Tất cả chuyên mục

Tiếp tục sửa đổi pháp lý để hỗ trợ nâng hạng thị trường chứng khoán

Thứ sáu, 01/09/2023 - 11:14 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Cho rằng những nỗ lực sửa đổi pháp lý cùng các giải pháp thực tiễn đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các thị trường vốn của Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cam kết sẽ tiếp tục đề xuất sửa đổi các văn bản pháp lý để tăng tính minh bạch, công khai, bền vững, hỗ trợ cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán nước ta trong thời gian tới.

Văn bản hướng dẫn từng bước đáp ứng tiêu chí nâng hạng

Thời gian qua, UBCKNN đã chủ động, tích cực có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan, bộ ngành, tổ chức liên quan để trao đổi, xác định rõ các tiêu chí, các nhóm vấn đề vướng mắc cần giải quyết, đề xuất giải pháp để giải quyết từng nhóm vấn đề một cách toàn diện, dài hạn, hướng tới cải thiện đánh giá đối với TTCK mang tính bền vững. Ngoài ra, nhiều cuộc họp, trao đổi với các tổ chức xếp hạng thị trường (MSCI, FTSE Russell), các thành viên thị trường, các bộ ngành có liên quan đã được tổ chức.

Nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới.

Mục tiêu này đã được đưa vào Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và Dự thảo “Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030”.

Theo đó, Việt Nam hướng đến nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Hội nghị Gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức và các đối tác với chủ đề “Khai mở tiềm năng TTCK Việt Nam - hướng tới vị thế thị trường mới nổi” vừa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức hôm 29/8/2023 tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Hội nghị được phối hợp tổ chức cùng Hiệp Hội Thị trường Tài chính và Chứng khoán châu Á (ASIFMA) với sự hỗ trợ của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm bàn thảo những giải pháp, hướng tới nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện các tổ chức đầu tư lớn, quỹ đầu tư, công ty quản lý tài sản, công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, và đại diện của hai tổ chức xếp hạng thị trường quốc tế FTSE Russell và MSCI.

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương khẳng định, trong thời gian qua, cơ quan quản lý của Việt Nam đã nỗ lực, quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của TTCK Việt Nam.

Theo đó, về khuôn khổ pháp lý, Luật Chứng khoán 2019, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn đã từng bước đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng thị trường như: tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm các sai phạm để thị trường minh bạch hơn…

Nhiều vấn đề mới hỗ trợ cho nâng hạng cũng đã được quy định rõ ràng hơn trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK.

Bên cạnh việc phát triển về quy mô, thanh khoản, TTCK Việt Nam ngày càng minh bạch và lành mạnh hơn khi nhiều sai phạm đều bị xử lý nghiêm.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong việc công bố thông tin bằng tiếng Anh, trong đó, riêng nhóm VN30 có 100% doanh nghiệp công bố thông tin bằng tiếng Anh.

Lãnh đạo UBCKNN cho biết, cơ quan quản lý của Việt Nam thường xuyên trao đổi với MSCI và FTSE Russell nhằm cập nhật thông tin thực tế tới các tổ chức này, cũng như để các cơ quan quản lý hiểu rõ các các yêu cầu, tiêu chí từ các tổ chức, từ đó có các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện.

Quang cảnh Hội nghị đối thoại với các nhà đầu tư quốc tế. Ảnh: Văn phòng UBCNKK

Cần sự phối hợp thiết thực để tháo gỡ

Theo đánh giá chung của các tổ chức xếp hạng, các định chế tài chính quốc tế lớn, TTCK Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều tiêu chí quan trọng.

Tuy nhiên, có 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện, cần biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK trong thời gian tới là: Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài.

Cả hai vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các cơ quan, bộ ngành có liên quan để tháo gỡ, như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các nhà đầu tư chia sẻ, để có thể được nâng hạng, Việt Nam cần triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) đã được quy định trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP, trong đó ngân hàng lưu ký phải được là thành viên thanh toán bù trừ và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận và chỉ hạn chế sở hữu nước ngoài đối với những ngành thực sự cần thiết.

Riêng đối vấn đề prefunding, khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, thì giải pháp triển khai hệ thống CCP trong đó ngân hàng lưu ký phải là thành viên bù trừ (bên cạnh các thành viên bù trừ là các công ty chứng khoán) là phương án tối ưu để xử lý vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch. Nếu không khắc phục được vấn đề prefunding thì câu chuyện nâng hạng của TTCK Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu.

Trao đổi tại Hội nghị, đại diện UBCKNN cho biết, trong khi chờ CCP, cơ quan quản lý đang nghiên cứu các giải pháp trước mắt mang tính kỹ thuật để giảm thiểu các lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề ký quỹ trước giao dịch. Về lâu dài, CCP phải được triển khai, trong đó các ngân hàng lưu ký cũng là thành viên bù trừ bên cạnh các công ty chứng khoán, tuy nhiên điều này cần sự cho phép từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Đánh giá cao cơ hội đầu tư tại TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư cần Việt Nam tiếp tục thúc đẩy một thị trường vốn minh bạch, lành mạnh và tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ngô Tân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Cảnh báo của Bộ Công an về đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo

(ThanhtraVietNam) - Dùng hình ảnh cá nhân có ngoại hình đẹp, đối tượng lừa đảo tương tác bài viết có nội dung cho thuê, bán bất động sản, gửi yêu cầu kết bạn, sau đó, chủ động nói chuyện sang chủ đề khác như về hoàn cảnh gia đình, công việc…để chiếm cảm tình của nạn nhân và dụ dỗ tham gia vào các sàn đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo.

Ngô Tân

Chứng khoán Alpha bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì loạt sai phạm nghiêm trọng

(ThanhtraVietNam) - Không lưu giữ đầy đủ báo cáo phân tích, vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền, bố trí nhân sự không đạt chuẩn, không đảm bảo đầy đủ thông tin trong hồ sơ chào bán trái phiếu và thay đổi phương án sử dụng vốn không qua cổ đông… là loạt hành vi vi phạm khiến Công ty Chứng khoán Alpha (APSC) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn 1 tỷ đồng cùng với nhiều biện pháp khắc phục nghiêm ngặt được yêu cầu áp dụng.

Minh Bạch

Quỹ KIM của Hàn Quốc bị phạt và đình chỉ giao dịch do vi phạm quy định báo cáo

(ThanhtraVietNam) - Uỷ ban chứng khoán nhà nước vừa ra quyết định xử phạt nặng đối với một trong những quỹ đầu tư nước ngoài do không tuân thủ quy định về công bố thông tin giao dịch.

PV

Quy định mới về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán

(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

PV

Cho cổ đông lớn vay tiền, Xây dựng và Năng lượng VCP bị phạt nặng

(ThanhtraVietNam) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định xử phạt Công ty Xây dựng và Năng lượng VCP do vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin liên quan trái phiếu doanh nghiệp và giao dịch với cổ đông lớn qua việc cho vay hàng trăm tỷ đồng.

Minh Bạch

BB Power Holdings bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt liên quan trái phiếu

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp do không có nguồn, Công ty BB Power Holdings vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt do vi phạm quy định về công bố hàng loạt thông tin, bao gồm báo cáo kiểm toán tình hình sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu.

Minh Bạch

PXC bị xử phạt vì vi phạm công bố thông tin

(ThanhtraVietNam) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Dầu khí (mã: PXC) vì hành vi không công bố thông tin theo quy định pháp luật. Vi phạm nghĩa vụ minh bạch của doanh nghiệp này làm dấy lên lo ngại về quản trị công ty và trách nhiệm với cổ đông.

Minh Bạch

TPBank bị xử phạt 92,5 triệu đồng do chậm đăng ký, lưu ký trái phiếu

(ThanhtraVietNam) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 92,5 triệu đồng đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Nguyên nhân là do ngân hàng này chậm trễ trong việc đăng ký, lưu ký hai mã trái phiếu phát hành riêng lẻ tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

PV

Eximbank Đắk Lắk bị chỉ ra hàng loạt vi phạm trong hoạt động tín dụng

(ThanhtraVietNam) - Vi phạm quy định cho vay, thiếu thẩm định, định giá tài sản cao - kết luận thanh tra của Ngân hàng nhà nước đã chỉ ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động cấp tín dụng tại Eximbank chi nhánh Đắk Lắk.

BS

Tư vấn xây dựng Vinaconex: Kiểm toán ghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

(ThanhtraVietNam) - Kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến, vốn chủ sở hữu âm, nợ ngắn hạn vượt xa tài sản ngắn hạn - những dấu hiệu nghiêm trọng về khả năng hoạt động liên tục của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Vinaconex đang đặt ra hàng loạt câu hỏi về tương lai doanh nghiệp.

BS

Một ngân hàng thương mại ở TP Hồ Chí Minh đã chủ động trong việc khắc phục các vấn đề tồn đọng, đảm bảo hoạt động bền vững

(ThanhtraVietNam) - Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nước chi nhánh TP. HCM đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm và quản trị rủi ro tại một ngân hàng thương mại. Sau thanh tra, ngân hàng này đã nhanh chóng khắc phục mọi sai phạm được chỉ ra.

BS

Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội: Trách nhiệm trong quản lý vốn và tài sản

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Bộ Tài chính đã phát hiện hàng loạt vi phạm trong quản lý vốn và tài sản tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP. Từ trích lập dự phòng sai quy định đến đầu tư vào công ty thua lỗ, các khoản nợ phải thu, phải trả quá hạn chưa được xử lý.

PV

Xem thêm