Một số chính sách mới về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng

Thứ năm, 30/05/2024 15:09
(ThanhtraVietNam) - Nhiều quy định về khoán bảo vệ rừng, kinh phí chữa cháy rừng, trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng… được quy định tại Nghị định số 58/2024/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành. Đây là sẽ hành lang pháp lý quan trọng về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta trong thời gian tới.

Không nên tham vọng "xây" chiến lược tới 20 năm mà cần đi từng bước nhỏ

Tuyên truyền thông tin thiết yếu qua mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp Cao su miền Nam

Thanh tra Chính phủ thực hiện Nghị quyết xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam

Phê chuẩn bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đối với ông Lê Duy Thành

Hai quan chức Nga bị bắt trong cuộc điều tra mở rộng về tham nhũng trong quân sự

Hà Nội cần xử lý nghiêm vi phạm về đất đai, xây dựng tại huyện Chương Mỹ

Mức khoán bảo vệ rừng là 500.000 đồng/ha/năm

Mục 4 Nghị định quy định về một số chính sách chung về bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản. Trong đó có khoán bảo vệ rừng và kinh phí chữa cháy rừng.

Cụ thể, mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm. Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.

Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

Phương thức khoán bảo vệ rừng thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm. Hằng năm, bên khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với kinh phí chữa cháy rừng, Nghị định số 58/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về nội dung chi và mức chi. Chi tiền ăn đối với các lực lượng và những người tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả người hưởng lương và người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền tối đa bằng 0,4 ngày lương tối thiểu vùng/suất ăn.

Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy rừng và phục vụ chữa cháy rừng theo lệnh điều động, huy động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ. Thời gian chữa cháy rừng được tính kể từ khi người tham gia chữa cháy rừng nhận được lệnh điều động, huy động tham gia chữa cháy đến khi đám cháy được dập tắt và có thông báo kết thúc thời gian chữa cháy của người có thẩm quyền huy động.

Trợ cấp gạo cho hộ gia đình bảo vệ, phát triển rừng không quá 300kg/năm

Điều 21 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về chính sách trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng.

Theo đó, đối tượng được trợ cấp là hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II, III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa, nguồn internet

Mức trợ cấp là 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đối tượng, mức, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;

- Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;

- Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn.

Để được trợ cấp gạo, các đối tượng cần đáp ứng điều kiện:

Thứ nhất: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; thực hiện bảo vệ rừng theo quy định tại các Điều 5, 9 và 12; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13 Nghị định 58/2024/NĐ-CP; trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 11 và trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

Thứ hai: Có hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP; thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

Ngoài những quy định một số chính sách chung về bảo vệ, phát triển rừng và chế biến lâm sản, Nghị định số 58/2024/NĐ-CP còn quy định cụ thể một số chính sách đối với: Rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất.

Nghị định số 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2024. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện quy định tại Nghị định này.

Thanh tra Chính phủ đẩy mạnh tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 1062/KH-TTCP ngày 24/5/2024 triển khai thực hiện.

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Thủ trưởng các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bí thư cấp ủy cùng cấp tổ chức quán triệt, phổ biến và triển khai thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 29/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 1062/KH-TTCP đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có kết quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết và Kế hoạch này.

Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ giao Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Cổng Thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về lâm nghiệp.

Đồng thời, xây dựng, mở chuyên mục, chuyên trang, phối hợp tổ chức sản xuất các tin, bài, phóng sự về lĩnh vực lâm nghiệp; đăng tin, bài biểu dương người tốt, việc tốt trong bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Mặt khác, giao Vụ Kế hoạch -Tổng hợp chủ trì, phối hợp với Vụ I, các cục: I, II, III và các đơn vị có liên quan tham mưu giúp lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, xác định nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết để đưa vào Định hướng chương trình thanh tra và kế hoạch công tác hàng năm của Thanh tra Chính phủ./.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra