gia các chương trình, sáng kiến, diễn đàn quốc tế về PCTN phù hợp với điều kiện Việt Nam; thực hiện các cam kết quốc tế về PCTN, chú trọng tới các cam kết về xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch.
Trong những năm qua, kết quả hợp tác quốc tế trong PCTN đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích, thu được nhiều kinh nghiệm, thực tiễn tốt của các quốc gia trên thế giới về PCTN, từ đó nghiên cứu, áp dụng phù hợp vào công tác PCTN của Việt Nam.
Bên cạnh đó, những nỗ lực của Việt Nam trong PCTN cũng đã được lan tỏa, góp phần tăng cường hình ảnh, vai trò của Việt Nam trong hợp tác về PCTN. Việc tham gia vào các thỏa thuận, điều ước, cam kết quốc tế đa phương về PCTN, nhất là Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng - một văn kiện pháp lý mang tính nền tảng, có tính ràng buộc với các quốc gia thành viên ở phạm vi toàn cầu về PCTN đã giúp Việt Nam nắm bắt được những vấn đề, giải pháp cơ bản, cốt lõi và tiên tiến trong PCTN, nắm bắt được xu hướng hợp tác của khu vực và thế giới về PCTN, cùng tham gia giải quyết một vấn nạn chung của thế giới và khu vực, góp phần củng cố, tăng cường hòa bình, hữu nghị và phát triển chung trên toàn thế giới.
Ngoài ra, hợp tác quốc tế về PCTN với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong thời gian qua đã giúp Việt Nam tranh thủ được các nguồn lực nước ngoài, cả về khía cạnh vật chất và khía cạnh kỹ thuật, chuyên gia, nhằm triển khai các chương trình đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN, tăng cường nhận thức và khả năng tham gia vào công tác PCTN của các thành phần khác như khu vực doanh nghiệp, báo chí, các tổ chức xã hội, chính trị - xã hội ...
Các đại biểu đến từ các bộ, ban ngành tham dự tại buổi Hội thảo
Với sự nỗ lực trong đấu tranh PCTN, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế với quy mô lớn và tính chất đặc biệt nghiêm trọng, với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, một số vụ án có tính chất xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, hoạt động hợp tác quốc tế trong PCTN của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thanh tra nhưng chưa có được thông tin toàn diện, kịp thời về hoạt động hợp tác quốc tế trong PCTN của các nước; các hoạt động hợp tác thực chất như phối hợp chia sẻ thông tin, dữ liệu hoặc cùng tiến hành kiểm tra, xác minh, điều tra chung trong các vụ việc, vụ án tham nhũng còn hạn chế.
Việc tham gia một số diễn đàn hợp tác đa phương chưa tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy việc phát hiện, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, đặc biệt là thu hồi tài sản trong các vụ án, vụ việc tham nhũng…
Trong khi đó, việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn về hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN của Việt Nam thời gian qua chưa được thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện. Do đó, việc nghiên cứu đề tài cấp bộ “Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong PCTN: Thực trạng và giải pháp” là cần thiết. Đề tài sẽ nghiên cứu 3 nội dung, bao gồm: Phần 1: Một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về hợp tác quốc tế trong PCTN; Phần 2: Thực trạng hợp tác quốc tế của Việt Nam trong PCTN; Phần 3: Định hướng, giải pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc tế của Việt Nam trong PCTN trong thời gian tới.
Tại cuộc hội thảo, các đại biểu đều cho rằng phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu phù hợp. Đề tài đã tập trung nghiên cứu khuôn khổ pháp lý và hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ quan trực tiếp thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách, hỗ trợ tài chính, trợ giúp kỹ thuật, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong PCTN và thực hiện hợp tác quốc tế về tương trợ tư pháp trong PCTN theo quy định về trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế tại Chương VIII (Hợp tác quốc tế về PCTN) của Luật PCTN năm 2018, bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao.
Các đại biểu đề nghị đề tài cần tập trung đưa ra một cách tổng quan nhất về hợp tác quốc tế trong PCTN; tập trung nghiên cứu vào mảng của các đơn vị chuyên trách theo Chương VIII Luật PCTN; xem xét các quy định của pháp luật trong các đạo luật tố tụng liên quan đến hợp tác quốc tế về PCTN; rà soát lại quy định, bổ sung trong thực tế về trách nhiệm của cơ quan chuyên trách như thế nào; trình tự thủ tục thực hiện theo trách nhiệm ra sao…Đồng thời, Ban Chủ nhiệm cần xây dựng lại kết cấu các đề mục lại cho phù hợp với các nội dung nghiên cứu của đề tài./.
Việt Anh
Từ khóa:
Thanh Tra Chính Phủ PCTN Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Viện Chiến lược và Khoa học Thanh traÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.
Hoàng Minh (t/h)
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh
Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Lan Anh