Thứ năm, 03/03/2011 - 07:59 (GMT+7)
Ngày 2/3, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng Hai thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Hai và hai đầu năm 2011 cùng một số vấn đề quan trọng khác như Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2012, dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Đức Tám/TTXVN
Tiếp tục đưa người lao động Việt Nam làm việc tại Libya về nước an toàn
Mở đầu phiên họp, các thành viên Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Kim Ngân báo cáo cập nhật mới nhất về tình hình lao động Việt Nam tại Libya và các giải pháp cấp bách đã và đang triển khai nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động.
Với 10.482 lao động Việt Nam làm việc tại Libya, đến cuối giờ chiều 2/3, Việt Nam đã sơ tán được 6.198 lao động ra khỏi Libya và hiện trên 3.000 lao động đang trên đường sơ tán ra khỏi biên giới Libya, trong đó đưa 2.739 lao động về nước an toàn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của các Bộ: Ngoại giao, Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng trong việc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, triển khai có hiệu quả các phương án sơ tán đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam tại Libya để đưa về nước an toàn và trật tự.
Thủ tướng lưu ý hiện số lao động chưa về nước còn nhiều, do vậy, các bộ, ngành chức năng tiếp tục phối hợp với cơ quan đại diện và doanh nghiệp làm việc với chính quyền nước sở tại, đối tác sử dụng lao động, đảm bảo an ninh, an toàn cho lao động Việt Nam, đồng thời phối hợp với cơ quan đại diện tại các nước lân cận đang có lao động Việt Nam sơ tán qua đảm bảo điều kiện sinh hoạt an toàn cho lao động, làm việc với các nước và Tổ chức Lao động Quốc tế trợ giúp đưa lao động về nước an toàn.
Kinh tế-xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Hai và hai tháng đầu năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển tích cực, các nhiệm vụ, giải pháp được triển khai sâu rộng bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ. Trong tháng 2, các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 9/1/2011 của Chính phủ, đồng thời tập trung triển khai cấp bách Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Nổi bật là giá trị sản xuất công nghiệp tháng 2/2011 tiếp tục đà tăng trưởng cao, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2010. Sản xuất nông nghiệp tuy chịu ảnh hưởng của thiên tai nhưng vẫn đạt khá, tổng diện tích gieo cấy tính đến giữa tháng 2/2011 ước đạt trên 2.580 ha (bằng 94,1%) so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu hai tháng đạt trên 12,3 tỷ đồng, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước và gấp hơn 4 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua... Đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, người già neo đơn, người tàn tật, gia đình có công được quan tâm. An sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, sức ép giá cả hàng hóa từ thị trường thế giới và đầu vào của các sản phẩm quan trọng như điện, xăng dầu, than... sẽ tạo áp lực tăng giá hàng hóa gây khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát.
Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân. Tình hình này đòi hỏi các bộ, ngành và địa phương phải thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp và các chỉ đạo của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường, giá cả, kiềm chế lạm phát cũng như các chính sách đảm bảo an sinh xã hội trong thời gian tới.
Kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu hiện nay
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương trong việc tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 với chương trình, kế hoạch cụ thể, trong đó ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, coi kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu hiện nay.
Để thực hiện thành công kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý, các bộ, ngành và địa phương phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trong Nghị quyết 11 của Chính phủ, trong đó thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt với các giải pháp chủ yếu là giảm bội chi, tiết kiệm 10% chi tiêu công và tăng thu ngân sách. Cùng với đó là thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiểm soát tốt tỷ giá, lãi suất và xây dựng lộ trình chống lại tình trạng đôla hóa, vàng hóa. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, Thủ tướng chỉ đạo.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt hoạt động sản xuất, kinh doanh; thâm canh tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện hiệu quả chính sách kiểm soát giá cả thị trường, chống tình trạng đầu cơ tăng giá; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đảm bảo an sinh xã hội…
Đi liền với việc hỗ trợ các hộ nghèo, tiếp tục thực hiện điều hành chính sách xăng dầu theo lộ trình cơ chế thị trường. Trong cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính, năm 2011 lấy thủ tục về xây dựng và đất đai để tập trung cải cách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân, Thủ tướng nói.
Trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin; làm tốt công tác thông tin truyền truyền trên báo chí về những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để cho người dân biết, dân hiểu và tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển-xã hội của đất nước.
Thủ tướng cũng lưu ý, các bộ, ngành chức năng, bổ sung, hoàn thiện Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2010 để Chính phủ báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.
Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2012 và dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT.../.
Theo TTXVN
dotuanh
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Đó là nhấn mạnh đáng chú ý của Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát (UBDNGS) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 922/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 913/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, được Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát thẩm tra và trình bày trong Báo cáo số 440/BC-UBDNGS15 ngày 6/5/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bầu cử tại Việt Nam và thể hiện sự linh hoạt và quyết đoán của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề cấp bách.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung đảm bảo nguồn lực tài chính, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước.
TH
(ThanhtraVietNam) - Ngày 12/5/2025, Ủy ban Dân Nguyện và Giám sát đã công bố báo cáo chi tiết về tình hình công dân lưu trú trên địa bàn liên quan đến hoạt động khiếu kiện. Báo cáo ghi nhận những nỗ lực trong công tác tiếp dân và vận động, góp phần duy trì trật tự và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) -Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Gia Bình, các ý kiến cũng thống nhất với đề xuất chuyển từ đầu tư công sang hợp tác công tư; các cơ quan lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí
T.H
(ThanhtraVietNam) - Về kinh nghiệm thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng cho rằng các đồng chí lãnh đạo phải hoạt động tích cực, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, "lao tâm khổ tứ" như với công việc của chính mình.
T.H
(ThanhtraVietNam) - Thường trực Chính phủ yêu hoàn thiện trình cấp thẩm quyền để trình Quốc ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân ngay tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch hành động của Chính phủ, tập trung ưu tiên những nội dung cần thiết, quan trọng cấp bách.
PV
(ThanhtraVietNam) - Quyết định 54/QĐ-BCĐ và Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, khẳng định mục tiêu hoàn thành cơ bản chương trình trước 31/10/2025.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam và Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.
H.T