Chủ nhật, 03/02/2019 - 11:28 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Lì xì hay mừng tuổi dịp Tết Nguyên đán là một phong tục lâu đời của người Việt. Dù là Tết xưa hay Tết nay, tục lệ này vẫn luôn được gìn giữ và trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết đến Xuân về. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, phong tục này ít nhiều bị lợi dụng, biến tướng, lệch lạc so với giá trị tốt đẹp vốn có. Do đó, bảo tồn và phát huy tính biểu trưng của phong tục này là một việc vô cùng ý nghĩa.
Tập tục tốt đẹp lâu đời mang tính biểu tượng, tượng trưng…
Từ thời cổ xưa, vào ngày đầu năm, những người đang ở độ tuổi lao động, làm ra của cải vật chất thường thể hiện tấm lòng với đấng sinh thành và con cháu của mình bằng việc tặng quà. Đối với người trên thì tỏ lòng kính trọng, tri ân; đối với người dưới thì tỏ lòng yêu thương, chăm chút. Những món quà ẩn chứa trong đó mong muốn mang đến cho người nhận sự sung túc, hạnh phúc trong năm mới. Quà đem tặng chỉ là hiện vật như: quà, bánh để người nhận sử dụng được ngay. Dần dần, trong xã hội phát triển, sự trao đổi của hiện vật chuyển thành sự thay đổi giá trị tính bằng vật quý, đặc biệt giao thương phát triển người ta chuyển hiện vật ra tiền (ngày xưa là tiền đồng, giờ là tiền giấy).
Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Giảng viên Bộ môn Văn học Dân gian, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), tục mừng tuổi tùy từng văn hóa mà có giai thoại, truyền thuyết khác nhau. Mừng tuổi hay còn gọi với tên khác là lì xì, phát vốn, mở hàng, hồng bao. Song dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì mục đích đầu tiên của việc mừng tuổivẫn làmong muốn đem đếnhạnh phúc và những điều tốt đẹp cho người được nhận.
Mừng tuổi đầu năm mới là phong tục hàm chứa điều tốt đẹp, thể hiện sự kính già, yêu trẻ
Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ giải thích rõ: Hai chữ “lì xì” nghĩa là “lợi thị”, tiếng Quảng Đông – tiền lãi do việc buôn bán mà có. Chữ “lì xì” dùng thịnh hành ở vùng phương Nam, sau năm 1975 mới được dùng phổ biến ở khu vực phía Bắc. Tiền lì xì, mở hàng, phát vốn thường tặng cho trẻ em. Còn tiền khi đưa cho người trên không gọi là tiền lì xì, tiền mở hàng, tiền phát vốn mà gọi là tiền mừng tuổi – thể hiện sự kính trọng. Vì trong tập quán của dân tộc Việt Nam có quan niệm “lộc bất tận hưởng”, tức là mình làm ăn được mình phải san sẻ thành quả đó với người khác, có biết san sẻ như vậy thì công việc làm ăn của mình mới thuận lợi hơn.
Cũng theo phong tục của người Việt, tiền thường bỏ vào những túi hồng vì màu hồng đối với phương Đông là màu của may mắn, của hạnh phúc.Từ đó hình thành phong tục mừng tuổi đầu năm.
Theo tục lệ cổ truyền, cứ vào sáng mồng Một Tết Nguyên đán, con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc tết, biếu quà hoặc một phong bao mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy may và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Trong những ngày Tết, mọi người cũng đến nhà những người mình yêu quý để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên mừng tuổi (lì xì) khi gặp trẻ em hay những người cao tuổi. Ý nghĩa chính không nằm ở “tiền” mà quan trọng là ở thông điệp, con cháu chúc ông bà “bách niên giai lão”, ông bà mong con cháu làm ăn phát đạt, ăn nên làm ra, trẻ em thì chăm ngoan, hay ăn chóng lớn.
