Tất cả chuyên mục

Phòng, chống tiêu cực trong tố tụng hình sự của Công an nhân dân

Thứ năm, 20/07/2023 - 14:18 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Công tác phòng, chống tiêu cực trong lực lượng Công an nhân dân (CAND) luôn được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng hình sự của CAND ở một số nơi, một số thời điểm đã xuất hiện dấu hiệu tiêu cực. Để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả của hoạt động này rất cần những nghiên cứu chuyên sâu để đề ra những giải pháp phù hợp.

Thời gian qua, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện công tác tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã nhấn mạnh vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Hoạt động tố tụng hình sự của lực lượng CAND đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, chất lượng công tác tố tụng hình sự từng bước được nâng cao.

Lực lượng CAND đã phối hợp với các ngành chức năng cải tiến và từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công tác phòng, chống tiêu cực trong lực lượng CAND được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn chú trọng, thường xuyên quan tâm.

Cụ thể, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung trong đó có phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp; nhiều vụ việc tiêu cực đã được phát hiện kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng tích cực trong việc đề cao tinh thần trách nhiệm trong chấp hành pháp luật, răn đe, giáo dục chung.

Tuy nhiên, tình hình tiêu cực trong hoạt động tố tụng hình sự của CAND vẫn còn diễn biến phức tạp, xảy ra ở các cấp, các lĩnh vực; tiêu cực có nơi, có lúc nghiêm trọng, bức xúc, chậm được phát hiện xử lý làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân đối với lực lượng.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Cải cách Trung ương, để chủ động, tích cực phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tố tụng hình sự của CAND nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tội phạm; nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ Công an hoạt động trong lĩnh vực tố tụng hình sự, góp phần tiến tới xây dựng nền tư pháp Việt Nam công khai, minh bạch theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, việc tăng cường công tác phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tố tụng hình sự của lực lượng CAND là rất quan trọng và cần thiết.

Bên cạnh những mặt tích cực trong hoạt động tố tụng hình sự, còn có những biểu hiệu vi phạm pháp luật, quy trình, quy chế công tác, lợi dụng kẽ hở trong các quy định của pháp luật, quy trình, quy chế công tác có dấu hiệu vì động cơ vụ lợi, nhưng chưa đủ cơ sở kết luận có tiêu cực.

Công an tiếp nhận khiếu nại của người dân. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an

Việc đánh giá phương thức, thủ đoạn, tính chất những biểu hiện này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa tiêu cực.

Qua tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, có thể chỉ ra một số biểu hiện như:

(1) Vi phạm quy trình, quy định thời hạn trong xử lý tin báo, tố giác tội phạm.

(2) Trong quá trình điều tra vụ án, Điều tra viên, cán bộ điều tra đã vi phạm nguyên tắc công tác của Ngành. Biểu hiện chủ yếu là tiếp xúc trái quy định với đối tượng trong vụ án; có dấu hiệu mớm cung hướng cho bị can khai để hưởng tình tiết giảm nhẹ hoặc giúp cho bị can được tại ngoại. Tự ý cung cấp thông tin, làm lộ công việc đang điều tra cho người không có trách nhiệm.

(3) Vi phạm nguyên tắc, quy trình quản lý, thu giữ, niêm phong tiền, vật chứng.

(4) Vi phạm thời hạn điều tra, điều tra bổ sung: Không áp dụng biện pháp ngăn chặn để đối tượng bỏ trốn; tự ý thay đổi biện pháp ngăn chặn, sai quy trình tố tụng; vi phạm những việc Điều tra viên không được làm.

Những vi phạm trên có thể bắt nguồn từ cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Thứ nhất, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến tư tưởng cán bộ, chiến sĩ hoạt động tư pháp làm xuất hiện lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, trong khi đó chế độ chính sách, tiền lương đối với lực lượng Công an nói chung, cán bộ tư pháp trong lực lượng Công an nói riêng tuy đã được cải thiện và đổi mới theo hướng được cải thiện và đổi mới theo hướng được quan tâm hơn, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống thực tế của cán bộ, nhất là đối với cán bộ, chiến sĩ trẻ, có cấp hàm thấp, nên khi có điều kiện dễ phát sinh tiêu cực.

