Tất cả chuyên mục

Toà án Huế: hơn 199 vụ việc vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử

Thứ sáu, 02/05/2025 - 00:00 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Toà án Nhân dân tối cao đã chỉ rõ nhiều tồn tại hạn chế tại một số toà án nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 199 vụ việc vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử, nhiều vụ án hoãn chấp hành hình phạt tù trái quy định và một Thẩm phán có tỷ lệ bản án bị hủy cao bất thường.

Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) vừa công bố Kết luận thanh tra số 38/KL-TANDTC ngày 20/01/2025 về công tác xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Huế và một số đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng về thời hạn xét xử, quản lý đơn khởi kiện và vi phạm trong công tác hoãn chấp hành án phạt tù.

Vi phạm thời hạn xử lý đơn khởi kiện và tồn đọng nghiêm trọng

Theo kết luận thanh tra, cả ba đơn vị Tòa án được thanh tra đều có số lượng đơn khởi kiện tồn đọng rất lớn, chưa được giải quyết đúng thời hạn. Tòa án nhân dân thành phố Huế hiện có 99 đơn khởi kiện, Tòa án nhân dân thành phố Huế (cũ) có 19 đơn và Tòa án nhân dân huyện Phú Lộc (cũ) có 12 đơn vi phạm thời hạn xử lý, tổng cộng lên đến 130 đơn.

Đáng chú ý, trong số đơn vi phạm thời hạn còn nhiều đơn quá hạn trên 01 năm nhưng chưa được xử lý. Cụ thể, Tòa án nhân dân thành phố Huế có 45 đơn trong tình trạng này, cho thấy sự buông lỏng quản lý nghiêm trọng trong công tác tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện.

Kết luận thanh tra chỉ rõ: "Việc các Tòa án không cập nhật đầy đủ các thông tin theo quy định vào Sổ theo dõi việc nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và để đơn khởi kiện, đơn yêu cầu vi phạm thời hạn xử lý là thực hiện chưa nghiêm Quyết định số 289/QĐ-TANDTC ngày 15/12/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 121 Luật tố tụng hành chính."

Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, nay là Tòa án nhân dân TP Huế. Ảnh: ITN 

Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ việc cũng hết sức nghiêm trọng. Theo báo cáo, từ ngày 01/10/2021 đến ngày 31/8/2024, có tổng cộng 398 vụ việc vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử. Sau khi kiểm tra, có 199 vụ việc đã giải quyết xét xử hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử, 199 vụ việc còn lại vẫn vi phạm về thời hạn.

Đặc biệt nghiêm trọng, Đoàn Thanh tra phát hiện có một số vụ việc Tòa án đã thụ lý trong thời gian rất dài nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả giải quyết như: Tòa án nhân dân thành phố Huế có 01 vụ việc thụ lý từ năm 2012, 02 vụ việc thụ lý từ năm 2017, 02 vụ việc thụ lý từ năm 2018 và 07 vụ việc thụ lý từ năm 2019. Tòa án nhân dân thành phố Huế (cũ) có 01 vụ việc thụ lý từ năm 2015, 02 vụ việc thụ lý từ năm 2017, 01 vụ việc thụ lý từ năm 2018 và 03 vụ việc thụ lý từ năm 2019.

Theo kết luận thanh tra, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này là "do số lượng vụ việc các Tòa án phải giải quyết ngày càng tăng; các vụ án quá thời hạn giải quyết đều là vụ việc phức tạp về dân sự, hôn nhân và gia đình liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất, chia thừa kế, cần phải xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản, đương sự không hợp tác, vụ án có yếu tố nước ngoài."

Việc ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù cũng được phát hiện nhiều sai sót nghiêm trọng tại cả ba đơn vị được thanh tra. Trong tổng số 82 trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù (Tòa án nhân dân thành phố Huế: 33 trường hợp, Tòa án nhân dân thành phố Huế (cũ): 46 trường hợp, Tòa án nhân dân huyện Phú Lộc (cũ): 03 trường hợp), có tới 28 trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật. Các vi phạm này cho thấy các Tòa án đã không tuân thủ nghiêm quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2021/TTLT về điều kiện hoãn chấp hành án phạt tù.

Tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra một vấn đề đáng quan ngại về trách nhiệm của Thẩm phán trong việc ban hành bản án, quyết định. Tại Tòa án nhân dân thành phố Huế, trong nhiệm kỳ Thẩm phán, các Thẩm phán đã giải quyết, xét xử 2.485 vụ, việc. Có 12 bản án, quyết định bị hủy, chiếm tỷ lệ 0,48%, trong đó có 09 bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, chiếm tỷ lệ 0,36%.

Đặc biệt, căn cứ tài liệu trong quá trình thanh tra, tại thời điểm thanh tra có 01 Thẩm phán tại Tòa án nhân dân thành phố Huế có bản án bị hủy do lỗi chủ quan chiếm tỷ lệ trên 1,16% trên tổng số vụ, việc đã tham gia giải quyết, xét xử (Thẩm phán Bùi Văn Thanh 1,2%). Đây là vi phạm khoản 7 Điều 9 Quyết định số 120/QĐ-TANDTC về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân.

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra nhiều thiếu sót trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án. Cụ thể, Sổ tiếp công dân của các Tòa án ghi chép không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 25 Luật Tiếp công dân. Tòa án nhân dân huyện Phú Lộc (cũ) thậm chí không có biển hiệu địa điểm tiếp công dân.

