Tất cả chuyên mục

Phủ lịTam Kỳ: Xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, hướng về người dân

Thứ năm, 25/08/2016 - 15:06 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - “Xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, quyết liệt hành động, hướng về người dân, phục vụ người dân và doanh nghiệp, chăm lo cuộc sống cho nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, kinh doanh trên địa bàn”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Lễ kỷ niệm 110 năm Phủ lị Tam Kỳ (1906-2016), đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba và đón nhận Quyết định công nhận là Thành phố loại 2 của Thủ tướng Chính phủ.

Địa danh Tam Kỳ xuất hiện từ năm 1906, khi thời nhà Nguyễn, vua Thành Thái quyết định nâng huyện Hà Đông lên thành phủ và sau đó đổi tên thành phủ Tam Kỳ. Qua thời gian, Tam Kỳ đã có nhiều thay đổi về địa giới hành chính. Sau ngày đất nước thống nhất 1975, chính quyền cách mạng sáp nhập tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, huyện Tam Kỳ được tái lập. Tháng 11/1996, Quốc hội khóa IX đã ra nghị quyết chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; thị xã Tam Kỳ thuộc tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam.

Trong những năm qua, với sự nỗ lực vượt bậc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Tam Kỳ đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, tạo được những dấu ấn khá rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội. Từ cuối năm 2005, thị xã Tam Kỳ được công nhận là đô thị loại 3. Tháng 9/2006, thị xã Tam Kỳ được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Năm 2015, thành phố Tam Kỳ được Tổ chức Định cư con người Liên Hiệp Quốc tại Châu Á trao tặng giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á năm 2015" và đến ngày 5/2/2016, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Tam Kỳ là đô thị loại 2 thuộc tỉnh Quảng Nam.

Sau 10 năm thành lập, với sự nỗ lực vượt bậc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Tam Kỳ đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, tạo được những dấu ấn khá rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Quảng Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố trong 10 năm qua luôn ở mức cao. Tăng trưởng GDP những năm gần đây của thành phố luôn đạt 15%/ năm. Tổng thu ngân sách năm 2016 trên địa bàn ước đạt hơn 1.100 tỷ đồng/năm.

Theo thông cáo của Văn phòng Chính phủ, tại buổi lễ, Thủ tướng nêu rõ, Quảng Nam là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, anh hùng cách mạng, truyền thống văn hoá và hiếu học. Trong lịch sử, các thế hệ con người xứ Quảng đã có nhiều cống hiến to lớn trong công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi và giữ nước, góp phần viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tỉnh Quảng Nam luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng, đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Sau hòa bình lập lại, người dân xứ Quảng đã vượt khó đi lên để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, phát triển.

Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị phát triển mạnh mẽ; năng lực sản xuất tăng nhanh; thu ngân sách đạt trên 16.000 tỷ đồng, trở thành một trong những địa phương có số thu ngân sách lớn ở miền Trung. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, trước đây thị xã Tam Kỳ vốn là một đô thị nhỏ, chỉ có đường quốc lộ đi qua, nay đã phát triển nhanh chóng, quy hoạch khang trang, sạch đẹp và được công nhận là đô thị loại 2.

Để tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng và những kết quả đạt được trong những năm qua, Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Tam Kỳ nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 theo các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ 20 và Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ 21 đã đề ra. Trong đó, tập trung làm tốt một số nhiệm vụ như thực hiện tốt việc xây dựng và quản lý quy hoạch đô thị, phấn đấu xây dựng thành phố Tam Kỳ ngày càng khang trang, hiện đại, xanh - sạch - đẹp, tạo môi trường sống và phát triển bền vững cho người dân. Tập trung đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị và các thiết chế văn hoá - xã hội; chú trọng công tác giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, bảo đảm cung cấp nước sạch cho nhân dân. Thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hoá, lịch sử, đặc biệt là di tích Địa đạo Kỳ Anh.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư; tiếp tục mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Phát huy lợi thế biển Tam Thanh để phát triển mạnh dịch vụ du lịch. Tập trung đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Tam Thanh trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, làm đầu tàu công nghiệp địa phương. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế, an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, cần tập trung xây dựng nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn bản sắc con người xứ Quảng văn hóa, thân thiện, nghĩa tình. Thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Giải quyết tốt việc làm cho người dân; bảo đảm cho tất cả con em địa phương đều được đến trường học hành, ra trường có cơ hội công ăn việc làm ổn định. Làm tốt hơn nữa công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, người nghèo, người già, người yếu thế trong xã hội... Kiên quyết không để xảy ra các tệ nạn xã hội; bảo đảm an ninh, trật tự và giữ vững cuộc sống bình yên cho mỗi gia đình; tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cùng ngày, Thủ tướng đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình có công với cách mạng tại thành phố Tam Kỳ./.

Tổng hợp

hangnt

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

K. Dung

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương

M. Phương

Nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực

(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.

PV

Huy động tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.

Hoàng Minh (t/h)

Định hướng xây dựng bộ tiêu chí DDCI mới phù hợp với mô hình tổ chức mới của tỉnh

(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.

Đình Thuyết

Xây dựng khung pháp lý cho đội ngũ nhà giáo

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Lan Anh

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Tạo điều kiện tối đa để phát triển kinh tế tư nhân toàn diện, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoàng Minh

Thanh Tra Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.

Lan Anh

Phòng ngừa tham nhũng thông qua cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.

Lan Anh

Thanh tra, phòng chống tham nhũng: Đột phá tháo gỡ dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số năm 2025

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Lan Anh

Nghị quyết 68 Bộ Chính trị: Xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…

Hoàng Minh

Xem thêm