Có thể khẳng định, mừng tuổi đầu năm mới là phong tục hàm chứa điều tốt đẹp, thể hiện sự kính già, yêu trẻ; tính từ thiện của con người và ước mong ăn nên làm gia trong năm mới. Những giá trị tốt đẹp đó vẫn lưu truyền trong phong tục hàng trăm đời từ xưa đến nay.
… đến những biến tướng, tiêu cực
Tuy nhiên, phong tục mừng tuổi ở mỗi vùng hay mỗi thành phần xã hội, mỗi thời gian có những biến đổi khác nhau. Không có một phong tục, tập quán nào mà lúc nào cũng vậy, nơi đâu cũng vậy và tầng lớp xã hội nào cũng vậy, việc biến chuyển là tất nhiên. Ví dụ, mừng tuổi với những người bình thường thì có thể là quà, tiền (rất ít), tượng trưng; đối với tầng lớp nhà nho thì là một câu đối đỏ, một chữ, một gói trà, bài thơ để tặng nhau; đối với những người buôn bán ở phố thị người ta có thể tặng phong bao bằng tiền...
Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, trong thời kỳ phong kiến hay trong xã hội hiện nay, ở Việt Nam hay các nước trên trên thế giới, việc tặng quà mừng tuổi nhau đều có những biến tướng của nó.
Đầu tiên, việc tặng quà là muốn tạo dựng mối quan hệ và từ những quan hệ đó có lợi cho cuộc sống của mình. Năm mới là dịp quan trọng nhất trong năm nên người ta thường tặng quà nhau vào dịp đó. Việc này dẫn đến từ quan hệ sang việc đưa hối lộ và nhận hối lộ.
“Xã hội ta hiện nay vận động theo kinh tế thị trường, đó cũng là môi trường đưa hối lộ, tham nhũng. Để tránh điều này, Luật của các nước tư bản quy định rất chặt chẽ chuyện biếu quà, anh được phép nhận đến mức bao nhiêu và họ có cách để điều luật đó đi vào cuộc sống. Ở Việt Nam, không tiền thì hiện vật, người ta tranh thủ dịpTết Nguyên đán tạo nên tiêu cực xã hội. Từ cách đây nhiều năm, năm nào lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như lãnh đạo các tỉnh, thành phốcũng ban hành những quy định về việc không được nhận, biếu quà dịp Tết nhưng tình trạng đó vẫn diễn ra. Chính vì vậy, tiêu cực từ tục mừng tuổi chuyển sang cái khác”, ông Nguyễn Hùng Vĩ nhấn mạnh.
Do đó, bên cạnh những món quà tết, mừng tuổi để bày tỏ tình cảm, đã có những món quà tết bị lợi dụng, biến tướng, để người ta thực hiện những tính toán cá nhân, để đạt mục đích nào đó có lợi cho bản thân. Người ta đã coi chuyện quà tết, tiền mừng tuổi chính là thể hiện đẳng cấp, là thước đo tình cảm.
Mặt khác, với xã hội mà tri thức, sự hiểu biết về giá trị đồng tiền càng ngày càng phổ cập thì trẻ em rất ý thức về chuyện được lì xì bao nhiêu, chúng khoe với nhau, hiểu và nhiều khi có những cái “dở khóc”, “dở cười”; thậm chí kéo cả phụ huynh vào những cuộc so đo như vậy. Theo cách giải thích của ông Nguyễn Hùng Vĩ: “Đó là tại người ta xấu chứ không phải tục đó xấu. Con người xấu đi cũng là chuyện bình thường, trong xã hội có người tốt, người xấu. Nên 2 hệ lụy cơ bản người ta hay nhắc đến là cơ hội tham nhũng; hệ lụy của tính cách, sự so đo của trẻ em và kéo sang cả người lớn”.