Nhiều vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự. Tòa án nhân dân thành phố Huế, Tòa án nhân dân huyện Phú Lộc (cũ) cũng chưa tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định, như chưa tổ chức đối thoại, chưa công khai quyết định giải quyết khiếu nại.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Tòa án là đối tượng thanh tra thực hiện ngay việc tổ chức kiểm điểm, chấn chỉnh, khắc phục ngay những vi phạm, thiếu sót đã được chỉ ra trong Kết luận, đặc biệt là vi phạm về thời hạn xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, các vụ án để quá thời hạn giải quyết, các vụ án tạm đình chỉ và các trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù vi phạm quy định. Xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án có vi phạm theo Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân.

Đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, tăng cường công tác kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của các Tòa án, nhất là hoạt động xét xử và công tác thi hành án hình sự. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động quản lý như: công tác nhận đơn, thụ lý, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền, công tác thi hành án hình sự. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và quán triệt thực hiện các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Toà án Huế: hơn 199 vụ việc vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử

(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Toà án Nhân dân tối cao đã chỉ rõ nhiều tồn tại hạn chế tại một số toà án nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 199 vụ việc vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử, nhiều vụ án hoãn chấp hành hình phạt tù trái quy định và một Thẩm phán có tỷ lệ bản án bị hủy cao bất thường.

PV

Công ty quản lý nhà Hà Nội tự ý cho thuê trái phép, gây thất thu ngân sách hơn 33 tỷ đồng

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra thành phố Hà Nội đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý tầng 1 khu nhà công nhân tại Kim Chung, Đông Anh, theo đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã tự ý ký 56 hợp đồng cho thuê, chuyển đổi công năng, không đấu giá theo quy định, có dấu hiệu vi phạm hình sự, gây thất thu ngân sách hơn 33 tỷ đồng.

PV

Trung tâm Quản lý nhà thành phố Hà Nội: Hàng loạt sai phạm trong quản lý ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách của Trung tâm Quản lý nhà thành phố Hà Nội trong năm 2023, trong đó nổi bật là việc chi trả không phù hợp cho dịch vụ ăn uống tại tầng kỹ thuật và áp dụng đơn giá không đúng quy định cho gói thầu chăm sóc cây xanh.

PV

Thanh tra phát hiện loạt sai phạm nghiêm trọng tại Tập đoàn Đua Fat, lỗ 387 tỷ đồng trong chưa đầy 2 năm

(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt vi phạm trong công bố thông tin, cho vay bất hợp pháp và báo cáo tài chính không chính xác của Công ty cổ phần Tập đoàn Đua Fat . Đặc biệt nghiêm trọng là việc cho các tổ chức liên quan đến cổ đông vay gần 40 tỷ đồng trái quy định và báo cáo sai lệch kết quả kinh doanh.

PV

Còn tồn tại hạn chế trong việc dạy thêm học thêm tại Trung tâm GDNN-GDTX Nam Trực

(ThanhtraVietNam) - Kết luận của thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, quản lý dạy thêm học thêm, thực hiện các khoản thu từ người học và công tác kiểm tra nội bộ tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Nam Trực.

PV

Hàng loạt vi phạm trong dự án Khu nhà ở Phù Khê: Nhiều cơ quan chịu trách nhiệm

(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng trong quy hoạch, đất đai và quản lý đầu tư xây dựng tại dự án Khu nhà ở Phù Khê, trong đó việc thu hồi đất, bồi thường, giao đất trước khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính là vi phạm nổi bật.

PV

Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý

(ThanhtraVietNam) - Mặc dù vượt chỉ tiêu tuyển sinh đại học trong năm 2023, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý, đặc biệt là chương trình đào tạo chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

PV

Đại học Y Dược Hải Phòng tuyển sinh trình độ đại học chính quy vượt chỉ tiêu nhà trường tự xác định

(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra số 07/KL-TTr của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy trường vượt quá 57% chỉ tiêu liên thông ngành Dược và thiếu hụt nội dung môn Pháp luật trong nhiều chương trình đào tạo.

PV

Thanh tra Sở Y tế Hải Phòng phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm an toàn thực phẩm

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Sở Y tế Hải phòng mới kiểm tra 8 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố, phát hiện nhiều tồn tại trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

PV

Nhiều vi phạm trong hoạt động của tòa án tại Hải Phòng

(ThanhtraVietNam) - Qua thanh tra tại ba tòa án ở Hải Phòng, Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong việc tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, quá hạn giải quyết vụ án và không tuân thủ quy định về thi hành án.

PV

Phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý di tích và tổ chức lễ hội tại Nam Định

(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ ra một số tồn tại trong quản lý di tích tại Nam Định, đặc biệt tại các điểm du lịch nổi tiếng như di tích Phủ Dầy và Đền Bảo Lộc, nơi tình trạng lấn chiếm lối đi, đảm bảo an toàn phòng cháy và vệ sinh môi trường kém vẫn còn phổ biến.

Pv

Hàng loạt vi phạm tại dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên

(ThanhtraVietNam) - Sau 15 năm triển khai, dự án 191 hecta vẫn chậm tiến độ, thiếu báo cáo môi trường và còn 3,3 hecta chưa giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư DIC Corp bị phạt hành chính và phải khắc phục nhiều tồn tại.

PV

Xem thêm