Tất cả chuyên mục

Một số nội dung góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình tiếp công dân

Thứ ba, 07/05/2024 - 14:33 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy ý dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình tiếp công dân. Sau khi nghiên cứu dự thảo Thông tư, để góp phần hoàn thiện dự thảo Thông tư, qua thực tiễn công tác, tác giả xin tham gia một số nội dung góp ý.

Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khoản 2 Điều 3 dự thảo Thông tư về mục đích của việc tiếp công dân quy định: “2. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc chuyển đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết”.

Mục đích của việc tiếp công dân không chỉ là tiếp nhận mà còn là xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Xử lý ở đây được hiểu là xử lý theo quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh theo quy định của Thanh tra Chính phủ (tiếp nhận; phân loại, xử lý đơn thuộc thẩm quyền, và đơn không thuộc thẩm quyền; lưu đơn;...).

Do đó, đề nghị bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau: “2. Tiếp nhận, xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc chuyển đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết”.

Thứ hai, Điều 3A về tiếp công dân trực tuyến quy định: “Nhà nước tổ chức triển khai tiếp công dân trực tuyến tại các cơ quan Trung ương và địa phương; việc tiếp công dân trực tuyến thực hiện theo Quy chế Tiếp công dân trực tuyến của Thanh tra Chính phủ và theo quy định tại Thông tư này”.

Việc tiếp công dân trực tuyến là hết sức cần thiết nhằm giảm số lượng công dân tại các địa phương về Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương; góp phần xử lý, giải quyết và hướng dẫn người dân địa phương thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn tại địa phương...

Tuy nhiên, việc tiếp công dân trực tuyến là vấn đề mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương cần phải được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể như: Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tiếp công dân trực tuyến; thành phần tham gia tiếp công dân trực tuyến tại các điểm cầu ở Trung ương và địa phương; công tác chuẩn bị nội dung tiếp công dân trực tuyến (thời gian, địa điểm; vụ việc; số lượng, điều kiện để công dân đăng ký tiếp công dân trực tuyến...) và thông báo kết luận tiếp công dân trực tuyến...

Thứ ba, khoản 1 Điều 5 dự thảo Thông tư quy định: “1. Khi tiếp người khiếu nại, người tiếp công dân yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân (căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ đảng viên, giấy chứng minh quân đội nhân dân, giấy chứng minh công an nhân dân), giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có)”.

Công dân trình bày nội dung kiến nghị tại Phiên tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum. (Ảnh: kontum.gov.vn)

Việc quy định giấy tờ tùy thân bao gồm căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ đảng viên, giấy chứng minh quân đội nhân dân, giấy chứng minh công an nhân dân nhằm góp phần tạo điều kiện cho công dân chứng minh nhân thân với người tiếp dân.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người khiếu nại không có một trong số các loại giấy tờ tùy thân nêu trên, thì có thể xem xét sử dụng một số loại giấy tờ khác thay thế để chứng minh nhân thân của người khiếu nại như giấy phép lái xe hoặc Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Do đó, đề nghị biên tập khoản 1 Điều 5 cụ thể như sau: “1. Khi tiếp người khiếu nại, người tiếp công dân yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân (căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ đảng viên, giấy chứng minh quân đội nhân dân, giấy chứng minh công an nhân dân; giấy phép lái xe hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng), giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có)”. Tương tự, rà soát, bổ sung nội dung liên quan đến giấy tờ tùy thân trong dự thảo Thông tư.

Thứ tư, khoản 1 Điều 7 dự thảo Thông tư quy định: “1. Khi công dân đến trình bày trực tiếp và không có đơn thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung trình bày của công dân; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản”.

Khi công dân đến trình bày trực tiếp và không có đơn thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Việc công dân viết đơn là quyền và trách nhiệm của công dân; công dân tự viết đơn và chịu trách nhiệm về nội dung đơn. Người tiếp dân chỉ thực hiện thay công dân khi và chỉ khi công dân không biết chữ hoặc có khuyết tật (bị mù, khuyết tật chi tay) không thể viết chữ, khi đó, người tiếp công dân mới hỗ trợ công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung trình bày của công dân.

Do đó, đề nghị biên tập lại nội dung này như sau: “1. Khi công dân đến trình bày trực tiếp và không có đơn thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong trường hợp công dân không biết chữ hoặc có khuyết tật không thể viết chữ thì người tiếp dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung trình bày của công dân; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị họ ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào đơn”.