Thứ hai, hệ thống pháp luật và các quy định của Bộ Công an về cơ bản đã đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn nhiều kẽ hở để cán bộ lợi dụng thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng nhất là vi phạm các quy định về giải quyết tin báo, tố giác tội phạm để tiêu cực. Nhiều vấn đề quy định và giải thích chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng “cố ý nhầm lẫn” giữa hình sự với dân sự, hành chính, tranh chấp hợp đồng kinh tế; các quy định pháp luật về: Hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế… thường xuyên thay đổi, bổ sung, trong khi đó việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế, thiếu giải thích, hướng dẫn cụ thể, vừa khó khăn trong thực hiện vừa tạo kẽ hở để cán bộ tiêu cực và khó cá thể hóa trách nhiệm, kết luận hành vi sai trái của cán bộ thừa hành pháp luật.

Thứ ba, môi trường, điều kiện làm việc của người có chức danh tư pháp và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, bổ trợ tư pháp thường dễ có điều kiện phát sinh tiêu cực, nhất là môi trường tương đối độc lập của Điều tra viên và Giám định viên; bên cạnh đó người vi phạm pháp luật và người thân của họ thường tìm mọi cách tác động để đạt được mục đích có lợi cho mình và người thân.

Thứ tư, mối quan hệ quen thuộc, quan hệ gia đình, sự tác động của người có chức vụ, quyền hạn đã tác động không nhỏ tới cán bộ điều tra khi thực thi nhiệm vụ. Tình hình tội phạm trong thời gian qua, có những diễn biến hết sức phức tạp với nhiều âm mưu, phương thức mới, có nhiều thủ đoạn tinh vi để lôi kéo, mua chuộc cán bộ, thậm chí đe dọa cán bộ điều tra buộc cán bộ điều tra phải lựa chọn tiêu cực.

Từ những phân tích và nhận định trên, tác giả để xuất một số gợi ý có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để trở thành giải pháp như sau:

Một là, cần bảo đảm tính minh bạch của quá trình tố tụng và đặc biệt là tính khách quan, vô tư của người tiến hành tố tụng hình sự. Kinh nghiệm của các nước cho thấy một trong những biện pháp hữu hiệu để đạt mục tiêu này là khẳng định đề cao vai trò của luật sư trong tất cả giai đoạn tố tụng.

Luật sư phải được thừa nhận là người bảo vệ đối với người bị tình nghi phạm tội trước các nỗ lực cáo buộc chống lại người này và phải được tạo điều kiện thể hiện vai trò của mình ngay từ đầu, từ lúc thân chủ của mình chính thức bị đặt vào diện tình nghi và chịu sự áp dụng của các biện pháp tố tụng hình sự.

Ở các nước, người được thẩm vấn trong khuôn khổ hoạt động tố tụng hình sự có quyền yêu cầu mời luật sư hỗ trợ và cuộc thẩm vấn chỉ được tiến hành một khi có mặt của luật sư bên cạnh thân chủ. Sự hiện diện của luật sư khiến không gian giao tiếp giữa nghi can và đại diện công lực trong quá trình tố tụng không còn bị khép kín.

Điều này được cho là có tác dụng tích cực trong việc ngăn chặn các biện pháp tác nghiệp trái pháp luật của người trong cuộc và dẫn đến tiêu cực trong hoạt động tố tụng hình sự.

Hai là, đề xuất bắt buộc ghi âm và ghi hình trong khi hỏi cung bị can (tài liệu này có thể được sử dụng trong một số trường hợp cần thiết). Nhưng nếu quy định thì nên kết hợp cả ghi âm và ghi hình. Đây là một xu hướng hiện đại, tiến bộ, cần phải triển khai. Quy định thiết thực này nhằm chống tiêu cực trong hoạt động tố tụng hình sự.

Ba là, về căn cứ và thời hạn tạm giam: Đề xuất chỉ áp dụng tạm giam khi có căn cứ xác định nghi can đó cản trở điều tra, truy tố, xét xử; tiếp tục phạm tội; bỏ trốn hoặc không có nơi cư trú rõ ràng nhằm khắc phục việc lạm dụng tạm giam. Cần phải được quy định chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tố tụng hình sự.

