Tất cả chuyên mục

Vỉa hè Trà đá

Thứ bảy, 29/09/2012 - 05:54 (GMT+7)

(ThanhtraVietnam) - Nếu bạn là một Người Hà Nội, hoặc bạn đã sống ở mảnh đất này một thời gian đủ dài để hiểu Hà Nội, thì bạn có biết một hình ảnh rất thân thuộc, hiện diện trên khắp phố phường, từ những khu phố tấp nập với những trung tâm thương mại sang trọng, những nhà hàng, quán cà phê đắt tiền…cho tới tận hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội không?

Điều mà tôi muốn nói đến ở đây chính là “quán cóc vỉa hè”, hay thường được gọi là “Trà đá vỉa hè”, thậm chí một số nhà nghiên cứu văn hoá của Hà Nội còn đặt cho nó là “ Văn hoá trà đá - Văn hoá vỉa hè”.

Không gian của “Trà đá”

Ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố đã thấy xốn xang trà đá. Khắp các con phố hay vào sâu các ngỏ nhỏ đâu đâu cũng bắt gặp trà đá. Chỉ cần phích nước, một bình trà, một vài chiếc ghế, nụ cười tươi tắn của chủ quán cùng dăm ba câu chuyện, bất kỳ nơi đâu có trà đá đi qua, nơi đó cuộc sống như vui vẻ và thi vị hơn. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn đến không ngờ.

Trà đá vỉa hè xuất hiện từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Buổi sáng, bên đĩa bánh cuốn Thanh Trì còn nghi ngút khói, ly trà đá trong xanh cho một ngày làm việc tỉnh táo. Trưa đến, sau bữa cơm, dân văn phòng không kể trai gái, già trẻ bao giờ cũng phải rủ nhau ngồi tếu táo cùng ly trà đá, kẹo lạc. Rồi sau giờ tan tầm hay tối đến, trong những cuộc hẹn gặp bạn bè, ly trà đá mộc mạc với đĩa hạt tí tách cho tình cảm thêm gần gũi hơn.

Nét văn hóa bình dân

Không phải là thức uống cao sang, không nằm trong “danh mục” nghệ thuật trà của Việt Nam, tuy vậy trà đá lại có mặt khắp nơi từ nông thôn ra thành thị. Với người Hà Nội, trà đá vỉa hè như một phần không thể thiếu, nó trở thành thói quen thường trực làm nên nét văn hóa bình dân độc đáo.

Đương nhiên, ngồi trà đá, rẻ là một ưu thế. Nhưng quan trọng là phải “buôn” được to. Họ có thể nói chuyện với volume thoải mái, không sợ ai phàn nàn như vào các quán cà phê sang trọng. Và đây là điểm mà các bạn trẻ tâm đắc nhất với các quán trà đá kiểu này.

Những quán trà vỉa hè đã trở thành một điểm đến không cần hẹn trước của bất kỳ một lứa tuổi nào. Không cứ gì vỉa hè, hàng rong, trà đá còn len chân có mặt tại rất nhiều quán ăn, thậm chí nhà hàng sang trọng. Người Hà Nội vẫn cầu kỳ trong cách ăn uống, nếp sống, vậy mà không hiểu sao trà đá vẫn được ưa chuộng đến thế? Người ta tìm đến trà đá như một thói quen, nhấm nháp cái chan chát, rồi ngọt dần trong miệng mát xuống tận ruột, hòa mình trong những chuyện “không đầu-không cuối”….

Mùa hè, trong cái oi bức, nóng nực của phố xá, đang đi trên đường, tạt vào một quán trà đá ven đường, uống ly trà đá mà mát lòng mát dạ. Sau ngụm nước đầu tiên, vị đắng của trà qua đi, còn lại vị ngọt tê tê nơi đầu lưỡi. Chỉ ngồi lại dăm ba phút, đủ để ngắm phố phường, cũng đủ để nghe một vài câu chuyện vui đùa xung quanh. Cuộc sống cứ gấp gáp trôi đi mà trà đá vỉa hè Hà Nội bao năm vẫn thế.

Chẳng mấy ai ra quán trà đá một mình, trà tam nhưng trà đá thì chỉ cần 2 người trở lên, chẳng cần nguyên tắc nào cả, bàn công việc, tranh cãi về vấn đề gì đó, ngồi ngắm đường phố, ngắm hồ, và phần nhiều là ngồi tán phét, hóng chuyện. Người ta có thể nghe ở hàng trà đá những chuyện “ly kỳ ngoài chính sử” chẳng đáng tin nhưng tính giải trí có khi còn hơn cả gala cười! Từ chuyện vùng vịnh, chuyện giá dầu, chuyện khủng bố, tới chuyện mũ bảo hiểm, chuyện cúm gà, tiêu chảy. Từ chuyện của các anh tiến sỹ, những cậu sinh viên, chuyện đề án, chuyện đề tài tới chuyện của mấy bác xích lô, mấy ả cave…..

