Tất cả chuyên mục

10 vương gia giàu nhất thế giới chủ yếu ở Châu Á

Thứ ba, 22/05/2018 - 15:38 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) – Hôn lễ của Thái tử Harry được Hoàng gia Anh tổ chức gần đây đã gây xôn xao dư luận thế giới vì sự xa hoa lộng lẫy và trầm trồ về độ giàu có của đại gia đình quý tộc này. Thế nhưng chắc hẳn các bạn chưa biết được 10 gia đình Hoàng tộc giàu có nhất trên thế giới không có tên Nữ hoàng Anh mà chủ yếu là ở Châu Á.

Nhiều người tưởng rằng Hoàng gia Anh có tài sản lớn nhất thế giới nhưng thực chất  tài sản ròng của Nữ hoàng Elizabeth II là hơn 500 triệu USD.

Dưới đây là danh sách 10 vương gia giàu nhất thế giới.

10. Hoàng tử Albert II, Monaco: 1 tỷ USD

Gia đình nhỏ của Hoàng tử Albert II.

Hoàng gia của Thân vương quốc Monaco là một trong những hoàng gia giàu nhất châu Âu, nhưng cũng chỉ xếp cuối cùng trong danh sách top 10 hoàng gia giàu nhất thế giới.

Tài sản ròng của Hoàng tử Albert, người trị vì Công quốc Monaco, bao gồm 1/4 đất đai của vương quốc, một bộ sưu tập ô tô cổ, một khu nghỉ dưỡng ở Monte Carlo (khu vực hành chính của Monaco), một bộ sưu tập tem quý giá, cùng một dinh thự ở Philadelphia (Mỹ) trị giá 754.000 USD.

9. Vua Tamim bin Hamad Al Thani, Qatar: 1,2 tỷ USD

Vua Tamim bin Hamad Al Thani.

Vua Tamim trở thành người đứng đầu Hoàng gia Qatar sau khi cha ông thoái vị vào năm 2013. Con số 1,2 tỷ USD đối với phần lớn người dân trên thế giới là nhiều, nhưng so với tài sản của cha ông, người nắm giữ ngôi vương trước đó, thì vẫn không là gì. Tài sản của cựu Quốc vương Hamad bin Khalifa Al Thani, cha của vua Tamim ước tính vào khoảng 2,4 tỷ USD, hầu hết đều đến từ quỹ Đầu tư Quốc gia Qatar. Cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý mỏ dự trữ dầu và khí đốt.

8. Đại công tước Duke Henri, Luxembourg: 4 tỷ USD

Đại công tước Duke Henri và phu nhân.

Luxembourg, tên đầy đủ là Đại công quốc Luxembourg, là một quốc gia nhỏ nằm trong lục địa ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp, và Đức. GDP của Luxembourg thuộc hạng cao nhất thế giới (107.206 USD/người/năm).

Luxembourg theo chế độ dân chủ đại nghị và quân chủ lập hiến, quốc gia này là đại công quốc duy nhất còn tồn tại trên thế giới, được cai trị bởi một đại công tước.

Gia đình đại công trước được trợ cấp 324.851 USD mỗi năm để điều hành đất nước, nhưng với số tài sản tỷ đô, có lẽ gia đình này chẳng bao giờ dùng đến tiền trợ cấp.

7. Quốc vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Dubai: 4,5 tỷ USD

Quốc vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum và phu nhân.

Ông Mohammed bin Rashid Al Maktoum là Quốc vương của tiểu vương quốc Dubai, đồng thời còn Phó Tổng thống và Thủ tướng của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Quốc vương Mohammed bin Rashid Al Maktoum dành phần lớn tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện. Ông đã đóng góp 10 tỷ USD tổ chức Mohammed bin Rashid Al Maktoum với mục tiêu hỗ trợ cho các thế hệ tương lai.

6. Hoàng tử Hans-Adam II, Liechtenstein: 5 tỷ USD

Hoàng tử Hans-Adam II và phu nhân, Công chúa Marie.

