Tất cả chuyên mục

Nga bắt giữ loạt quan chức Bộ Quốc phòng vì tham nhũng

Chủ nhật, 07/07/2024 - 11:00 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Trong những năm gần đây Nga đã tăng cường các nỗ lực chống tham nhũng, từ năm 2008 đến nay, hệ thống và pháp luật chống tham nhũng đã dần được hoàn thiện. Tổng thống Vladimir Putin cũng đã tuyên bố “không có quan chức nào là không thể đụng tới”.

Nhiều quan chức Bộ Quốc phòng bị bắt giữ

Theo CCTV News ngày 24/5, Ủy ban điều tra Liên bang Nga thông báo Vladimir Verteretsky, Vụ trưởng Bảo đảm vật tư Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nga, bị cáo buộc lạm dụng quyền lực trong việc mua sắm hàng quốc phòng. Khi thực hiện công việc nhận đơn đặt hàng quốc phòng vào năm 2022, ông đã nhận những đơn hàng chưa được hoàn thành, khiến Nga bị thiệt hại hơn 70 triệu rúp.

Ủy ban Điều tra Liên bang Nga cho biết tòa án đã thực hiện biện pháp tạm giữ Verteretsky chờ ngày xét xử.

Tòa nhà trụ sở Bộ Quốc phòng Nga. Ảnh: CCTV

Trước đó, truyền thông Nga ngày 14/5 đưa tin, ông Yury Kuznetsov, Tổng cục trưởng Cán bộ Bộ Quốc phòng Nga, đã bị bắt vì tình nghi phạm tội hình sự.

Ông Kuznetsov giữ chức vụ lãnh đạo một đơn vị thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga từ năm 2010, chịu trách nhiệm chính về an ninh thông tin; từ năm 2023, ông giữ chức Tổng cục trưởng Cán bộ Bộ Quốc phòng.

Ủy ban Điều tra Nga cho biết Kuznetsov từ năm 2021 đến năm 2023 đã nhận hối lộ từ đại diện các tổ chức thương mại khi giữ chức vụ Cục trưởng Cục 8 của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga. Trong quá trình khám xét, các nhà điều tra đã tìm thấy hơn 100 triệu rúp tiền mặt, ngoại tệ, tiền vàng, đồng hồ và các hàng xa xỉ.

Ngoài các quan chức của Bộ Quốc phòng Nga, ngày 23/5, ông Vadim Shamarin, Giám đốc Tổng cục Truyền thông của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, cũng bị bắt vì tình nghi nhận hối lộ số tiền khổng lồ.

Vadim Shamarin sinh năm 1971, giữ chức vụ Phó Tham mưu trưởng Quân đội Nga và Giám đốc Tổng cục Truyền thông của Bộ Tổng tham mưu từ năm 2021. Trước đó, ông từng giữ chức vụ Phó Tham mưu trưởng phụ trách Thông tin liên lạc của Bộ Tham mưu Quân khu miền Đông.

Ngoài việc bắt giữ một số quan chức, ông Putin còn cách chức một số cố vấn của tổng thống.

Ngày 21/5, Tổng thống Putin đã ký lệnh cách chức Vladimir Tolstoy khỏi vị trí cố vấn tổng thống. Ngày 20/5, ông Putin đã ký lệnh loại bỏ bà Alexandra Levitskaya khỏi vị trí cố vấn tổng thống. Levitskaya là cố vấn tổng thống từ năm 2013. Trước đây, bà từng phục vụ tại Văn phòng Chính phủ và Bộ Phát triển Kinh tế.

Ngày 20/5, Tổng thống Putin cũng ký lệnh cách chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của tướng Yury Sadovenko, đồng thời bổ nhiệm Oleg Saveliev làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Nga.

Bị cách chức sau khi bị bắt hơn 2 tháng

Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin hôm 02/7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Đại tướng Timur Ivanov đã bị cách chức vì "đánh mất sự tín nhiệm". TASS dẫn nguồn tin cơ quan thực thi pháp luật cho biết, ông Ivanov bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để nhận hối lộ từ năm 2018 đến năm 2023 với tổng giá trị ít nhất là 1,185 tỉ rúp (1,3 triệu USD). Luật sư bào chữa cho ông Ivanov đã xác nhận số tiền này với giới truyền thông nhưng từ chối bình luận vì thỏa thuận giữ bí mật.

Tướng Timur Ivanov, người vừa bị cách chức Thứ trưởng Quốc phòng Nga. Ảnh: TKWW

Trước đó, ngày 23/4 theo giờ địa phương, Ủy ban Điều tra Nga (SKRF) thông báo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Timur Ivanov đã bị bắt vì tình nghi nhận hối lộ.

Ông Timur Ivanov sinh năm 1975, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga vào tháng 5/2016, chịu trách nhiệm quản lý tài sản, nhà ở của quân đội, công tác hỗ trợ nhà ở và y tế cho Lực lượng Vũ trang Nga.

Vũ Anh (theo Tân Hoa xã)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Bình đẳng giới: Chìa khóa để chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước Indonesia và thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN

(ThanhtraVietNam) - Chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Jakarta, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia và thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN theo lời mời của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.

TH

Giáo dục liêm chính: Chìa khóa chống tham nhũng ở Haiti

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tập trung vào việc điều tra và truy tố tham nhũng, Haiti còn đặt trọng tâm vào giáo dục, trang bị cho thế hệ trẻ những giá trị đạo đức và trách nhiệm giải trình. Các câu lạc bộ liêm chính tại trường học đang dần hình thành, góp phần thay đổi nhận thức và tạo nền tảng cho một xã hội minh bạch hơn.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Ukraine đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng: Tiến bộ và thách thức

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo gần đây từ GRECO ghi nhận những cải cách đáng kể của Ukraine trong việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, một số khuyến nghị vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, đòi hỏi nỗ lực bền bỉ để giải quyết các điểm yếu còn tồn tại.

Dương Nguyễn (Theo JURISTnews)

Xem thêm