Thứ bảy, 25/01/2025 - 08:41 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Theo nhận định của UBND tỉnh Đồng Nai, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng. Nếu như trước thời kỳ đổi mới, nhận thức về tham nhũng ở Việt Nam cơ bản chỉ giới hạn trong những hiểu biết về tham ô và vấn đề liên quan là quan liêu, thì hiện nay, trên tất cả các khía cạnh lý luận về tham nhũng, như nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, nguyên nhân, hậu quả và các chiến lược, giải pháp phòng, chống... đều đã được nghiên cứu và xác định cụ thể.
Theo UBND tỉnh, có thể nhận thấy, sự thay đổi lớn nhất trong tư duy lý luận kể từ thời kỳ đổi mới thể hiện ở nhận thức về bản chất và các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Rủi ro tham nhũng trong hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước trước đây chưa được nhận biết rõ ràng thì hiện nay những hạn chế đó đã được giải quyết.
UBND tỉnh cũng nêu lên được những ưu điểm trong thi thi hành luật PCTN, cụ thể: Luật PCTN năm 2018 có hiệu lực thi hành đã điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những hạn chế của Luật PCTN năm 2005 (đã được sửa đổi năm 2007 và 2012), Luật PCTN năm 2018 đã quy định rõ ràng, cụ thể. Chính vì vậy, tính phù hợp, khả thi, hiệu quả của Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được bảo đảm (đảm bảo về đối tượng phải chấp hành nghĩa vụ pháp lý mà văn bản pháp luật quy định hoặc đối tượng được hưởng quyền lợi mà văn bản pháp luật quy định; các cơ quan nhà nước (hoặc cán bộ, công chức) phải tổ chức thi hành các quy định trong các văn bản QPPL), không có tình trạng văn bản có chứa các quy định không có tính khả thi, đã thể hiện được quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Qua đó, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã có những bước chuyển mạnh mẽ; tham nhũng, tiêu cực từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm, UBND tỉnh Đồng Nai cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn, cụ thể như:
Về việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã làm công tác địa chính, tư pháp, viên chức làm công tác kế toán của các trường học. Qua thực tiễn cho thấy, công chức làm công tác địa chính tại cấp xã cần có thời gian để nắm rõ địa bàn, nắm rõ được nguồn gốc đất. Tuy nhiên, đến thời hạn chuyển đổi vị trí công tác thì phải thay đổi địa bàn quản lý, việc nắm nguồn gốc đất, tham mưu trong việc quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Hay công chức cấp xã làm công tác tư pháp ở những vùng, địa phương có nhiều thành phần dân tộc, việc nắm rõ phong tục, tập quán, ngôn ngữ để hỗ trợ tốt cho người dân cần phải có thời gian để nắm bắt; việc chuyển đổi vị trí kế toán ở các trường nhiều trường hợp phải chuyển đổi xa địa bàn nơi cư trú sẽ gặp khó khăn đối với các viên chức thực hiện chuyển đổi. Từ đó, dẫn đến các vị trí này rất khó để thực hiện chuyển đổi theo quy định.
Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc thi hành pháp luật về PCTN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024 (Ảnh: ĐT)
Hoặc những quy định còn chưa rõ ràng, còn có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chưa có văn bản hướng dẫn, dễ dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật:
Theo Điều 20 Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 quy định về xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai thì việc xác định người kê khai tài sản, thu nhập như thế nào là “không trung thực”. Trong cuộc sống, có những tình huống phát sinh mà không thể nào cụ thể vào trong quy định của luật (ví dụ như có trường hợp 02 vợ chồng li thân, tài sản của chồng hoặc vợ không có thông báo cho nhau khi kê khai tài sản, thu nhập thì khi được xác minh tài sản, thu nhập sẽ thiếu tài sản, thu nhập. Nếu thực tế 02 vợ chồng li thân thật thì được xem xét như thế nào? Trường hợp không có li thân nhưng lấy lý do thì làm thế nào để xác định? Xử lý như thế nào?). Hay phạm vi, thời gian xác minh tài sản, thu nhập hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.
