Thứ tư, 22/01/2025 - 11:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Ngoài bốn nội dung bất cập trong xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn đã phân tích ở bài trước còn có ba nội dung khác cũng là rào cản của công tác kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra. Ảnh: K. Dung
Thiếu cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của toàn xã hội.
TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, chúng ta đang thiếu cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập (KSTSTN) của toàn xã hội.
Hiện nay, chúng ta mới chỉ tập trung KSTSTN của người có chức vụ quyền hạn trong khu vực công mà chưa có nhiều công cụ KSTSTN của toàn xã hội. Các quy định hiện nay cũng chỉ buộc người kê khai phải kê khai TSTN của bản thân, của vợ (hoặc chồng mình) và con chưa thành niên.
Đây sẽ có một lỗ hồng rất lớn cho sự không trung thực cũng như tạo ra rào cản mà cơ quan tiến hành xác minh không thể vượt qua được: Đó là việc tài sản của người kê khai mang tên người không có nghĩa vụ kê khai, ví dụ một ngôi nhà, một miếng đất mang tên của con người kê khai đã thành niên hoặc thậm chí là một người họ hàng thân quen nào đó của người kê khai.
Những người này không thuộc đối tượng KSTSTN nên cơ quan tiến hành xác minh không có bất cứ quyền hạn gì đối với những người này. Tương tự như vậy là những tài sản (tiền, vàng, kim cương, cây cảnh...) mà người phải kê khai nhờ người khác cất giữ, cơ quan tiến hành xác minh cũng không có cách nào “động” đến được.
Những trường hợp nêu trên chỉ có thể được làm rõ khi những tài sản đó được coi là liên quan đến các vụ án hình sự và phải được tiến hành bởi cơ quan tố tụng hình sự. Đây là vấn đề rất lớn và có thể coi là khó khăn chính của công cuộc KSTSTN.
Giải quyết vấn đề này cần các giải pháp đột phá, đồng bộ, từ việc tăng cường kiểm soát thu nhập bằng công cụ thuế, việc bắt buộc thanh toán qua tài khoản đối với các giao dịch, đến việc kiểm soát chi tiêu tiền mặt, bắt buộc đăng ký tài sản, chuyển tên chính chủ..., đặc biệt là việc tăng cường các biện pháp chống rửa tiền...
TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra chia sẻ quan điểm tại Hội thảo đánh giá công tác PCTN tại Việt Nam theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, ngày 06/12/2024. Ảnh: K. Dung
Thiếu đồng bộ giữa các quy định
Công tác KSTSTN nói chung và xác minh TSTN nói riêng tại nước ta đang được thực hiện đồng thời theo hai cơ chế: Quy định của pháp luật và quy định của Đảng theo phân cấp quản lý cán bộ trong khi tuyệt đại đa số đối tượng phải kê khai TSTN là đảng viên - dẫn đến sự thiếu đồng bộ giữa các quy định.
Trên thực tế thì Quy chế 56 (theo Quyết định số 56-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập) không chỉ là quy chế “phối hợp” mà còn xác định lại đối tượng và cơ quan KSTSTN do cấp ủy quản lý với số lượng khá đông đảo.
Việc xác minh TSTN cũng không thực hiện hoàn toàn như quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 mà nó được kết hợp với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Các quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong KSTSTN có thể gây ra khó khăn cho quá trình thực hiên KSTSTN đối với đảng viên. Quy định hiện hành cũng chưa xác lập cơ chế cụ thể KSTSTN đối với đảng viên là cán bộ có chức vụ, quyền hạn ở các cấp.
Hiện nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang tham mưu Bộ Chính trị xây dựng, quy định về "Cơ chế KSTSTN đối với đảng viên là cán bộ thuộc diên Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, đây có thể là căn cứ để cơ quan KSTSTN thực hiện KSTSTN đối với đối tượng thuộc diên cấp ủy quản lý.
Quy chế 56 quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan kiểm soát TSTN là ủy ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên tỏ ra chưa phù hợp với thực tế. Do vậy, phương pháp, cách thức tiến hành xác minh TSTN giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thống nhất.
TS. Nguyễn Quốc Văn nhận định, hiện nay, việc tổ chức xác minh, kết luận về TSTN của các đối tượng thuộc quyền quản lý của các cấp ủy Đảng ở Trung ương và địa phương chưa được quy định rõ, thống nhất nhằm bảo đảm tính thực tế - khả thi, khách quan, minh bạch, trách nhiệm giải trình, phòng, chống xung đột lợi ích và phục vụ được đồng thời sự giám sát, kiểm soát của Nhà nước và Nhân dân đối với việc thực hiện các quyền về tài sản của nhóm đối tượng hết sức quan trọng này.
Do đó, việc nghiên cứu nhất thể hóa và minh định về KSTSTN trong các văn bản pháp luật nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức và hành động trên thực tế là hết sức cần thiết, phù với nguyên tắc hiến định “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Thiếu hạ tầng, nguồn lực thực hiện xác minh TSTN
Hiện nay, ở nước ta chưa có mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách KSTSTN. Các cơ quan KSTSTN cơ bản đang sử dụng cán bộ kiêm nhiệm (do không được bổ sung biên chế), thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ KSTSTN, đặc biệt là nghiệp vụ xác minh TSTN.
Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về KSTSTN và ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu từ các cơ quan đặc thù trong việc kê khai, kiểm soát kê khai TSTN còn chậm, các dữ liệu, thông tin về bản kê khai TSTN còn rời rạc, manh mún, chưa có tính hệ thống.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và nguồn kinh phí cho hoạt động này còn hạn chế...
Để giải quyết tồn tại cần đẩy nhanh thực hiện đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về KSTSTN; xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với Ban Tổ chức Trung ương về KSTSTN; tăng cường ứng dụng công nghệ; bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn lực (nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ...).
Thiết lập, vận hành hệ thống KSTSTN toàn xã hội bằng hệ thống kết nối các công cụ thuế, quản lý tài sản, quản lý, giám sát các khoản chí lớn, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, vận hành phần mềm giám sát, cảnh báo, phát hiện./.
K. Dung (tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
23°C
23°C - 27°C
CN
23°C - 27°C
T2
22°C - 26°C
T3
22°C - 29°C
T4
25°C - 32°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Đổi mới hoạt động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, ngành Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh. (TP.HCM), Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.
Hữu Anh - Thanh Thủy
(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.
Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 334 triển khai thực hiện Quy định số 131 ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Khanh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương về dự thảo Luật Thanh tra (viết tắt là dự thảo Luật) thay thế Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả xin tham gia một số ý kiến như sau:
Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
BS
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.
BS