Tất cả chuyên mục

Những mốc son lịch sử

Thứ hai, 02/09/2013 - 07:12 (GMT+7)

68 năm qua, kể từ ngày Bác Hồ kính yêu đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trong đó có 30 năm kháng chiến, lại phải mất nhiều năm hàn gắn vết thương chiến tranh, nhưng kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào với những mốc son đã đi vào lịch sử.

Diệt giặc đói

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hầu hết ruộng đất ở Việt Nam đều nằm trong tay địa chủ, thực dân. Hệ thống đê được hình thành trong lịch sử, nhưng do không được thường xuyên tu bổ, nên cứ cách vài ba năm lại vỡ đê một lần, người dân thường xuyên bị đói. Đặc biệt trong năm 1945, nạn đói hoành hành làm gần 2 triệu người Việt Nam bị chết.

Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ Cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời diễn ra sau một ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập (ngày 3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó “chống giặc đói” được Hồ Chủ tịch đặt lên hàng đầu.

Khai thác dầu khí niềm tự hào công nghiệp Việt Nam

Để tiêu diệt tận gốc “giặc đói”, biện pháp cơ bản lâu dài là phát triển sản xuất. Nhưng trong khi chờ đợi kết quả của sản xuất, để khẩn cấp cứu đói cho dân, trên cơ sở phát huy truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân với tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” tự nguyện thực hành tiết kiệm, xây dựng các “hũ gạo cứu đói” giúp đỡ những gia đình thiếu ăn trầm trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã phát động phong trào “tăng gia sản xuất”. Chính phủ ban hành nhiều chính sách khuyến nông… Nhờ đó, chỉ sau một thời gian ngắn, giặc đói đã bị đánh lui. Đây thực sự là một kỳ tích của chính quyền cách mạng.

“Tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc”

Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954), Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, 810.000ha đất nông nghiệp của địa chủ được tịch thu và chia cho nông dân nghèo. Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), diện tích gieo trồng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20% so với năm 1939 (là mức cao nhất dưới thời Pháp thống trị).

Đến năm 1965, có 88,8% số hộ nông dân vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Nhiều khu công nghiệp phát triển và hình thành ở Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Hồng Quảng…

Đến năm 1964, miền Bắc hoàn thành những mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1961-1965). Đánh giá những chuyển biến của miền Bắc, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (27-3-1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới".

Đổi mới và hội nhập kinh tế

Sau ngày thống nhất đất nước (năm 1975), Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế. Song, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả của chiến tranh nặng nề, cùng với những hạn chế trong việc tận dụng thời cơ, hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp và những vấp váp sai lầm trong các chính sách kinh tế, nên từ năm 1976 đến 1985, thu nhập quốc dân tăng rất thấp, có năm còn bị giảm.

Đứng trước tình hình trên, Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới, phát triển sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới và mở cửa đã tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao. Bình quân giai đoạn 1986-2005 đạt 6,76%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1977-1985. GDP năm 2005 gấp khoảng 14 lần năm 1955, gấp hơn 3,7 lần năm 1985 và gấp gần 3 lần năm 1990. Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

Tái cơ cấu kinh tế

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng lại đứng trước nguy cơ phát triển thiếu bền vững do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những yếu kém, lạc hậu của cơ cấu kinh tế, về phân bố nguồn lực…

Trước thực trạng nói trên, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, trong đó nhấn mạnh: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược". Tại Hội nghị lần thứ ba (tháng 10-2011), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất là tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

Sau gần hai năm triển khai tái cấu trúc, kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu đáng mừng. Đặc biệt là trong 8 tháng đầu năm 2013, lạm phát đã được kiềm chế; lãi suất giảm; tăng trưởng tín dụng có chuyển biến tốt; khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từng bước được tháo gỡ; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục có những bước cải thiện; nông nghiệp tuy chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ nhưng vẫn được duy trì tương đối ổn định; lĩnh vực dịch vụ phát triển khá; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra; tỷ lệ nhập siêu thấp; giải ngân vốn ODA đạt khá, vốn FDI đăng ký và thực hiện cao hơn cùng kỳ...

Những kết quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu kinh tế đã cho chúng ta niềm tin, vững bước trên con đường đã chọn.

Theo QĐND

dotuanh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Huyện Nam Đàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

K. Dung

Cần chú ý đến yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đại biểu và đảm bảo tính công bằng, minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lan Anh

Sửa đổi, bổ sung quy định về vận hành hồ chứa trong các tình huống bất thường, khẩn cấp về thiên tai

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

M. Phương

Chính phủ hỗ trợ Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn gần 700 tấn gạo

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.

M. Phương

Linh hoạt và quyết đoán trong giải quyết các vấn đề cấp bách

(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát thẩm tra và trình bày trong Báo cáo số 440/BC-UBDNGS15 ngày 6/5/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bầu cử tại Việt Nam và thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề cấp bách.

Lan Anh

Đảm bảo nguồn ngân sách chi trả chính sách cán bộ trong sắp xếp bộ máy

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung đảm bảo nguồn lực tài chính, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước.

TH

Vận động, thuyết phục hiệu quả, nhiều công dân có đơn thư trở về địa phương

(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/5/2025, Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát đã công bố báo cáo chi tiết về tình hình công dân lưu trú trên địa bàn liên quan đến hoạt động khiếu kiện. Báo cáo ghi nhận những nỗ lực trong công tác tiếp dân và vận động, góp phần duy trì trật tự và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.

Lan Anh

Điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Gia Bình

(ThanhtraVietNam) -Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình, các ý kiến cũng thống nhất với đề xuất chuyển từ đầu tư công sang hợp tác công tư; các cơ quan lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí

T.H

Tích cực kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời vướng mắc phát sinh khi thực hiện dự án

(ThanhtraVietNam) - Về kinh nghiệm thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng cho rằng các đồng chí lãnh đạo phải hoạt động tích cực, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, "lao tâm khổ tứ" như với công việc của chính mình.

T.H

Để Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị sớm đi vào thực tiễn

(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ yêu hoàn thiện trình cấp thẩm quyền để trình Quốc ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân ngay tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch hành động của Chính phủ, tập trung ưu tiên những nội dung cần thiết, quan trọng cấp bách.

PV

Cam kết an sinh xã hội và đoàn kết dân tộc

(ThanhtraVietNam) - Quyết định 54/QĐ-BCĐ và Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, khẳng định mục tiêu hoàn thành cơ bản chương trình trước 31/10/2025.

Lan Anh

Chính phủ ban hành Nghị định thay đổi quy định điều kiện, thủ tục mở sân bay chuyên dùng

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam và Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.

H.T

Xem thêm