Thân vương quốc Liechtenstein là một quốc gia nhỏ giáp với Thụy Sĩ ở phía tây và Áo ở phía đông. Liechtenstein có GDP trên đầu người cao nhất thế giới và tỷ lệ nợ nước ngoài thấp nhất thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp ở Liechtenstein chỉ 1,5 %, thấp thứ nhì thế giới (thấp nhất là Monaco).

Tài sản của gia đình Hoàng gia Liechtenstein chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng gia đình LGT Group. Ngoài ra, Quỹ Hoàng tử Liechtenstein cũng đóng góp rất nhiều vào việc làm đầy thêm khối tài sản khổng lồ của gia đình này bằng việc đầu tư vào bất động sản, lâm nghiệp và sản xuất rượu.

5. Vua Mohammed VI, Maroc: 5,7 tỷ USD

Vua Mohammed VI và vợ, công chúa  Lalla Salma.

Vương quốc Maroc nằm ở phía Bắc Phi. Quốc gia này theo chế độ quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.

Tài sản của Vua Mohammed VI phần lớn đến từ Công ty Đầu tư Quốc gia Maroc thuộc sở hữu của gia đình hoàng gia Maroc. Công ty này chuyên đầu tư vào các quốc gia ở châu Phi và hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, năng lượng tái tạo.

4. Quốc vương Khalifa bin Zayed Al Nahyan, Abu Dhabi: 15 tỷ USD

Quốc vương Khalifa bin Zayed Al Nahyan.

Abu Dhabi là tiểu vương quốc tọa lạc tại Vịnh Ba Tư, là thủ đô và cũng là thành phố đông dân thứ hai của UAE (thành phố đông dân nhất là Dubai).

Quốc vương Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan vừa cai trị Abu Dhabi, vừa là Chủ tịch của UAE. Tài sản của ông chủ yếu có được nhờ giữ chức chủ tịch của Quỹ đầu tư Abu Dhabi, tổ chức này quản lý dự trữ dầu thừa của UAE.

3. Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud, Ả Rập Xê Út: 17 tỷ USD

Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud trong một buổi trò chuyện với cựu Tổng thống Barack Obama.

Nguồn thu nhập của Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud đến từ tập đoàn truyền thông do gia đình ông điều hành, bao gồm 2 tờ báo lớn của Ả Rập là Asharq Al-Awsat và Al Eqtisadiah.

2. Quốc vương Hassanal Bolkiah, Brunei: 20 tỷ USD

Quốc vương Hassanal Bolkiah

Hầu như mọi thu nhập của Quốc vương Hassanal Bolkiah đều đến từ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt. Ông đồng thời còn là Thủ tướng, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Bộ trưởng bộ Tài chính của Brunei.

Ông sống trong cung điện lớn nhất thế giới, ước tính trị giá 350 triệu USD. Nhiều lời đồn đoán nói ông sở hữu 600 chiếc siêu xe Rolls-Royces.

1. Vua Maha Vajiralongkorn, Thái Lan: 30 tỷ USD

Vua Maha Vajiralongkorn và Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn.

Hoàng gia giàu nhất thế giới lại là ở một quốc gia châu Á, với tổng số tài sản ròng vượt xa người đứng thứ 2.

Gia đình Vua Maha Vajiralongkorn kiếm tiền từ các khoản đầu tư phát sinh từ Văn phòng Bất động sản Chính phủ, cơ quan này quản lý hầu hết tài sản của gia đình Hoàng gia Thái.

Ngoài ra, Vua Maha Vajiralongkorn còn sở hữu viên kim cương Golden Jubilee nặng 545 carat, viên kim cương nhiều góc cạnh lớn nhất thế giới.

PV

Theo Reuters

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thanh tra Chính phủ chủ động hội nhập trong phòng, chống tham nhũng toàn cầu

(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Dương Nguyễn

Romania và cuộc chiến nâng cao tính chính trực trong mua sắm công

(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

Dương Nguyễn (Theo OECD)

Bình đẳng giới: Chìa khóa để chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Dữ liệu nào đang được tin dùng trong nghiên cứu tham nhũng toàn cầu?

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.

Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Xem thêm