Thứ năm, khoản 5 Điều 7 dự thảo Thông tư quy định: “5. Việc tiếp nhận, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và việc hướng dẫn công dân viết đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết phải được nhập vào hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và ghi vào Sổ tiếp công dân (trong trường hợp chưa có Hệ thống cơ sở dữ liệu về tiếp công dân) hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân”.

Việc nhập vào hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là vấn đề mới, đòi hỏi trụ sở tiếp công dân hay địa điểm tiếp công dân phải trang bị hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa trang bị hệ thống Cơ sở dữ liệu do thiếu kinh phí.

Do đó, nếu các cơ quan, đơn vị chưa có hệ hệ thống Cơ sở dữ liệu thì có thể nhập vào phần mềm quản lý công tác tiếp công dân; nếu không có hệ thống Cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý công tác tiếp công dân thì mới ghi vào Sổ tiếp công dân. Việc này sẽ giúp giảm tải cho người tiếp công dân trong việc phải ghi vào Sổ tiếp công dân trong khi đã có hệ thống Cơ sở dữ liệu hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân.

Vì vậy, đề nghị biên tập nội dung này như sau: “5. Việc tiếp nhận, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và việc hướng dẫn công dân viết đơn hoặc chuyển đơn đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết phải nhập vào hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân. Trường hợp chưa trang bị hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân thì phải ghi vào Sổ tiếp công dân”./.

Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi): Hướng tới mô hình 2 cấp

(ThanhtraVietNam) – Việc chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp xuống hai cấp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Dự thảo luật mới đang hướng tới một mô hình quản trị hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính.

Dương Nguyễn

Vi phạm hành chính có thể áp dụng xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn

(ThanhtraVietNam) - Không những có nguyên tắc xử phạt khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo hướng linh hoạt, Nghị định số 68/2025/NĐ-CP mới ban hành còn quy định việc áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tạm giữ, giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong xử phạt vi phạm hành chính…

TA

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

T.A

Một số điểm mới về hóa đơn, chứng từ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2025.

PV

Quyết định 608/QĐ-TTg: Tháo gỡ “điểm nghẽn” thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Quyết định số 608/QĐ-TTg không chỉ giúp cụ thể hóa các quy định về phân quyền, phân cấp mà còn đặt mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc thể chế tồn tại lâu nay. Với trọng tâm là tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi và rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật, Chính phủ kỳ vọng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của đất nước.

Dương Nguyễn

Không để bỏ trống, lãng phí trụ sở khi sáp nhập, hợp nhất

(ThanhtraVietNam) - Sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất, các cơ quan, đơn vị tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm xác định tài sản dôi dư; không để tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát.

Hoàng Minh

Bổ sung chính sách bảo lưu lương và hỗ trợ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67/2025/NĐ-CP

(ThanhtraVietNam) - Một trong những điểm mới của Nghị định 67/2025/NĐ-CP là bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương", đồng thời sửa đổi chính sách trợ cấp đối với người nghỉ hưu trước tuổi, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Dương Nguyễn

Khẩn trương hoàn thiện, trình dự thảo Luật Cấp, Thoát nước trong tháng 3

(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ giao Bộ Xây dựng tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Cấp, Thoát nước, trình Chính phủ xem xét trong phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.

Hoàng Minh

Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Để thực hiện Luật Địa chất và khoáng sản kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Địa chất và khoáng sản với mục đích nâng cao nhận thức về Luật Địa chất và khoáng sản và trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.

T.A

Nâng cao hiệu quả thi hành các luật, nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tuyên truyền mà các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, linh hoạt và giám sát, đôn đốc, theo dõi để việc thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đạt hiệu quả; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Hoàng Minh

Quy định về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực

(ThanhtraVietNam) - Việc bảo vệ công trình điện lực, an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp cao, an toàn trạm điện; điều kiện để nhà ở trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không; bồi thường, hỗ trợ… vừa được Chính phủ quy định cụ thể.

Hoàng Minh

Nghị quyết 190/2025/QH15: Thay đổi căn bản chức năng thanh tra trong bối cảnh sắp xếp bộ máy nhà nước

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 190/2025/QH15 đưa ra những điều chỉnh then chốt về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra, đảm bảo không gián đoạn chức năng giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước.

Dương Nguyễn

Xem thêm