Tất cả chuyên mục

Phải đổi mới sâu sắc cách thức kinh doanh du lịch

Thứ năm, 27/12/2018 - 14:00 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Du lịch nước ta hiện nay không còn bị coi là một ngành nghề có thu nhập chủ yếu nhờ bán hàng ăn uống và đồ lưu liệm, mà đã được xem là một ngành kinh tế với phong phú các nguồn thu từ khách sạn, nhà hàng, vận tải hành khách, kết hợp với các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp đặc thù của các địa phương cùng nhau khai thác lợi ích từ ngành du lịch. Tuy nhiên, để ngành du lịch phát triển hơn nữa, cần phải đổi mới sâu sắc cách thức kinh doanh.

Một khi đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh thì ắt có nhiều khách tìm đến du lịch. Theo đó, phải tìm những cách thức giới thiệu, quảng bá cũng như đón tiếp, phục vụ khách thật tốt, lưu giữ được khách và tạo tâm lý khách muốn quay lại du lịch lần nữa. Trong xu thế hội nhập mở rộng giao lưu toàn cầu, khách du lịch các nước đến Việt Nam ngày một nhiều. Việc khai thác du lịch độ vài ba chục năm trở lại đây đã khác xưa rất nhiều, góp phần không nhỏ vào nền kinh tế chung của đất nước.

Từ năm 1990 đến 2017 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 52 lần, khách du lịch nội địa tăng 72 lần. Du lịch Việt Nam đang tự hào được xếp thứ 6 trong tốp 10 điểm đến phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới trong năm 2017. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách quốc tế hàng năm là 30% trong 03 năm qua. Thu hút hơn 15 tỷ USD dòng FDI đầu tư vào du lịch tại thời điểm cuối năm 2017. Ngành du lịch tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho khoảng 2,5 triệu người. Dự kiến tổng thu của ngành du lịch năm 2025 là 45 tỷ USD, đóng góp 10% GDP cả nước, tạo 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp.

Những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: Internet)

Những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam (Ảnh: Internet)

Nhưng muốn đạt mục tiêu đề ra này quả thực không dễ vì nhiều hạn chế trong cách thu hút và khai thác du lịch. Ví như còn nhiều yếu kém trong các cách thức quảng bá, phục vụ khách du lịch, khai thác túi  tiền người du lịch vào việc mua sắm, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nguồn nhân lực còn yếu về nghề, năng lực quản lý điểm đến còn thấp, phát triển du lịch chưa gắn với bảo vệ môi trường. Để khắc phục những yếu kém, Chính phủ đã giao thực hiện một số dự án phát triển du lịch, cơ cấu lại ngành du lịch đến năm 2025 là nhiệm vụ đầu  tiên phải làm. Ngày 05/12/2018, Thủ tướng đã thông qua đề án này sau khi tham vấn kỹ càng cộng đồng doanh nghiệp, khảo sát qua khách du lịch và chuyên gia du lịch trong ngoài nước. Tinh thần của đề án cũng như thực tế cho thấy phải khắc phục tình trạng khách đến thì tăng nhưng doanh thu lại tăng chậm, tăng ít. Năm 2017 doanh thu từ du lịch của Việt Nam chỉ khoảng 8,3 tỷ USD, bình quân một khách tiêu 912 USD, trong khi con số này tương ứng của Thái Lan là 52,5 tỷ USD và 1.565 USD, Singapore là 18,4 tỷ USD và 1.105 USD, Indonesia 12,6 tỷ USD và 1.109 USD. Kém thu hút khách du lịch cũng còn do chương trình thị thực nhập cảnh còn nhiều hạn chế, năng lực sân bay hàng không chưa thể đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch hiện tại và đặc biệt tăng khách du lịch trong tương lai. Khả năng kết nối hạn chế với các trung tâm giao thông quan trọng nhất của châu Á. Xếp hạng thấp về hiệu quả marketing và xây dựng thương hiệu của Việt Nam đứng thứ 80 trong số 136 quốc gia thua cả Indonesia, cả Lào và Campuchia. Năng suất lao động du lịch của Việt Nam thấp so với các ngành kinh tế khác, mới có 1,771 triệu đồng/ lao động/ năm, chỉ hơn ngành nông nghiệp, làm thuê hộ gia đình. Vận tải hành khách  du lịch chưa tốt, còn nhiều bất cập trong đào tạo nhân lực ngành du lich, thiếu đào tạo thực tiễn, thiếu gắn kết giữa chương trình đào tạo với tiêu chuẩn nghề du lịch. Ngoài ra, để tuyển dụng được lao động du lịch cho đủ nhu cầu và có nghề là rất khó, nhiều công ty, tập đoàn du lịch phải tự đào tạo lấy.

