Con đường đi tới độc lập, tự do, hạnh phúc

Thứ năm, 15/09/2022 15:44
(ThanhtraVietNam) - Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Cách đây 100 năm, nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh khi đang ở thành phố Marsaile (Pháp), đã gửi cho Nguyễn Ái Quốc (lúc này đang hoạt động ở Paris, Pháp) một bức thư đề ngày 18-2-1922. Trong thư có đoạn: “Thân tôi tựa như chim lồng, cá chậu… Cảnh tôi như hoa sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, mà hơi tàn cũng phải gào cho hả, may ra có tỉnh giấc hồn mê”, và gửi hết kỳ vọng vào Nguyễn Ái Quốc - môt người “như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hành, lý thuyết tinh thông… không bao lâu nữa cái chủ nghĩa anh tôn thờ sẽ thâm căn cố đế trong đám dân tình, chí sĩ nước ta” (trích sách Bác Hồ với đất Quảng, NXB Chính trị Quốc gia,  2000). Đúng như dự báo của cụ Phan, chủ nghĩa xã hôi mà Nguyễn Ái Quốc tôn thờ, lựa chọn, vân dụng sau này đã rất phù hợp với đất nước và nhân dân Viêt Nam, giúp Viêt Nam từng bước câp đến bến bờ độc lâp, tự do, hạnh phúc.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nước Viêt Nam chìm trong đêm trường nô lê. Các bậc tiền nhân như vua quan nhà Nguyễn: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Trương Công Định, Phan Đình Phùng, anh hùng Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, chí sĩ Phan Bôi Châu, Phan Châu Trinh v.v. đã tiến hành nhiều con đường cứu nước khác nhau: vũ trang, bạo đông có, ôn hòa có, tự lực cánh sinh có, dựa vào nước ngoài có, nhưng điểm chung là đều thất bại và bị đàn áp. Sinh ra, lớn lên trong bối cảnh tối tăm gian khó ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xác định: "Cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng"[1]Do vậy vào tháng 6 năm 1911, người thanh niên ấy quyết lên tàu vượt biển vươn ra thế giới, sang châu Âu, đi tìm con đường cứu nước, cứu dân.

leftcenterrightdel

Chú thích ảnh: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc 

Từ năm 1911 - 1917, Nguyễn Tất Thành đã bôn ba đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, cuối năm 1917, Người trở lại nước Pháp, thâm nhập vào cuộc sống lao động, đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Pháp. Cũng trong năm này Cách mạng Tháng Mười Nga thành công làm rung chuyển hoàn cầu, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đảng xã hội chủ nghĩa của những người Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền từ tay giới chủ bóc lột để giao lại cho đông đảo quần chúng công nông nghèo khổ. Nhưng cuộc Cách mạng vĩ đại đó đã bị chủ nghĩa đế quốc ra sức bưng bít, xuyên tạc, cấm đoán thông tin.

Đến tháng 6-1919, Nguyễn Tất Thành lúc này lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước đang sinh sống ở Pháp gửi tới Hội nghị của các nước Đồng minh thắng trận sau Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất họp tại Véc-xây (Versailles) bản yêu sách 8 điểm đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam.

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo Nhân đạo của Pháp, Người vui mừng khôn xiết vì sau 9 năm bôn ba khắp thế giới, đã tìm được “cẩm nang” để giải phóng dân tộc, Người khẳng định“Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”, "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Từ đây,  Nguyễn Ái Quốc trở thành người Cộng sản. Đánh giá về giai đoạn hoạt động này, các sử gia tổng kết: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 - 1923) đã đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước: Kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa cộng sản.

Lại nói về Phan Châu Trinh - người phát động Phong trào Duy Tân với khẩu hiêu: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, thực hiên nâng cao dân trí, mở nhiều trường học, thư xã, thương hội, hội nghề nghiệp, mong muốn cải cách mọi măt từ văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị, kêu gọi xóa bỏ mê tín dị đoan và các tâm lý, tâp quán lạc hậu..., hoạt động công khai, bát bạo động, theo đường lối dân chủ, chủ trương "ỷ Pháp tự cường" (dựa vào Pháp để giàu mạnh). Theo các học giả, sử gia đánh giá, hoạt động của cụ Phan thực chất là hô hào cải lương mà không có thực lực, chẳng khác nào xin giặc chiếu cố, rủ lòng thương hại, nhưng đáp lại, thực dân Pháp đã không chấp nhận bất cứ một sự cải cách nào có lợi cho nhân dân Việt Nam mà còn phá hoại làm Phong trào buôc phải giải tán (năm 1908). Phan Châu Trinh đã đi nhiều nước, từng bị thực dân Pháp bắt giam hai lần, tham gia nhiều hoạt động đòi quyền lợi, đổi mới cho đất nước, cho nhân dân, nhưng không được đáp ứng, đồng thời chứng kiến nhiều cách thức cứu nước lần lượt đều thất bại và nhìn thấy ánh sáng của phong trào Công sản, do vây cuối đời tư tưởng của ông có sự thay đổi: “Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam”.[2]

Năm 1925, Phan Châu Trinh từ Pháp về nước, sức khỏe đã kém, được một thời gian thì trở bênh năng, đến đầu năm 1926 ông mất tại Sài Gòn. Cuốn sách Phan Châu Trinh thân thế và sự nghiệp (NXB Trẻ, 2002) thuật lại lời trăn trối cuối cùng của ông với Huỳnh Thúc Kháng: "Độc lập của dân tộc ta sau này sở cậy có Nguyễn Ái Quốc".

Quả vây, sau khi đã tìm được “cẩm nang cứu nước” là con đường cách mạng vô sản, đến năm 1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin, với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu chấm dứt thời kỳ bế tắc về đường lối, khủng hoảng về lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Từ năm 1930-1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước, đồng thời liên lạc, vân động, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân, tổ chức các nước trên thế giới đối với cách mạng Việt Nam.

Sau hơn 30 năm chủ yếu hoạt đông ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cách mạng cứu nước, tổ chức vân động, xây dựng lực lượng, chuẩn bị các điều kiên giành đôc lâp cho dân tôc. Đến năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh. Năm 1944, Người trở về nước, hoạt động tại Pác Bó, Cao Bằng, chỉ đạo thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tháng 8-1945 Hồ Chí Minh viết Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa gửi quốc dân, đồng bào và chỉ đạo Tổng khởi nghĩa các tỉnh thành trong cả nước, giành chính quyền cách mạng về tay nhân dân. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Gần đây, một số người do ảnh hưởng của các luận điệu chống phá của các đài báo phản đông, thù địch đã xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó chỉ là những tiếng kêu lạc lõng của những kẻ thất bại. Cả thế giới vẫn ngưỡng mộ, kính phục Hồ Chí Minh, ngay cả kẻ thù hoăc những người đã từng ở bên kia chiến tuyến.

Tiếp nối di sản của Bác, các thế hê người Việt Nam chân chính đã đấu tranh giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp tục đạt được những thành tựu vượt bâc. Do vậy: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”[3]./.

   


[1] trích “Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam (1921-1930)”, PGS.TS Phạm Xanh, NXB Chính trị Quốc gia, 2009.

[2] trích bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” Phan Châu Trinh viết năm 1925.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam,  Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Nguyễn Khánh Toàn

Chánh Thanh tra CATP Hải Phòng
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra