Tất cả chuyên mục

Không nên quy định hình thức tự vận động bầu cử

Thứ sáu, 15/08/2014 - 07:18 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) – Nhằm tiếp tục bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử của mình; phát huy dân chủ, hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; bảo đảm sự phù hợp của Luật với Hiến pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Chiều 14/8, trong buổi thảo luận tại Phiên họp thứ 30, các đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bước đầu cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Mới đây, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục ghi nhận và phát triển quyền bầu cử với tư cách là quyền chính trị cơ bản của công dân. Đặc biệt là Hiến pháp đã quy định Hội đồng bầu cử quốc gia - cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội và chỉ đạo, hướng dẫn việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các luật về bầu cử hiện hành để cụ thể hóa quy định mới này.

Cụ thể hóa điều đó, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được Ban soạn thảo xây dưng với những nội dung mới chủ yếu là quy định về về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia; sửa đổi một số quy định hạn chế, bất cập liên quan đến quy trình, thủ tục trong bầu cử; pháp điển hóa một số nội dung trong hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2011.

Trình bày báo cáo về Dự thảo Luật, ông Hà Minh Sơn - Phó Trưởng Ban công tác đại biểu cho biết, Dự thảo bổ sung quy định đối với người tự ứng cử phải có giới thiệu của ít nhất 30% cử tri ở tổ dân phố, thôn nơi cư trú đồng ý giới thiệu. Lý do là người được cơ quan, tổ chức giới thiệu có sự sàng lọc qua nhiều khâu, phải được tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cử tri nơi công tác giới thiệu mới được nộp hồ sơ ứng cử, nhưng người tự ứng cử thì không có sự sàng lọc này, rất dễ dàng nộp hồ sơ ứng cử vào thẳng bước 3 của quy trình hiệp thương, do vậy thiếu sự bình đẳng giữa người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử.

Về các hình thức vận động bầu cử, Dự thảo cũng chưa mở cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tự mình vận động bầu cử. Theo đó Ban soạn thảo đề xuất vẫn chỉ có hai hình thức vận động là thông qua hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc tổ chức và vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban soạn thảo cho biết, tuy có ý kiến đề nghị quy định việc người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử thông qua tiếp xúc trực tiếp với cử tri. Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng sẽ là bất lợi cho người được giới thiệu so với người tự ứng cử. Thực tiễn cuộc bầu cử vừa qua cho thấy có tình trạng người ứng cử sử dụng vật chất ủng hộ cho cá nhân hoặc địa phương nơi mình ứng cử, tạo sự không công bằng với ứng cử viên khác. Vì vậy, Ban soạn thảo cho rằng để công bằng, khách quan thì không nên có việc tự vận động bầu cử.

 Cần xem xét các hình thức vận động bầu cử - Ảnh minh họa

Đối với hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, có ý kiến đề nghị hồ sơ ứng cử cũng cần có bản kê khai tài sản và xác nhận của Mặt trận Tổ quốc về người ứng cử trên địa bàn. Ban soạn thảo nhận thấy, thực tiễn các cuộc bầu cử vừa qua, hồ sơ ứng cử nhất là của người tự ứng cử, không làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có những thiếu sót nhất định. Nhiều người tự ứng cử là chủ doanh nghiệp tư nhân, sơ yếu lý lịch do cơ quan công tác là chính doanh nghiệp của người đó tự xác nhận, không đảm bảo độ chính xác, thiếu tính chất pháp lý. Vì vậy, để đảm bảo chặt chẽ cần bổ sung lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Ngoài ra, tại Phiên họp nhiều ý kiến nhất trí với quy định bổ sung giấy khám sức khỏe vào hồ sơ ứng cử vì thực tiễn các nhiệm kỳ vừa qua, có tình trạng đại biểu không đủ sức khỏe, đau ốm thường xuyên./.

Quang Vững

hangnt

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

K. Dung

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương

M. Phương

Nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực

(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.

PV

Huy động tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.

Hoàng Minh (t/h)

Định hướng xây dựng bộ tiêu chí DDCI mới phù hợp với mô hình tổ chức mới của tỉnh

(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.

Đình Thuyết

Xây dựng khung pháp lý cho đội ngũ nhà giáo

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Lan Anh

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế tư nhân toàn diện, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoàng Minh

Thanh Tra Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Lan Anh

Phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.

Lan Anh

Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Đột phá tháo gỡ dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lan Anh

Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…

Hoàng Minh

Xem thêm