UBND tỉnh cũng nêu những quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo khó thực hiện, như:
Khoản 2 Điều 30 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định “Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này”. Theo khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định “Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người có nghĩa vụ kê khai) thuộc thẩm quyền quản lý của mình”. Như vậy, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập đối với các đối tượng từ Phó Giám đốc sở và tương đương trở xuống tại chính quyền địa phương.
Ngày 08/2/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 56-QĐ/TW về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; ngày 03/11/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra cấp tỉnh, cấp huyện sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập đối với các đối tượng do Ban Thường vụ cấp tỉnh, cấp huyện quản lý. Tuy nhiên, Phó Giám đốc sở và tương đương là đối tượng do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; các lãnh đạo phòng và tương đương cấp huyện là đối tượng do Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Như vậy, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để thống nhất trong quy định của pháp luật.
Ngoài ra, những vướng mắc, bất cập khác, như: Hiện nay, chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về kê khai tài sản, thu nhập nên trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập tại địa phương gặp nhiều khó khăn đối với những người có tài sản tại các tỉnh ngoài tỉnh Đồng Nai.
Từ những bất cập, chồng chéo làm khó thi hành các quy định pháp luật về PCTN nêu trên, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị:
Một là, kiến nghị Thanh tra Chính phủ nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung để thống nhất quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật phòng, chống tham những năm 2018 như đã nêu trên.
Hai là, kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm xây dựng hệ thống cơ cở dữ liệu quốc gia về quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập và sớm ban hành hướng dẫn quy trình, thủ tục, nội dung kiểm soát tài sản, thu nhập để các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thống nhất thực hiện.
Ba là, kiến nghị Thanh tra Chính phủ nghiên cứu sửa đổi quy định việc chuyển đổi vị trí công tác đối với các công chức cấp xã phụ trách địa chính, tư pháp, viên chức làm công tác kế toán trường học để phù hợp với thực tiễn.
Bốn là, cần sớm hoàn thiện nhanh thể chế, trong đó cần nghiên cứu tập trung vào một số nội dung dễ xảy ra tham nhũng như:
Thể chế quản lý về đất đai, đây là một trong những vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quyền của nhà nước, người dân và dễ xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm. Cần sớm ban hành các hướng dẫn Luật đất đai 2024 để khắc phục những hạn chế, thiếu sót thời gian qua và sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Cần nghiên cứu sửa đổi các quy định về đấu thầu, hạn chế việc quy định mang nặng tính trình tự, thủ tục, xin cho (phê duyệt chủ kế hoạch lựa chọn, giá…) rất khó quản lý nhưng lại rất dễ dẫn đến vi phạm và mang nặng hình thức, cần nghiên cứu các quy định theo hướng “Khoán” hay “Giao tự chủ” thực sự, tự chịu trách nhiệm và nội bộ kiểm tra, giám sát bằng chính chất lượng, hiệu quả và thu nhập của cơ quan, đơn vị.
Các quy định về quy hoạch, đây là vấn đề hết sức hệ trọng cho bất cứ ngành, lĩnh vực và địa phương nào để phát triển. Do đó, việc thực hiện quy hoạch nên có cơ đặt hàng cho “cơ quan độc lập” xây dựng và phê duyệt (Quốc hội, HĐND trực tiếp thuê tư vấn và lập quy hoạch), không để các cơ quan quản lý, thực hiện quy hoạch làm quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch.