Theo các cán bộ lãnh đạo ngành du lịch và chuyên gia kinh tế, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên cần những người tham gia có trách nhiệm cao và am hiểu nhiều lĩnh vực. Để tháo gỡ những điểm nghẽn cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa các cơ quan thuộc Chính phủ với nhau, doanh nghiệp và người dân. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp cần có tính liên ngành, liên vùng mang nội dung văn hóa sâu sắc. Việc tiếp cận đa chiều khi xem xét sự phát triển của du lịch sẽ đem đến cho chúng ta nhiều thông tin đầu vào khách quan để xây dựng chiến lược, kế hoạch giải pháp và những biện pháp thực hiện hiệu quả trong từng giai đoạn. Cần biện pháp phối hợp công tư chặt chẽ, các doanh nghiệp quy mô lớn phát triển thành lực lượng nòng cốt, có sự hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân, hộ gia đình tham gia làm du lịch. Bên cạnh đó, để mời gọi, chèo kéo được khách du lịch, phải dựa trên sự am hiểu về nhu cầu, cảm xúc và đặc điểm của du khách. Phải khai thác sự đầu tư hàng không lợi cho nhiều ngành kinh tế trong đó có du lịch. Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến về chính sách thị thực cho các  thị trường quan trọng, tạo thuận lợi về thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đến nước ta. Phê duyệt và triển khai quỹ hỗ trợ phát triển du lịch theo hướng thúc đẩy hợp tác công tư cho các thị trường mục tiêu. Cần xây dựng các hình thức hấp dẫn, hàng hóa, trò vui chơi lạ mắt để khách du lịch chi tiêu nhiều hơn, phải biến các tiềm năng du lịch thành sản phẩm du lịch, tạo thêm nhiều nguồn cầu cho khách du lịch, làm cho Việt Nam nối tiếng hơn để hấp dẫn khách du lịch. Phải đẩy mạnh quảng bá xây dựng thương hiệu đủ sức hấp dẫn, gia tăng đầu tư, đưa ra những định hướng mang lại tính bền vững và điều quan trọng cần có đủ nguồn tài chính, chi nhiều hơn cho quảng bá du lịch, không bằng thì cũng không kém hụt quá so với các nước trong khu vực.

Nếu Việt Nam cứ chỉ đẩy mạnh tăng thêm số lượng khách thì hạ tầng sẽ bị quá tải, cho nên cần phải chú ý đến vấn đề này. Trong đó có xây dựng nhà ga giá rẻ chuyên dụng. Cần chú ý đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng làm rõ sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Việt Nam có nhiều thành phố cổ, nhiều di tích lịch sử có dấu ấn riêng biệt trong khai thác khách du lịch, cần quảng bá kỹ càng xem như những sản phẩm đặc thù. Cũng cần khai thác thiên nhiên hoang sơ, đồ ăn ngon, con người thân thiện, nhiều lễ hội địa phương đặc sắc, đây chính là những xu hướng du lịch mới để khách sẵn sàng bỏ tiền. Vấn đề đặt ra cho du lịch Việt Nam là phải tìm ra được những sản phẩm đặc trưng chỉ tìm thấy ở Việt Nam, sau đó quảng bá rộng rãi, mạng truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ sẽ hỗ trợ tốt việc này. Ngành du lịch Việt Nam vừa phải làm thế nào tăng nhiều thêm lượng khách, nhưng cũng phải tăng nhanh, nhiều nguồn thu, phát triển bền vững, hấp dẫn dài lâu./.

