Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

Thứ sáu, 08/03/2019 07:11
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan làm dấy lên quan ngại về chiến tranh hạt nhân. Bài học Chiến tranh Lạnh cho thấy, điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

Hôm 26/2/2019, các máy bay chiến đấu của Ấn Độ tấn công một trại huấn luyện khủng bố của nhóm Jaish-e-Mohammed (JeM) đóng trên lãnh thổ Pakistan, ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa. Cuộc tấn công này là đòn trả đũa cho một vụ đánh bom tự sát trước đó ở vùng Kashmir (khu vực Ấn Độ kiểm soát) hôm 14/2 khiến hơn 40 cảnh sát bán quân sự của Ấn Độ thiệt mạng.

Dấu hiệu bất thường trong đụng độ

Cuộc không kích đó là trường hợp đầu tiên kể từ Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971 một trong hai quốc gia này sử dụng sức mạnh không quân để chống lại nước kia. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã thực hiện các cuộc không kích vào một quốc gia khác cũng sở hữu vũ khí hạt nhân.

leftcenterrightdel
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra. Ảnh: AFP. 

Việc triển khai máy bay để chống lại một quốc gia khác cho thấy cấp độ thù địch đã vượt xa các đụng độ ở biên giới. Năng lực của một quốc gia trong việc tung ra những phi cơ công nghệ cao thường được xem là một chỉ dấu về công nghệ hiện đại, khiến cho sức mạnh không quân nước đó trở thành một biểu tượng mạnh mẽ cho lòng tự hào dân tộc.

Cần lưu ý thêm rằng các máy bay phản lực Mirage 2000 do Không quân Ấn Độ sử dụng trong đợt không kích này cùng là loại máy bay dùng để mang và sử dụng một số loại vũ khí hạt nhân của Ấn Độ. Khi một đất nước sẵn lòng thực hiện một cuộc tấn công bằng những phi cơ và trái bom trị giá hàng chục triệu USD thì điều này có khả năng kích động một cuộc leo thang căng thẳng nghiêm trọng có thể vượt ra ngoài vòng kiểm soát.

Thực tế trong vụ này, Pakistan đã phản ứng lại cuộc không kích của Ấn Độ bằng các đợt pháo kích và những cuộc không kích của riêng mình. Cả hai bên đều mất máy bay trong các cuộc đụng độ này, trong đó phía Pakistan tuyên bố đã bắn rơi 2 máy bay phản lực của Ấn Độ, bắt giữ một phi công Ấn Độ, còn phía Ấn Độ tuyên bố đã bắn hạ một phi cơ Pakistan.

Rất may là phía Pakistan sau đó đã trao trả viên phi công Ấn Độ cho phía Ấn Độ, một cử chỉ  thiện chí giúp hạ nhiệt căng thẳng. Tuy nhiên tình hình hoàn toàn đã có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Kho vũ khí tử thần, cả cấp chiến lược lẫn chiến thuật

Ấn Độ và Pakistan sở hữu hai trong các kho vũ khí hạt nhân mở rộng nhanh nhất trên thế giới. Hans Kristensen thuộc Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ ước tính rằng Ấn Độ có trong tay khoảng 140 vũ khí hạt nhân còn Pakistan sở hữu khoảng 150 vũ khí hạt nhân.

Đặc biệt quan ngại là việc Pakistan đang gia tăng các vũ khí hạt nhân nhỏ hơn, ở cấp chiến thuật. Theo Kristensen, các vũ khí hạt nhân chiến thuật này là một phần trong nỗ lực “tạo ra mối răn đe toàn phổ được thiết kế không chỉ để phản ứng lại các cuộc tấn công hạt nhân mà còn để ngăn chặn một cuộc xâm lấn quy ước của quân Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan”.

Điều này thực sự đáng lo ngại. Bản thân việc sở hữu vũ khí hạt nhân loại có thể đem dùng chống lại lực lượng quy ước đã là một mối đe dọa làm giảm ngưỡng sử dụng các vũ khí này trong xung đột.

Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói như thế này: “Chúng tôi đặc biệt quan ngại về việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật được thiết kế để sử dụng trên chiến trường. Chúng tôi tin rằng các hệ thống đó làm tăng khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân trong khu vực”.

Các mối đe dọa này không chỉ đơn thuần là dọa nạt. Mới đây một tướng Pakistanhồi hưu nói với các đồng nghiệp của mình rằng để răn đe Ấn Độ, “phản ứng của chúng ta nên là leo thang và đẩy giới hạn thù địch tới mức độ có thể xảy ra chiến tranh hạt nhân”.


Theo VOV

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra