Tất cả chuyên mục

Sẽ góp phần tăng nguồn cung nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân

Thứ năm, 21/11/2024 - 11:06 (GMT+7)

Sáng 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Bảo đảm công bằng, tránh phát sinh cơ chế xin - cho

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tăng thêm điều kiện tiếp cận đất đai cho phát triển nhà ở thương mại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn cung cấp của nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đặc biệt, nội dung của dự thảo Nghị quyết đã thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Tại khoản 1, Điều 1 của dự thảo Nghị quyết quy định, việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ tiến hành trên phạm vi toàn quốc.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tán thành với quy định này, ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, phạm vi thực hiện trên toàn quốc là phù hợp vì sẽ bảo đảm tính công bằng cho tất cả các tỉnh, thành phố có nhu cầu phát triển nhà ở thương mại, tránh phát sinh cơ chế xin - cho.

Nhưng, đại biểu cũng nhận thấy, tại khoản 4, Điều 1 của dự thảo Nghị quyết quy định “tổ chức kinh doanh bất động sản thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định tại Nghị quyết này và quy định của pháp luật về đất đai” là rất khó thực hiện, bởi khi thực hiện theo quy định luật đất đai thì phải tiến hành đấu thầu hoặc đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, việc thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất chỉ trong một trường hợp duy nhất là trên đất ở.

Do vậy, các ĐBQH cơ bản đánh giá cao việc dự thảo Nghị quyết mở rộng áp dụng với ba trường hợp là với đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải đất ở; đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.

Đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nhưng, với dự án nhà ở thương mại thực hiện thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) đề nghị, phải có quy định chặt chẽ hơn để bảo đảm an ninh lương thực, duy trì diện tích đất lúa ở mức 3,5 triệu ha đến năm 2030.

Tuy nhiên, các ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai), Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)... cho rằng, với quy định về tiêu chí lựa chọn dự án thực hiện thí điểm và về trình tự, thủ tục thực hiện những dự án này tại Điều 3, Điều 4 của dự thảo Nghị quyết, thì chắc chắn sẽ không xảy ra tình trạng lấy đất lúa, đất nông nghiệp tràn lan để thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, cách thiết kế của dự thảo Nghị quyết khá hợp lý khi xác định triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc nhưng phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện được quy định cứng tại Nghị quyết. Và, với quy định tại Điều 3 yêu cầu “phải gắn với quy hoạch đô thị” thì chắc chắn dự án nhà ở thương mại chỉ có thể thực hiện ở khu vực đô thị, đại biểu lưu ý.

Đất có nguồn gốc từ đất quốc phòng, đất an ninh có phải lấy ý kiến?

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) nhận thấy, tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định, đối với diện tích đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thì ưu tiên giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện dự án nhà ở thương mại để bán cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật và không phải thực hiện sắp xếp, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cho rằng việc dự thảo Nghị quyết không giới hạn điều kiện với những dự án nêu trên là quá rộng, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức đánh giá, khảo sát nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở nói chung và nhu cầu sử dụng nhà ở thương mại nói riêng trong lực lượng quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để tham mưu Chính phủ trình Quốc hội quy định hợp lý, bảo đảm việc sử dụng đất hợp lý, phù hợp với nhu cầu và hiệu quả trên thực tế.

Cùng về nội dung này, đại biểu Trần Văn Tiến nhận thấy, tại khoản 3, Điều 3 quy định “đối với diện tích đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thì ưu tiên giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện dự án nhà ở thương mại”. Đại biểu cho rằng, cần bổ sung điều kiện khi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có nhu cầu về phát triển nhà ở thương mại thì được ưu tiên thực hiện.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tại khoản 2 Điều 4, dự thảo Nghị quyết quy định “Đối với trường hợp khu đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua hình thức nhận quyền sử dụng đất có diện tích đất có nguồn gốc từ đất quốc phòng, đất an ninh để thực hiện dự án nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để phát triển nhà ở đã được phê duyệt thì phải có văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an".

Với quy định này, đại biểu lưu ý, trên thực tế có những khu vực, diện tích đất trước đây có nguồn gốc từ đất quốc phòng, an ninh, nhưng qua quá trình thực hiện, thay đổi quy hoạch hoặc trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực hoặc diện tích đất này hiện nay đã được quy hoạch vào mục đích khác, không phải là đất quốc phòng - an ninh (thậm chí đã được giao để sử dụng vào mục đích khác).

Vậy quy định như dự thảo là “có diện tích đất có nguồn gốc từ đất quốc phòng, đất an ninh” phải có văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an liệu có phù hợp không? - đại biểu Nguyễn Minh Tâm đặt câu hỏi và đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc quy định.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo daibieunhandan.vn

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực

(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.

PV

Huy động tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.

Hoàng Minh (t/h)

Xây dựng khung pháp lý cho đội ngũ nhà giáo

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Lan Anh

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế tư nhân toàn diện, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoàng Minh

Thanh Tra Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Lan Anh

Phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.

Lan Anh

Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Đột phá tháo gỡ dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lan Anh

Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…

Hoàng Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.

Thanh tra Chính phủ: Tăng cường kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, xử lý khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, đáp ứng kiến nghị của cử tri, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, củng cố niềm tin của nhân dân.

Lan Anh

600 tấn sữa giả - Lời cảnh tỉnh từ Luật sư về lằn ranh kinh doanh và tội phạm

(ThanhtraVietNam) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất 600 tấn sữa bột giả trị giá gần 500 tỷ đồng đã làm rúng động dư luận, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.

Lan Anh

Xem thêm