Tất cả chuyên mục

Một số nội dung cơ bản về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp

Thứ ba, 31/05/2022 - 13:48 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 91). Ngày 08/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2018/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 32) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91. Dưới đây là một số nội dung cơ bản về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Hai Nghị định này quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Đối tượng áp dụng là: Cơ quan đại diện chủ sở hữu; doanh nghiệp nhà nước bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (gọi tắt là người đại diện phần vốn nhà nước); cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tài sản tại doanh nghiệp nhà nước.

Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Nội dung đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp bao gồm: Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước; đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động; đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên; đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Theo đó, Nghị định 32 quy định: Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước là (1) các doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội (gồm dịch vụ bưu chính công ích, xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm); hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ; quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn; bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng) hoặc trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ); (2) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ; (3) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên (gồm: Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu; điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng; kinh doanh xổ số; doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô hoặc trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ); (4) Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động gồm phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có hiệu quả được đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 8 Nghị định này có mức vốn điều lệ hiện tại không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ hiện tại không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

Đối với phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này hoạt động trong các ngành, lĩnh vực: Quản lý, khai thác các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ khai thác khu bay; quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa; bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; dịch vụ thông tin dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không; khai thác khoáng sản quy mô lớn theo quy định hiện hành về phân loại quy mô mỏ khoáng; tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí; đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; trồng và chế biến cao su, cà phê tại các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn chiến lược, miền núi, vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh.

Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp gồm: (1) Việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện thông qua mua lại cổ phần hoặc vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan; (2) Nhà nước thực hiện đầu tư vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong trường hợp thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế thông qua việc thực hiện tái cơ cấu lại những doanh nghiệp hoạt động ở một số ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phục vụ công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn chiến lược, biên giới đất liền, hải đảo; cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; (3) Các trường hợp được Nhà nước đầu tư vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ.

Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước

Nội dung quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước; quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn; doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước; kế hoạch tài chính, chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán và báo cáo.

Đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập mới, mức vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc: Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Đề án thành lập doanh nghiệp; phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; mức vốn điều lệ xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động: Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động khi thực hiện điều chỉnh mức vốn điều lệ, việc xác định lại mức vốn điều lệ phải trên cơ sở các nguyên tắc nói trên. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ, phương thức xác định lại mức vốn điều lệ và xác định mức vốn điều lệ tăng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91; trình tự, thủ tục lập, phê duyệt hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ và thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định 91. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý giá trị vốn điều lệ giảm. Trường hợp cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hình thức tách doanh nghiệp nhà nước, căn cứ phương án tách doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp phê duyệt và biên bản bàn giao tài sản, vốn khi tách doanh nghiệp để điều chỉnh lại vốn thực góp của chủ sở hữu trong vốn điều lệ của doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách. Trong thời hạn áp dụng mức vốn điều lệ điều chỉnh lại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 91, trường hợp nguồn bổ sung vốn điều lệ không đủ để bổ sung theo mức vốn điều chỉnh lại đã được phê duyệt hoặc do thay đổi chính sách doanh nghiệp không còn thuộc đối tượng được nhà nước đầu tư vốn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh lại mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp.

Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quản lý vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thông qua người đại diện phần vốn nhà nước. Quyền, trách nhiệm của cơ quan này thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng trong từng giai đoạn. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng lộ trình, quyết định phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa có trong danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi xây dựng phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

Việc chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp./.

K. Dung

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ngành ngân hàng

(ThanhtraVietNam) - Công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo nhưng việc thực hiện vẫn còn tồn tại, hạn chế, trong đó có liên quan trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra một số giải pháp khắc phục.

Ngô Tân

Đề xuất phạt đến 2 tỷ đồng cho hành vi gian lận trên thị trường tài sản mã hóa

(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh Việt Nam nằm trong nhóm đầu thế giới về giao dịch tài sản mã hóa nhưng thiếu vắng khung pháp lý, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Nghị định mới, đề xuất các biện pháp chế tài nghiêm khắc, bao gồm phạt tiền hàng tỷ đồng và đình chỉ hoạt động đối với các hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội gián và vi phạm của các nhà cung cấp dịch vụ.

PV

Cơ chế thử nghiệm fintech chính thức được triển khai từ 1/7/2025

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, cho phép thử nghiệm ba loại giải pháp fintech gồm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu qua API mở và cho vay ngang hàng với thời gian tối đa 2 năm.

PV

Nam A Bank nhận giải thưởng VietNam ESG Awards

(ThanhtraVietNam) - Tại Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”, Nam A Bank nhận giải thưởng ESG Việt Nam 2024 (Vietnam ESG Awards 2024). Đây là thành quả cho những nỗ lực của ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính xanh, ứng biến mạnh mẽ với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững.

PV

VIB: Lợi nhuận quý 1.2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

(ThanhtraVietNam) - Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2025 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 7% so với trung bình quý năm 2024

Cùng thẻ Muadee chi tiêu thông minh, tận hưởng mùa hè đúng chất

(ThanhtraVietNam) - Đôi khi, một kỳ nghỉ thiếu đi trọn vẹn không nằm ở điểm đến, mà ở một chiếc vali cũ kỹ, một chiếc điện thoại hao pin nhanh, hay đơn giản là không đủ “vũ khí công nghệ” để lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Đó là lúc thẻ trả góp Muadee by HDBank xuất hiện như một người bạn nhỏ xinh đầy “quyền năng”…

HM

Agribank có tân Chủ tịch

(ThanhtraVietNam) – Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều động, bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Tô Huy Vũ giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank.

Thái Minh

Thanh tra Chính phủ tháo gỡ khiếu nại đất đai cho hơn 300 hộ dân phường Phúc La

(ThanhtraVietNam) - Hơn 300 hộ dân tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, đã chờ đợi đất dịch vụ và đất giãn dân từ năm 2007. Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2025, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan chức năng quyết tâm giải quyết vướng mắc kéo dài, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.

Lan Anh

Không nên đánh thuế tiền gửi tiết kiệm

Góp ý về dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) của Bộ Tài chính, UBND TP. Cần Thơ đề xuất mở rộng diện đánh thuế thu nhập cá nhân với khoản lãi tiền gửi tiết kiệm, chỉ miễn thuế thu nhập cá nhân với các khoản tiền gửi tiết kiệm nhỏ.

Theo Daibieunhandan.vn

Thanh tra, kiểm tra - giải pháp hiệu quả nhằm phòng ngừa và đẩy lùi lãng phí tài nguyên

(ThanhtraVietNam) - Một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu, phòng ngừa và đẩy lùi nguy cơ lãng phí tài nguyên tại nước ta hiện nay chính là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là ở các lĩnh vực trọng điểm như: Đất đai, tài nguyên, khoáng sản,...

K. Dung

Những yếu tố đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ người tố cáo và người bị tố cáo

(ThanhtraVietNam) - 8 yếu tố bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo, trong đó nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người tố cáo và người bị tố cáo; nhận thức của thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền; của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo về vai trò, tầm quan trọng của thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo được xem là yếu tố hàng đầu.

Lê Đức Trung Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(ThanhtraVietNam) - Ông Đồng Văn Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2020-2025.

Khánh Nghi

Xem thêm