                                                                                                   Trung Vũ

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thời tiết / Tỷ giá

25°C

25°C - 29°C

Dông

T5

25°C - 29°C

T6

25°C - 29°C

T7

26°C - 30°C

CN

26°C - 30°C

Mua

Bán

AUD

16,376.24

17,071.74

CAD

18,160.41

18,931.69

CHF

30,163.43

31,444.49

CNY

3,511.26

3,660.38

DKK

-

3,970.56

EUR

28,310.60

29,861.89

GBP

33,665.64

35,095.43

HKD

3,235.66

3,393.39

INR

-

315.81

JPY

170.02

180.82

KRW

15.89

19.15

KWD

-

87,694.72

MYR

-

6,085.91

NOK

-

2,561.97

RUB

-

342.50

SAR

-

7,178.13

SEK

-

2,729.69

SGD

19,435.74

20,301.76

THB

687.75

796.58

USD

25,750.00

26,140.00

Các nhiệm vụ để triển khai dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

(ThanhtraVietNam) - Với việc ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP, Chính phủ đã chính thức khởi động kế hoạch hành động chi tiết nhằm hiện thực hóa chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo Nghị quyết số 187/2025/QH15 của Quốc hội. Nghị quyết này không chỉ đặt ra khung pháp lý mà còn phân công cụ thể, ấn định thời gian cho từng hạng mục, hướng tới mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2030 với chất lượng, hiệu quả và sự minh bạch cao nhất.

PV

Hành động cấp bách để bảo vệ người bệnh và nhân viên y tế

(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, những vụ việc thân nhân người bệnh hành hung nhân viên y tế tại các cơ sở y tế gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an ninh bệnh viện.

Lan Anh

Cao Bằng đặt mục tiêu 100% thủ tục đủ điều kiện lên trực tuyến trong năm 2025

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025, với quyết tâm đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp toàn trình trên môi trường mạng.

PV

Ninh Bình: Đảm bảo liên tục quản lý đầu tư công trong sáp nhập đơn vị hành chính

(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo công tác quản lý và triển khai các chương trình, dự án đầu tư công không bị gián đoạn hay đình trệ trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, hướng tới mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025.

PV

Khởi công, khánh thành đồng loạt các công trình kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các công trình lớn dự kiến vào ngày 19/8 và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025). Mỗi đơn vị phải có ít nhất 2 dự án đủ điều kiện để khởi công hoặc khánh thành.

PV

Ngành Tòa án: 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, 7 người bị xử lý hình sự trong 6 tháng đầu năm

(ThanhtraVietNam) - Báo cáo của Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí trước Quốc hội cho thấy hàng loạt cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật nghiêm khắc. Ngoài 20 trường hợp bị kỷ luật hành chính, có 7 người bị xử lý hình sự, trong đó 5 người đã bị khởi tố.

PV

Ninh Bình đẩy mạnh số hoá hệ thống thông tin phục vụ mô hình chính quyền hai cấp

(ThanhtraVietNam) - Tỉnh đã triển khai 27 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu hoạt động ổn định và kế hoạch số hóa toàn diện tài liệu lưu trữ, đảm bảo chuyển giao xuyên suốt khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.

Pv

Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ThanhtraVietNam) - Quyết định số 862/QĐ-TTg được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ngày 01/5/2025 nhằm đảm bảo quá trình triển khai Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

Pv

Khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/12/2025

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai dự án trọng điểm quốc gia với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa", phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2025.

PV

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương năm 2025: Tập trung luật mới, đẩy mạnh số hóa

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, vừa ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2025.

PV

Hà Nội thông qua phương án giảm 400 xã, phường

(ThanhtraVietNam) - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết lịch sử với sự đồng thuận rất cao, giảm 76% số đơn vị hành chính cấp xã, sau khi hơn 97% người dân bỏ phiếu ủng hộ.

PV

Cao Bằng thông qua phương án sáp nhập xã, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình chính quyền

(ThanhtraVietNam) - HĐND tỉnh Cao Bằng quyết nghị hai vấn đề trọng tâm: sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và phân bổ vốn bổ sung cho chương trình mục tiêu quốc gia, yêu cầu hoàn thiện đề án trước 1/5 để trình Chính phủ phê duyệt.

PV

Xem thêm