Phải bảo tồn giá trị tốt đẹp, ứng xử một cách “tự do”
Có thể khẳng định, ý nghĩa nhân văn vốn có của tục lì xì bị mai một, bị biến tướng là điều những người yêu văn hóa truyền thống luôn trăn trở. Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, trước thực trạng trên, chúng ta phải tối thiểu bảo tồn những giá trị tốt đẹp, gồm: Giá trị của việc cầu mong; giá trị từ thiện; giá trị của việc tôn kính những người trên, thương yêu người dưới – đó là những giá trị vĩnh viễn tồn tại lâu dài và ta càng ngày càng có trách nhiệm đối với nó. Cũng chính 3 giá trị đó làm cho phong tục mừng tuổi có tính biểu tượng, tính biểu trưng. Chúng ta hãy tuân thủ tính biểu trưng đó, tức là giá trị của hàng mừng tuổi nên hướng về tính biểu trưng tốt đẹp hơn là hướng về giá trị vật chất.
Dân gian ta có câu “của tặng không bằng cách tặng”. Việc đưa bao mừng tuổi kèm theo đó là thái độ, cách nói, là tâm của mình, thực lòng của mình– cái đó tạo nên nét đẹp của giao tiếp, lễ nghĩa.
Mặt khác, ông Nguyễn Hùng Vĩ khẳng định: “Để làm một con người ứng xử một cách tự do thì không theo nhau, bản thân phải có sự lựa chọn của riêng mình chứ không phải bắt chước hoặc làm cho bằng người khác. Đây không phải là một cuộc đổi trác, tùy điều kiện, mối quan hệ mà thể hiện tình cảm với nhau; cuộc sống còn nhiều cái chứ không phải tập tục trong ngày Tết”.
Bên cạnh đó, chúng ta không nên biến tục lì xì trở thành cái “cớ” phục vụ cho những mục đích thực dụng cá nhân hay trở thành nỗi “ám ảnh” khi chuẩn bị tiền mừng tuổi Tết để cho bằng người này người khác, nhà này nhà khác,…
Ngoài ra, chúng ta cũng cần dạy con trẻ cách ứng xử với tiền mừng tuổi từ cách xin nhận phong bao lì xì, cách cảm ơn mỗi khi được người lớn mừng tuổi, hay cách tiết kiệm tiền mừng tuổi để mua sách vở, đồ dùng học tập,… Đặc biệt, tránh để trẻ con nảy sinh tâm lý so bì tiền mừng tuổi giữa người này người khác, hay không trân trọng nâng niu những đồng tiền được mừng tuổi đúng nghĩa.
Mỗi người con của dân tộc Việt khi sinh ra và lớn lên, chúng ta không mong muốn một xã hội hoàn toàn tốt đẹp ai cũng giống ai, nhưng chúng ta mong muốn những giá trị hướng tới “chân, thiện, mỹ” ngày càng tốt đẹp hơn để thể hiện là người Việt Nam có nhân phẩm trong cộng đồng thế giới./.
Minh Nguyệt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank
(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng
T.H
(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
BS
(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường yêu cầu các đơn vị triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.
Hà Anh
(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.
Hà Anh
Sở TN-MT TP.HCM đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ hồng) về cấp xã. Theo các chuyên gia, muốn chuyển việc cấp sổ đỏ, sổ hống cho cấp xã được suôn sẻ cần lưu ý một số điều.
Chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu tất yếu để hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Việc chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính cần được triển khai quyết liệt, linh hoạt và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tạo động lực phát triển bền vững
(ThanhtraVietNam) - Lần thứ hai nằm điều trị tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tôi càng ấn tượng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng nơi đây, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Hương, Chủ nhiệm Khoa. Với tôi và nhiều bệnh nhân khác, những ngày “gắn bó” với Khoa như kỳ nghỉ dưỡng ngắn dù có lo, có đau nhưng vô cùng thoải mái như đang ở chính ngôi nhà thân thương của mình.
Vũ Minh
Sau 3 năm làm cộng tác viên hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chuyển giao, một nông dân ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế được nhận hơn 17 triệu đồng tiền thù lao theo hợp đồng. Tiền vừa về tài khoản, anh đã nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn của nhóm cán bộ thực hiện dự án đòi... chia tiền.