Bốn là, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, nhằm phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tố tụng hình sự.

Năm là, giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ hoạt động tố tụng hình sự trong lực lượng CAND. Đạo đức nghề nghiệp của người Công an không gì khác là lòng yêu ngành, yêu nghề, hết lòng phục vụ Nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, công minh - chính trực, chí công vô tư, không vì vụ lợi cá nhân. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên: Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng; đào tạo bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ hoạt động tố tụng hình sự một cách kỹ lưỡng, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật; đào tạo bồi dưỡng đạo đức cách mạng, phẩm chất tư cách cán bộ hoạt hoạt động tố tụng hình sự trong lực lượng CAND.

Sáu là, tăng cường vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của Cấp ủy Đảng và Thủ trưởng các cấp; chú trọng công tác khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ làm công tác trong lĩnh vực tố tụng hình sự; quan tâm đến chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác trong lĩnh vực tố tụng hình sự…/.

Đỗ Anh Tuấn - Thanh tra Bộ Công an

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Ứng dụng mô hình giảng dạy hiện đại trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.

Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra

Không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

M. Phương (TH)

Dự thảo Luật Thanh tra 2025: Cải tiến quy trình, tăng cường trách nhiệm thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.

Dương Nguyễn

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hướng tới nền hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ

(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

BS

Bài học kinh nghiệm thực hiện dự án phục vụ giải đua F1 Hà Nội - Nhìn từ kết luận thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.

BS

Cơ sở pháp lý để hoạt động thanh tra ngày càng hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Việc chuẩn hóa trình tự, thủ tục và mẫu các văn bản sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các cuộc thanh tra, kết luận thanh tra sẽ khắc phục được việc ban hành chậm và quá trình thanh tra người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định phải thực hiện nghiêm các quy định, từ đó đưa hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả

ThS. Lê Ngọc Thiều Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra Trường Cán bộ Thanh tra

Sứ mệnh thanh tra qua xử lý sau thanh tra (tiếp theo và hết)

(ThanhtraVietNam) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, nhận thức sâu sắc chủ trương của Trung ương Đảng về việc cần thiết phải giải quyết các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong cơ chế, lãnh đạo Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra đã chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa hoạt động xử lý sau thanh tra mang lại hiệu quả thiết thực.

Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ

Sứ mệnh thanh tra qua xử lý sau thanh tra

(ThanhtraVietNam) - Hoạt động thanh tra khó có thể đảm bảo đủ các nguyên tắc “tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác” nếu thiếu vắng công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.

Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ

Khi tài nguyên chiến lược "đất hiếm" bị đối xử như hàng chợ đen

(ThanhtraVietNam) - Đất hiếm là loại khoáng sản có giá trị chiến lược, được ví như "vàng trắng" trong công nghệ cao, từ sản xuất xe điện, điện thoại thông minh đến vũ khí quân sự. Nhưng ở Việt Nam, tài nguyên quý giá này không được bảo vệ như một kho báu quốc gia mà lại bị buôn bán như một món hàng chợ đen, tuồn lậu qua biên giới với những chiêu trò hết sức tinh vi.

Lan Anh

Khi “con dấu” biết… kiếm tiền

(ThanhtraVietNam) - Nếu có một thứ có thể biến giấy trắng thành vàng, thì đó chính là con dấu. Và trong vụ án vừa bị Công an TP. Hà Nội phanh phui, con dấu đã thực sự trở thành một “cỗ máy in tiền” cho một nhóm cán bộ tại Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội.

Lan Anh

Xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn hiện đang là khâu yếu nhất (tiếp theo và hết)

(ThanhtraVietNam) - Ngoài bốn nội dung bất cập trong xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn đã phân tích ở bài trước còn có ba nội dung khác cũng là rào cản của công tác kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam.

K. Dung (tổng hợp)

Xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn hiện là khâu yếu nhất

(ThanhtraVietNam) - Theo TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, trong nội hàm pháp lý và thực tiễn về kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam, vấn đề xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn hiện đang là khâu yếu nhất.

K. Dung (tổng hợp)

Xem thêm