Qua thực tiễn công tác PCTN vừa qua, việc phát hiện các vi phạm chủ yếu các lĩnh vực nhạy cảm đất đai, xây dựng, tài chính...việc triển khai thanh toán qua tài khoản đã hạn chế rất nhiều các vi phạm và cũng phục vụ rất nhiều cho công tác phát hiện vi phạm qua hoạt động thanh tra, kiểm tra. Do đó, kiến nghị Trung ương xem xét cơ chế bắt buộc thực hiện các giao dịch chuyển nhượng đất đai, tài sản và thanh toán mua sắm của người dân, doanh nghiệp phải thực hiện chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng, qua ứng dụng phần mềm, không dùng tiền mặt. Hiện nay, đa phần người dân đều có tài khoản hoặc có điện thoại nên việc thanh toán là rất thuận tiện. Đề xuất quy định các cơ sở kinh doanh không nhận tiền mặt hoặc nhận thì số lượng rất nhỏ. Từ đó thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng, ví điện tử để thanh toán. Đây là cơ sở theo dõi, giám sát, kiểm tra và hạn chế tham nhũng, tiêu cực.
Năm là, cần có cơ chế cho các đơn vị, cá nhân tự sửa sai nếu không phải lỗi cố ý vi phạm. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, bất cứ làm gì, mua gì cũng đều có rủi ro, thậm chí bị lừa gạt. Nên trong trường hợp này cần có chế cho đơn vị, cá nhận tự sửa sai và cũng từ đó sẽ rút kinh nghiệm và tự khắc sẽ có giải pháp để bảo vệ chính mình, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến nhà nước, cơ quan và người khác, không để mất cán bộ, làm khó khăn cho công tác chung, khuyến khích được tinh thần dám làm và chịu trách nhiệm.
Sáu là, cơ chế hiện nay có quy định mua sắm tập trung và có quy định “thuê kế toán trưởng”, đề nghị nên xác định mở rộng toàn hệ thống thực hiện các cơ chế bắt buộc này để các đơn vị có chuyên môn tài chính làm công việc tài chính; các cơ quan hành chính, sự nghiệp tập trung vào quản lý về chuyên môn, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động, hạn chế việc móc nối giữa thủ trưởng và kế toán để vi phạm, vừa bảo vệ nguồn lực chuyên môn các ngành.
Qua quá trình thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mong rằng trong thời gian tới cấp thẩm quyền có sự điều chỉnh bổ sung để các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng phù hợp với thực tiễn và dễ áp dụng trong cuộc sống.
Đình Thuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 17/03/2025 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Năm 2025, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của 20 người tại 8 cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó huyện Lương Tài được lựa chọn với 2 cá nhân thuộc diện kiểm soát.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Hơn 300 hộ dân tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, đã chờ đợi đất dịch vụ và đất giãn dân từ năm 2007. Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2025, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan chức năng quyết tâm giải quyết vướng mắc kéo dài, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Được khởi công xây dựng từ tháng 7/2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Thế nhưng, đến nay dự án xây dựng trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Minh Châu
(ThanhtraVietNam) - 70 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ngành y tế, có lẽ không ai hình dung được rằng từ những cuốn sổ khám bệnh lem mực, những hàng người dài chờ đợi trong trạm xá nhỏ bé, ngành y Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chuyển đổi số.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có cơ hội trò chuyện với TS. Phạm Như Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, một trong những bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực điện sinh lý học và tạo nhịp tim tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với hành trình hơn 30 năm gắn bó với ngành y, ông không chỉ là người thầy, người bác sĩ tận tâm, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Từ cơ duyên đến với nghề, những ca bệnh để đời, đến tầm nhìn phát triển y tế tim mạch, câu chuyện của ông là minh chứng sống động cho tinh thần “lương y như từ mẫu”.
Lan Anh (thực hiện)
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là hướng dẫn cụ thể về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực trong bối cảnh tổ chức bộ máy nhà nước được sắp xếp lại.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) – Căn cớ là từ việc điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình (tỉnh Bắc Ninh) chồng lên phần diện tích đất mà Công ty Đông Đô đang sử dụng sẽ gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động của đơn vị, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý.
Minh Châu
(ThanhtraVietNam) – Trong kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn đời sống và sản xuất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Đây là một quyết định có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo hướng dựa vào tri thức, công nghệ và sáng tạo.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Quốc hội đã đưa ra một nghị quyết quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho đất nước. Đây là một quyết sách có tầm nhìn chiến lược hướng đến các chỉ tiêu tăng trưởng và đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài.
Lan Anh