Tất cả chuyên mục

Đa dạng các hình thức vận động bầu cử hợp pháp

Chủ nhật, 17/04/2011 - 07:44 (GMT+7)

Ông Phạm Minh Tuyên, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Trung ương khẳng định, người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII có quyền vận động bầu cử theo nhiều hình thức, nhưng phải tuân theo những quy định của pháp luật.

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet).Theo thông báo của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngay sau khi kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ 3 ở Trung ương và các địa phương, người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ trực tiếp đi vận động bầu cử từ ngày 3/5 đến hết ngày 18/5.

Quá thời gian trên, người ứng cử có thể thực hiện các hình thức vận động bầu cử khác theo quy định của pháp luật đến hết ngày 20/5 theo hướng tạo điều kiện để những người ứng cử được tiếp xúc cử tri càng nhiều cuộc càng tốt.

Đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định tiếp xúc cử tri ít nhất là 10 cuộc. Đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ít nhất là 5 cuộc. Đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ít nhất là 3 cuộc.

- Thưa ông, có giới hạn nào khi người ứng cử tiến hành vận động bầu cử không?

Ông Phạm Minh Tuyên: Đợt vận động này là dịp để người ứng cử có điều kiện gần gũi với cử tri và cộng đồng dân cư. Thông qua đó, người dân thêm hiểu về người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII được giới thiệu về địa bàn mình và hiểu về năng lực bước đầu của họ.

Người ứng cử sẽ báo cáo với cử tri những suy nghĩ, trách nhiệm của mình khi bắt đầu có tên trong danh sách chính thức sau hội nghị hiệp thương lần 3 và đặc biệt là kế hoạch hành động nếu được trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Về hình thức vận động của người ứng cử, thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với cử tri, thứ hai là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và thứ ba là bằng một số loại hình khác.

Trường hợp người ứng cử tự lo đi tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử trong tình hình hiện nay thì vẫn có thể tiến hành nếu họ có điều kiện.

- Theo ông, làm thế nào để người ứng cử có thể tiếp xúc bình đẳng với cử tri để vận động bầu cử khi độ tuổi, vị trí công tác, chức năng nhiệm vụ của họ đang đảm nhiệm là khác nhau?

Ông Phạm Minh Tuyên: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có hướng dẫn cụ thể trong quá trình tiếp xúc cử tri vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, qua đó yêu cầu đảm bảo sự bình đẳng giữa các đại biểu có vị trí, chức vụ khác nhau.

Tôi khuyên người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII nên nỗ lực ở mức cao nhất khi tham gia vận động bầu cử khi truyền tải thông tin và đặc biệt là nêu chương trình hành động và trách nhiệm của mình nếu trúng cử.

Hãy chân thực trước cử tri, không nên hứa để được lòng cử tri lúc đó, về sau này lại không thực hiện lời hứa hoặc hứa những điều cao siêu, vượt quá khả năng thực hiện của mình nếu trúng cử.

- Khi vận động bầu cử, trong trường hợp có hai người cùng có mặt trong một cuộc tiếp xúc cử tri thì họ có được trao đổi "tay đôi" với nhau không?. Pháp luật có điều khoản nào quy định về điều này không?

Ông Phạm Minh Tuyên: Tôi nghĩ rằng dư luận thường tôn trọng suy nghĩ của mỗi người ứng cử đại biểu Quốc hội. Người ứng cử đăng đàn phát biểu trước cử tri là thực hiện quyền lợi của họ.

Còn chuyện khi vận động bầu cử trước cử tri theo hình thức "trao đi đổi lại" giữa hai người ứng cử theo hướng, tôi hơn anh hay anh hơn tôi thì luật pháp không cấm nhưng tôi quan tâm đến việc hành xử của người ứng cử trước cử tri như thế nào.

- Ông có thể cho biết tiêu chí về phân bổ địa bàn ứng cử đối với người ứng cử thế nào?

Ông Phạm Minh Tuyên: Theo Hội đồng bầu cử Trung ương, trong số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ bao gồm các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Về nguyên tắc chung, cơ bản phải đảm bảo số lượng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước được phân bổ đều về các địa phương và tại những địa bàn trọng điểm về kinh tế, quốc phòng, an ninh.

Các trường hợp khác thì được phân bổ ứng cử tại địa phương theo tính chất công việc và theo nguyện vọng đăng ký.

Bên cạnh đó, Hội đồng bầu cử Trung ương chủ trương không phân bổ người ứng cử về địa phương trùng nhau.

Ví dụ như hai người ứng cử cùng làm pháp luật thì không về ứng cử ở một địa phương. Phải cố gắng đan xen một cách hợp lý giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ưu tiên đối với nữ khi đưa về ứng cử tại địa phương nơi họ sinh ra, lớn lên hoặc những địa bàn có thể giúp họ công tác thuận lợi.

Đối với người ứng cử là người cao tuổi trong Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng bầu cử Trung ương cũng sẽ cân nhắc để bố trí vào những địa bàn hợp lý trên tinh thần thời gian vận động bầu cử và tiếp xúc cử tri được rút gọn lại.

- Khi vận động bầu cử, nếu người ứng cử làm từ thiện để thu hút sự chú ý và lá phiếu của cử tri thì ông nghĩ sao?

Ông Phạm Minh Tuyên: Nếu người ứng cử có điều kiện về kinh tế, họ quan tâm đến hoạt động từ thiện nhân đạo tôi nghĩ cũng là bình thường.

Không cứ gì là người ứng cử đại biểu Quốc hội mà tất cả các công dân khác, nếu có điều kiện tham gia thì đều thực hiện được nhưng phải bằng nguồn thu nhập chính đáng và đúng pháp luật.

Thông thường mỗi một khu vực bầu cử đại biểu Quốc hội có phạm vi khá rộng, khoảng độ 3-4 huyện/người ứng cử. Nếu người ứng cử có động cơ đúng mức, vận động cử tri có trách nhiệm và theo đúng quy định của nhà nước thì người dân sẽ nhận thức vấn đề này đúng đắn hơn.

- Ý kiến của ông về việc nếu người ứng cử vận động bầu cử trên mạng internet dưới hình thức mạng xã hội mutiply, facebook... thì có được phép không?

Ông Phạm Minh Tuyên: Vận động bầu cử trên mạng internet, theo tôi biết hiện giờ chưa có quy định cụ thể nhưng nếu người ứng cử nói lên những điều trung thực khách quan và phù hợp với quy định của pháp luật thì cũng có thể được. Bởi lẽ, vận động bầu cử trên mạng internet dưới hình thức mạng xã hội mutiply, facebook... cũng là một hình thức thông tin đến cử tri.

Tôi xin nhắc lại, quá trình vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp. Nếu phát hiện thấy những hành vi vận động bầu cử trái với quy định của pháp luật thì chắc chắn sẽ bị nhắc nhở và bị "tuýt còi". Bởi lẽ, chúng ta đang sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Xin cảm ơn ông./.

Theo Vũ Anh Minh / Vietnam+

dotuanh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

K. Dung

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương

M. Phương

Nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực

(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.

PV

Huy động tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.

Hoàng Minh (t/h)

Định hướng xây dựng bộ tiêu chí DDCI mới phù hợp với mô hình tổ chức mới của tỉnh

(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.

Đình Thuyết

Xây dựng khung pháp lý cho đội ngũ nhà giáo

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Lan Anh

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế tư nhân toàn diện, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoàng Minh

Thanh Tra Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Lan Anh

Phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.

Lan Anh

Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Đột phá tháo gỡ dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lan Anh

Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…

Hoàng Minh

Xem thêm