Tất cả chuyên mục

Thanh tra trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn - thực trạng và giải pháp

Thứ hai, 12/06/2017 - 23:01 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trong những năm qua đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập, xây dựng, phát triển đất nước. Sức ép về toàn cầu hóa văn hóa đang tạo áp lực mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, nghệ thuật của nước ta, tác động không nhỏ vào quá trình nhận thức và thị hiếu về nghệ thuật. Trước những diễn biến phức tạp xảy ra trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, mà cụ thể cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đã góp phần làm cho các loại hình nghệ thuật phát triển, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân. Các hoạt động nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn ngày càng tiến bộ về chất lượng nghệ thuật và năng lực tổ chức, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, nhất là chiến sỹ, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát huy tốt vai trò quản lý Nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra khi có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện có, nội dung thanh tra về biểu diễn nghệ thuật bao gồm: Thanh tra trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thanh tra việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu và thanh tra hoạt động lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, phổ biến tác phẩm.

Qua thanh tra cho thấy, trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật vẫn xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực, vi phạm như: Biểu diễn không có giấy phép; không đúng nội dung giấy phép; lợi dụng giấy giới thiệu của cơ quan Nhà nước để ký hợp đồng biểu diễn, tổ chức bán vé thu tiền nhưng không thực hiện đúng hợp đồng, bán vé quá số ghế quy định; tự ý tăng giá vé; quảng cáo sai sự thật, không đúng nội dung, thời gian chương trình biểu diễn; mạo danh, sử dụng không đúng tên, nghệ danh của ca sĩ, diễn viên đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; sử dụng tác phẩm biểu diễn thu tiền nhưng không thực thi quyền tác giả, không trả tiền tác quyền cho nhạc sĩ; sử dụng thiết bị thu âm trước để thể hiện thay cho biểu diễn thật (“hát nhép”); sử dụng những bài hát chưa được phép phổ biến; người biểu diễn tự ý thêm bớt lời ca, động tác biểu diễn và trang phục phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc... Những điều này đã làm ảnh hưởng đến phong cách thẩm mỹ của một bộ phận giới trẻ và gây những bức xúc trong dư luận xã hội… Thực trạng trên xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Song một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác thanh tra, kiểm tra ở một số địa phương chưa thật sự đạt hiệu quả; lực lượng thanh tra, hậu kiểm còn mỏng, chế tài xử lý vi phạm còn thiếu và chưa đủ sức răn đe… Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Ảnh minh họa: Internet

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Trước hết, cần xây dựng Luật về nghệ thuật biểu diễn. Có thể nói, ngành Nghệ thuật biểu diễn phát triển từ rất lâu, trước cả ngành Điện ảnh nhưng nếu điện ảnh đã có luật - Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì nghệ thuật biểu diễn chỉ có 4 Nghị định là Nghị định 11/2006/NĐ-CP, Nghị định 103/2009/NĐ-CP, Nghị định 79/2012/NĐ-CP, và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP. Trong đó, chỉ có Nghị định 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP quy định riêng cho ngành nghệ thuật biểu diễn. Hai Nghị định trước đó là quy định chung về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, điều chỉnh bao hàm rất nhiều lĩnh vực, không riêng gì nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt, những năm gần đây, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, thông qua hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nước, nhiều loại hình nghệ thuật mới du nhập, phát triển mạnh mẽ và có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại nước ta. Bên cạnh đó, Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu, lưu hành kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu dù được rất nhiều kỳ vọng khi ban hành và gặt hái một số kết quả nhất định, nhưng sau 04 năm đi vào cuộc sống đã xuất hiện khá nhiều bất cập, lạc hậu so với xu thế phát triển nhanh chóng của nghệ thuật biểu diễn. Tuy Nghị định 79/2012/NĐ-CP được Nghị định số 15/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều, song giới chuyên môn đánh giá chưa đạt được kỳ vọng như mong đợi: Trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, cấp phép, thu hồi giấy phép… chưa được quy định rõ ràng. Do đó, hoàn thiện pháp luật để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực biểu diễn nghệ nói chung, thanh tra trong lĩnh vực này nói riêng là việc làm cấp bách, mà thiết nghĩ trước hết cần xây dựng Luật về nghệ thuật biểu diễn.

Tiếp đến, cần tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Sau hơn 02 năm triển khai, nhiều nội dung của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP không còn phù hợp với thực tiễn đời sống đang có sự thay đổi, phát triển từng ngày. Chẳng hạn, việc không thông báo bằng văn bản nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nơi biểu diễn bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng (Khoản 1, Điều 13); biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không đúng với nội dung ghi trong giấy phép, sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ độc diễn bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng… được cho là quá nhẹ. Thậm chí, hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng là tổ chức biểu diễn tác phẩm có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm cá nhân; biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực… cũng chỉ bị phạt tiền từ 25 đến 30 triệu đồng hoặc đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 3 đến 6 tháng. Điều đó giải thích tại sao một số tổ chức, cá nhân biết việc biểu diễn nghệ thuật không phép, sai phép, mặc trang phục phản cảm là sai nhưng vẫn cố tình vi phạm, chấp nhận đóng phạt vì lợi nhuận. Do đó, để đảm bảo tính răn đe, Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn cần sửa đổi trong thời gian tới theo hướng tăng mức xử phạt hơn nữa.

Hai là, tăng cường đội ngũ thanh tra nghệ thuật biểu diễn có chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt.

Yếu tố con người giữ vị trí quan trọng. Hiện nay khối lượng công việc nhiều, đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp nên cần bổ sung nhân sự cho thanh tra chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ thanh tra nghệ thuật biểu diễn.

Trước hết, cần xác định bước đi thích hợp để hình thành hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra nghệ thuật biểu diễn đáp ứng yêu cầu quản lý ngành hiện nay… Việc xác định kế hoạch dài hơi, chiến lược tổng thể, định hướng cho đào tạo, bồi dưỡng và đưa ra bước đi thích hợp để nâng cấp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; đặt nó trong Chiến lược Xây dựng, phát triển và sử dụng nhân lực của toàn ngành Thanh tra là yêu cầu cấp thiết.

Ba là, cải thiện chế độ, chính sách đối với những người làm công tác thanh tra.

Có thể nói, hiện nay chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ, công chức nói chung, những người làm công tác thanh tra trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói riêng quá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống. Tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, nên dẫn tới hiện trạng “chảy máu chất xám”. Điều này dễ khiến cán bộ công chức nảy sinh tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể... Do vậy, cần điều chỉnh chế độ lương, phụ cấp để cán bộ, công chức nói chung, những người làm công tác thanh tra trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói riêng yên tâm công tác, chuyên tâm thực thi công vụ.

Bốn là, thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra.

Cán bộ, công chức làm công tác thanh tra nghệ thuật biểu diễn phải động viên được quần chúng tham gia khi tiến hành thanh tra. Phải biết dựa vào quần chúng để thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết về đối tượng thanh tra, phục vụ cho công tác thanh tra được dân chủ, khách quan, trung thực và hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, cần thiết lập đường dây nóng để người dân kịp thời liên hệ, cung cấp thông tin, nhằm xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, góp phần giáo dục, định hướng về thẩm mỹ, lối sống của người xem, nhất là giới trẻ. Đây cũng là một trong những phương tiện biểu đạt truyền thống văn hóa, hình ảnh con người Việt Nam, góp phần tích cực trong việc giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ vào “sân chơi” chung toàn cầu, quá trình hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải nhiều thách thức, trở ngại. Sức ép về toàn cầu hóa văn hóa đang tạo áp lực mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, nghệ thuật của nước ta, tác động không nhỏ vào quá trình nhận thức và thị hiếu về nghệ thuật. Trước những diễn biến phức tạp xảy ra trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, mà cụ thể cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Tuy vậy, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Để công tác thanh tra trong lĩnh vực này đạt hiệu lực, hiệu quả thì cần phải có nhiều giải pháp và “bước đi” phù hợp. Một trong những giải pháp quan trọng đó là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật - cần xây dựng Luật về nghệ thuật biểu diễn. Vì quản lý bằng các văn bản dưới luật như hiện nay đã không những không đáp ứng được tình hình thực tế mà còn thiếu hẳn tính chiến lược lâu dài./.

Ths. Hoàng Thị Quỳnh Mai

Học viện Hành chính Quốc gia

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Ứng dụng mô hình giảng dạy hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.

Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra

Không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

M. Phương (TH)

Dự thảo Luật Thanh tra 2025: Cải tiến quy trình, tăng cường trách nhiệm thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.

Dương Nguyễn

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hướng tới nền hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

BS

Bài học kinh nghiệm thực hiện dự án phục vụ giải đua F1 Hà Nội - Nhìn từ kết luận thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.

BS

Cơ sở pháp lý để hoạt động thanh tra ngày càng hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Việc chuẩn hóa trình tự, thủ tục và mẫu các văn bản sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các cuộc thanh tra, kết luận thanh tra sẽ khắc phục được việc ban hành chậm và quá trình thanh tra người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định phải thực hiện nghiêm các quy định, từ đó đưa hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả

ThS. Lê Ngọc Thiều Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra Trường Cán bộ Thanh tra

Sứ mệnh thanh tra qua xử lý sau thanh tra (tiếp theo và hết)

(ThanhtraVietNam) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, nhận thức sâu sắc chủ trương của Trung ương Đảng về việc cần thiết phải giải quyết các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong cơ chế, lãnh đạo Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra đã chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa hoạt động xử lý sau thanh tra mang lại hiệu quả thiết thực.

Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ

Sứ mệnh thanh tra qua xử lý sau thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Hoạt động thanh tra khó có thể đảm bảo đủ các nguyên tắc “tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác” nếu thiếu vắng công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.

Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ

Khi tài nguyên chiến lược "đất hiếm" bị đối xử như hàng chợ đen

(ThanhtraVietNam) - Đất hiếm là loại khoáng sản có giá trị chiến lược, được ví như "vàng trắng" trong công nghệ cao, từ sản xuất xe điện, điện thoại thông minh đến vũ khí quân sự. Nhưng ở Việt Nam, tài nguyên quý giá này không được bảo vệ như một kho báu quốc gia mà lại bị buôn bán như một món hàng chợ đen, tuồn lậu qua biên giới với những chiêu trò hết sức tinh vi.

Lan Anh

Khi “con dấu” biết… kiếm tiền

(ThanhtraVietNam) - Nếu có một thứ có thể biến giấy trắng thành vàng, thì đó chính là con dấu. Và trong vụ án vừa bị Công an TP. Hà Nội phanh phui, con dấu đã thực sự trở thành một “cỗ máy in tiền” cho một nhóm cán bộ tại Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội.

Lan Anh

Xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn hiện đang là khâu yếu nhất (tiếp theo và hết)

(ThanhtraVietNam) - Ngoài bốn nội dung bất cập trong xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn đã phân tích ở bài trước còn có ba nội dung khác cũng là rào cản của công tác kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam.

K. Dung (tổng hợp)

Xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn hiện là khâu yếu nhất

(ThanhtraVietNam) - Theo TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, trong nội hàm pháp lý và thực tiễn về kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam, vấn đề xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn hiện đang là khâu yếu nhất.

K. Dung (tổng hợp)

Xem thêm