Thứ hai, 30/12/2013 - 00:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Cơ quan nhà nước liên đới chức trách, các tổ chức ngoại giao, đại sứ cần có sự hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức Công đoàn trong trao đổi thông tin và hỗ trợ việc bảo vệ các quyền của người lao động di cư, hoà giải cạnh tranh, hỗ trợ pháp lý, theo các hợp đồng lao động được ký giữa lao động và chủ sử dụng lao động, các chính sách được ghi nhận bởi các công ước quốc tế và luật pháp mỗi quốc gia.
Ngày xưa “tha phương cầu thực” được xem như một cảnh khổ vào bậc nhất, sự cùng bất đắc dĩ mà phải làm, phải đi. Người “tha phương cầu thực” ngày trước phần đông là nông dân, “dân nhà quê ”, tìm ra tỉnh để mưu sinh vì ở làng quá khổ, gần như là tận cùng kế sinh nhai, không còn ruộng vườn để cấy cày, cũng chẳng ai mượn thuê, miếng ăn cho mình chẳng có, lắm cảnh còn vợ ốm, hay chồng đau, cha già, mẹ yếu. Chỉ có khổ đến thế thì mới phải “ tha phương cầu thực”, chứ dân các làng quê ngày trước chẳng mấy ai muốn ly nông, ly hương, bởi họ rất yêu thương gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn, lại luôn nặng tình quyến luyến với cha mẹ, họ hàng làng xóm, mồ mả cha ông. Vả nữa chỉ quen với lối sống sau luỹ tre làng, họ rất sợ sự xa lạ, bỡ ngỡ nơi phố thị. Cùng cực phải đi, họ cũng chỉ dám ra phố, đi lên tỉnh là cùng, làm con ăn đứa ở, hay làm thuê việc vặt, số ít vào làm thợ trong các nhà máy, thấy mệt, thấy chán, hoặc cảnh ở quê lại có thể cày cuốc mưu sinh thì họ lại bỏ tỉnh về quê. Đi xa quê thời trước Cách mạng Tháng Tám với một số ít người là từ Bắc vào Nam làm phu đồn điền cao su, xa nữa ra khỏi nước là đi phu mộ sang lao động tại một thuộc địa của Pháp mà họ quen gọi là đi phu mộ Tân Thế giới. Cảnh lao động di cư thời ấy đúng là khổ vô cùng, nên càng chẳng ai muốn đi.Ảnh minh họaThực khác xa với thời nay, sự ly hương và lao động di cư đã có nhiều phương diện đổi khác. Thứ nhất là do quan hệ cung- cầu lao động đã khác xưa. Ngày nay các làng quê dân đông lên, ruộng không sinh thêm mà lại mất đi cho phát triển công nghiệp, đô thị, tất nhiều nông dân không còn, hay chỉ còn quá ít đất cày ruộng cấy, chỉ làm việc canh nông tại làng quê sẽ không thể nào đủ sống, các nông hộ phải san sẻ bớt người ra các đô thị để kiếm việc làm. Sự phát triển giao thông đường sá, xe ô tô cũng thuận tiện hơn xưa cho sự ra tỉnh kiếm việc. Nhất là kinh tế đất nước, kinh tế toàn cầu đều rất phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm, cần nhiều lao động tại các đô thị, các khu công nghiệp trong nước và cả ở nước ngoài, xuất hiện nhu cầu, điều kiện cho ta xuất khẩu lao động và đón nhận một số người nước ngoài đến lao động ở nước ta. Sự ly hương để tìm kiếm kế mưu sinh đã mở rộng quy mô, phương cách, bao gồm cả di cư lao động mang tính toàn cầu, nên sự tác động đến kinh tế- xã hội cùng sự đòi hỏi quan tâm, quản lý cũng mở rộng tầm vóc, nâng cao phạm vi trách nhiệm với nhiều cấp, nhiều ngành. Trong sự quan tâm ấy mới thấy sự di cư lao động là cần thiết, là hỗ trợ cho mỗi nền kinh tế, đem lại nguồn sống cao cho nhiều người, tăng lượng kiều hối cho mỗi quốc gia. Nhưng mặt trái của tấm huy chương di cư lao động, nhất là xuất khẩu lao động là bị chủ lao động đối xử không công bằng, hợp lý, thậm chí bóc lột sức lao động, là bị lừa đảo, là khó khăn do các công ty xuất khẩu lao động, hay tiếp nhận lao động gây ra và do chính một số người lao động xuất khẩu tự tạo vì bỏ trốn, vi phạm luật pháp, tập tục, tôn giáo của nước sở tại. Tình hình nhiều người lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc, một số lao động bị đem con bỏ chợ vất vưởng ở nước Nga, cảnh đối xử tàn bạo của các chủ lao động nước này, vùng lãnh thổ nọ với lao động Việt Nam đã gióng lên hồi hồi chuông cảnh báo sự phức tạp, bất ổn mặt nọ, mặt kia về xuất khẩu lao động và cần tăng cường sự quản lý, giám sát hoạt động này của các doanh nghiệp, tổ chức đưa người đi lao động ở nước ngoài. Nếu không xem xét, giải quyết đến nơi đến chốn, thì cùng với những cảnh bất công, thua thiệt mà nhiều người lao động từ quê ra tỉnh đang phải chịu tại không ít cơ sở kinh doanh, thuê mướn lao động trong nước, cảnh khổ của những lao động di cư không may gặp phải cũng sẽ chắng khác gì cảnh khổ của “tha phương cầu thực” thời xưa cũ. Yêu cầu để bớt khó, không khổ với lao động ly hương, nhất là lao động di cư càng cao khi xu hướng di cư lao động toàn cầu đang đang trên đà tăng, 1970 mới là 80 triệu, đến năm 2000 là 180 triệu, năm 2010 là 214 triệu, chiếm 3,1% dân số toàn cầu, gần một nửa là nữ giới, tất số lao động di cư nước ta cũng sẽ tăng theo. Nước ta hiện có 500 nghìn người lao động tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ năm 2006 đến nay trung bình hàng năm có khoảng 70.000 đến 80.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với nhiều ngành nghề khác nhau như giúp việc gia đình, làm công nhân nhà máy, công nhân xây dựng, đánh cá biển. Số đông lao động xuất khẩu nước ta làm việc ổn định, đúng hợp đồng lương khá, song cũng rất vất vả, luôn luôn đối mặt với khó khăn trong sinh hoạt, làm việc, bị lạm dụng nhiều thứ, không tiếp cận được với hệ thống pháp lý. Rồi tình hình chính trị bất ổn ở một số nước đã gây điêu đứng cho lao động Việt Nam, bản thân một số vô kỷ luật, trái hợp đồng cũng chuốc hoạ vào thân. Thực tế đó khiến việc bảo vệ quyến lợi cho lao đông làm thuê, bao gồm cả lao động di cư càng nặng thêm trách nhiệm nơi Nhà nước, các tổ chức Công đoàn, các tổ chức đưa người đi lao động và của chính bản thân người lao động, không chỉ ở trong nước mình, mà còn với nước ngoài. Vì vậy các cơ quan nhà nước liên đới chức trách, các tổ chức ngoại giao, đại sứ cần có sự hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức Công đoàn trong trao đổi thông tin và hỗ trợ việc bảo vệ các quyền của người lao động di cư, hoà giải cạnh tranh, hỗ trợ pháp lý, theo các hợp đồng lao động được ký giữa lao động và chủ sử dụng lao động, các chính sách được ghi nhận bởi các công ước quốc tế và luật pháp mỗi quốc gia. Nước ta đã từng làm tốt việc này như lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho lao động nước ta ở các nước, ràng buộc trách nhiệm có xử lý nghiêm với các công ty xuất khẩu lao động, can thiệp nhà nước để đưa các lao động bị lừa đảo đang ở nước Nga, hay gặp chiến tranh ở Libi về nước an toàn, tuy nhiên để hoàn thành trách nhiệm thì cũng cần nhiều sự sâu sát, nỗ lực hơn nữa. Trung Vũ
Host
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Với việc ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP, Chính phủ đã chính thức khởi động kế hoạch hành động chi tiết nhằm hiện thực hóa chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội. Nghị quyết này không chỉ đặt ra khung pháp lý mà còn phân công cụ thể, ấn định thời gian cho từng hạng mục, hướng tới mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2030 với chất lượng, hiệu quả và sự minh bạch cao nhất.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Pv
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.
PV
(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.
PV