Người ta thích trà đá còn vì nó tiện, vì trà đá không câu nệ, không khách sáo, quán café còn chọn khách, café cho sinh viên, cà phê ôm cho mấy bác lao động ngoại tỉnh, cafe chứng khoán cho những nhà đầu tư, café sang trọng cho cách quý tộc lắm tiền. Còn trà đá thì không, chẳng có quán trà đá chứng khoán, không trà đá sinh viên, chẳng ai ôm nhau ở hàng trà đá…Có thể mặc bộ veston vài triệu, cũng có thể quần đùi áo phông bạc màu, dép lê rách. Có thể tấp ôtô sang trọng vào ngồi nếu chỗ rộng, cũng chỉ là xe đạp thồ hay đi bộ trên đôi dép tổ ong ngả vàng vì vôi vữa. Chẳng ai bắt khách trà đá phải nói khẽ cười duyên, có thể nói với nhau, những câu có thể là tục, có thể cười hô hố, có khi bò lăn bò càng ra để cưòi vì câu chuyện vừa nói với nhau.

Mùa hè trà đá lên ngôi, cũng ấm trà rẻ tiền pha đặc quánh đấy, thêm chút nước lọc, rót trà cho loãng dần ra vừa miệng từng khách vài viên đá cây, chặt nhỏ, bây giờ thì còn có đá sạch, đá pha lê nhưng hiếm lắm trà đá vỉa hè mới dùng loại đá này. Tôi không phải là người hiểu biết về y học phương đông, về thảo mộc, nhưng một ngụm trà đá thực sự làm tan ngay cái nhiệt độ oi ả mùa hè trong cổ họng.

Mùa đông thì cái thi vị của thưởng trà vỉa hè lại lên ngôi, không vì trời rét mướt, gió hồ thổi lồng lộng, co ro, chẳng sao, ấp một chén trà nóng ran vào đôi tay tím tái vì lạnh, thưởng cái hơi nóng lan qua bàn tay, thưởng vị trà qua từng ngụm nhỏ cạnh môi, và khi nào trà nguội đi thì u cũng sẵn sàng rót thêm vào đó chút ít trà nóng mà chẳng tính thêm tiền. Vị thơm, vị đắng dân dã, vị ngọt đọng đầu lưỡi như đê mê trong cái run rẩy đông Hà Nội.

Không riêng gì người Hà Nội, du khách phương xa khi đặt chân đến chốn Kinh kỳ đều thích thú với nét văn hóa bình dân độc đáo này. Người Sài Gòn yêu cái giản đơn mà nồng ấm của trà đá vỉa hè. Du khách nước ngoài thì ngạc nhiên pha lẫn thích thú khi bắt gặp những công chức comple cavat, giầy tây đủ bộ vẫn ngồi tán chuyện say sưa bên cốc trà đá nơi phố phường tấp nập.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Giản dị vậy thôi nhưng thói quen trà đá vỉa hè lại là nỗi nhớ, niềm thương của những người con xa Hà Nội và là sự tò mò thôi thúc khám phá với những du khách khi đến với mảnh đất ngàn năm văn hiến này.

Ngọc Sương

nguyenthuhang

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

K. Dung

VietinBank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực lâm, thủy sản

(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

VietinBank

Huế tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng

T.H

Nâng cao chất lượng nhân lực, thúc đẩy khoa học công nghệ trong kinh tế tư nhân

(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.

Hoàng Minh

Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

BS

Hải Phòng tăng cường đấu tranh phòng chống thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường yêu cầu các đơn vị triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, không rõ nguồn gốc trên địa bàn.

PV

VietinBank digiGOLD đạt giải thưởng Sao khuê 2025

(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.

Hà Anh

VietinBank digiGOLD đạt giải thưởng Sao khuê 2025

(ThanhtraVietNam) - Vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025, VietinBank digiGOLD - tính năng mua, gửi giữ, đặt lịch nhận vàng đã được vinh danh là sản phẩm xuất sắc và công nhận đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2025”.

Hà Anh

Chính quyền xã được cấp sổ đỏ: Liệu có khả thi?

Sở TN-MT TP.HCM đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ hồng) về cấp xã. Theo các chuyên gia, muốn chuyển việc cấp sổ đỏ, sổ hống cho cấp xã được suôn sẻ cần lưu ý một số điều.

Chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính

Chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu tất yếu để hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Việc chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính cần được triển khai quyết liệt, linh hoạt và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm nhằm tạo động lực phát triển bền vững

Khoa Phụ sản Bệnh viện 108 - Tâm, Tình, Tin, Tín

(ThanhtraVietNam) - Lần thứ hai nằm điều trị tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tôi càng ấn tượng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng nơi đây, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Hương, Chủ nhiệm Khoa. Với tôi và nhiều bệnh nhân khác, những ngày “gắn bó” với Khoa như kỳ nghỉ dưỡng ngắn dù có lo, có đau nhưng vô cùng thoải mái như đang ở chính ngôi nhà thân thương của mình.

Vũ Minh

Không phải là thứ để đòi

Sau 3 năm làm cộng tác viên hỗ trợ kỹ thuật cho dự án chuyển giao, một nông dân ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế được nhận hơn 17 triệu đồng tiền thù lao theo hợp đồng. Tiền vừa về tài khoản, anh đã nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn của nhóm cán bộ thực hiện dự án đòi... chia tiền.

Xem thêm