Thứ tư, 23/10/2024 - 13:16 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Công tác tiếp công dân là vấn đề được cả xã hội quan tâm, là công tác quan trọng trong các hoạt động của cả Hệ thống chính trị Việt Nam. Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; giúp cho Đảng, Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, vướng mắc cần khắc phục.
Thực trạng công tác tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, song thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế, vướng mắc. Cụ thể như sau:
Thứ nhất là, bất cập về các quy định về tên gọi, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Tổ chức tiếp công dân từ Trung ương đến địa phương còn thiếu thống nhất. Nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách Trụ sở tiếp công dân, người làm công tác tiếp công dân chưa được quy định đầy đủ và rõ ràng. Phạm vi trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thường trực tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng, của Trụ sở tiếp công dân các cấp chưa rõ ràng. Mối quan hệ giữa Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương với cơ quan thường trực tiếp dân ở địa phương và mối quan hệ giữa Trụ sở tiếp công dân với cơ quan thanh tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chưa đầy đủ.
Tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với người tiếp công dân; trình tự, thủ tục tiếp công dân, công tác quản lý về tiếp công dân… chưa được quy định đầy đủ và cụ thể. Việc tiếp công dân còn hình thức, chưa hiệu quả, có tình trạng khoán trắng cho công chức tiếp công dân hoặc cơ quan chức năng; có nơi còn biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ không đúng mực đối với người dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tình trạng né tránh trách nhiệm, hướng dẫn công dân không đúng quy định vẫn còn xảy ra. Chế độ thông tin về tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được đầy đủ, kịp thời; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì Phiên tiếp công dân định kỳ tháng 9/2024. (Ảnh: quangbinh.gov.vn)
Thứ hai là, bất cập về hoạt động tiếp công dân trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chưa coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của mình. Nhiều đồng chí lãnh đạo chưa trực tiếp tiếp công dân đầy đủ theo quy định, còn có tư tưởng khoán trắng cho một số cơ quan chuyên môn; chưa tổ chức đối thoại, chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ nơi phát sinh; chưa chấn chỉnh những việc làm sai trái của cán bộ, cơ quan cấp dưới; còn yếu trong hướng dẫn công dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhiều nơi chưa ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân; việc bố trí công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, đầu tư cơ sở, trang thiết bị cho Trụ sở, công tác tiếp công dân chưa hợp lý. Một số địa phương chưa chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tiếp công dân cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân ở các cấp, các ngành
Thứ ba là, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn biến phức tạp, tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp tiếp tục gia tăng, phát sinh nhiều điểm nóng gây mất ổn định xã hội. Phần lớn những khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai: Giải phóng mặt bằng, đền bù đất, đòi lại đất cũ, tranh chấp đất...hoặc liên quan đến việc giải quyết các chính sách chế độ về nhà ở, chế độ trợ cấp xã hội, tố cáo cán bộ lợi dụng chức quyền tham nhũng…
Mặc dù vậy, công tác tiếp công dân ở các cấp các ngành trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng tiếp công dân. Sự yếu kém bất cập thể hiện trên nhiều mặt: Bất cập về thể chế, tổ chức và quản lý công tác tiếp công dân, việc phối kết hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các cơ quan Đảng, đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp công dân, cơ sở vật chất…hạn chế này đang là rào cản cần sớm có giải pháp khắc phục.
Một là, do nhận thức của một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chưa đúng mức, chưa thực sự coi công tác tiếp dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền dân chủ của công dân.
Hai là, pháp luật tiếp công dân còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu một số công việc cụ thể trong hoạt động tiếp công dân; chưa phân định rõ việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ việc tiếp công dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức; giữa việc tiếp công dân thường xuyên với việc tiếp công dân theo yêu cầu cần thiết đối với vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia.
Ba là, công tác tiếp công dân là hoạt động phức tạp, đòi hỏi vừa linh hoạt, mềm dẻo vừa đúng nguyên tắc, đúng quy định pháp luật; trong khi năng lực, trình độ và kỹ năng của một bộ phận cán bộ tiếp công dân còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, nhiều vấn đề do lịch sử để lại hoặc chính sách, pháp luật về các lĩnh vực nhạy cảm như nhà ở, đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng… còn nhiều bất cập nên việc giải thích, trả lời cho công dân gặp nhiều vướng mắc.
Bốn là, việc tiếp công dân chưa gắn với việc xem xét, giải quyết vụ việc của các cơ quan nhà nước. Việc tiếp công dân của các Trụ sở chưa gắn với việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết của các cấp, các ngành; vì vậy, hiệu quả công tác tiếp công dân chưa cao.
Năm là, việc triển khai cơ chế, chính sách đến các cơ sở chưa tốt; ý thức người dân chưa cao; có sự kích động của các nhóm phản động; việc tiếp công dân của người đúng đầu chưa đầy đủ; quy chế phối hợp không đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; các cơ quan tiếp công dân địa phương phối hợp còn mang tính hình thức; chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động tiếp công dân; chưa có sự phối hợp các cơ quan tiếp công dân thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Sáu là, do chưa giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; do chưa có “cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo”; do các cơ quan tiếp dân chỉ có chức năng tiếp công dân, không có chức năng giải quyết.
Bảy là, nhận thức của một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chưa đúng mức, chưa thực sự coi công tác tiếp dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền dân chủ của công dân.
Tám là, các quy định pháp luật về tiếp công dân chưa được ban hành đầy đủ, chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tính chất, yêu cầu của công tác tiếp công dân. Chưa phân định rõ việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ việc tiếp công dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức, giữa việc tiếp công dân thường xuyên với việc tiếp công dân theo yêu cầu khẩn thiết đối với vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia…
Chín là, công tác tiếp công dân là hoạt động phức tạp, đòi hỏi vừa linh hoạt, mềm dẻo vừa đúng nguyên tắc, đúng quy định pháp luật; trong khi năng lực, trình độ và kỹ năng của một bộ phận cán bộ tiếp công dân còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, nhiều vấn đề do lịch sử để lại hoặc chính sách, pháp luật về các lĩnh vực nhạy cảm như nhà ở, đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng… còn nhiều bất cập nên việc giải thích, trả lời cho công dân gặp nhiều vướng mắc.
Quang cảnh buổi làm việc giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện U Minh Thượng trong việc thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo (ảnh: thanhtratinhKG)
Mười là, việc tiếp công dân chưa gắn với việc xem xét, giải quyết vụ việc của Thủ trưởng các cơ quan nhà nước. Việc tiếp công dân của các Trụ sở chưa gắn với việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giải quyết của các cấp, các ngành; vì vậy, hiệu quả công tác tiếp công dân chưa cao.
Mười một là, do khiếu nại, tố cáo là vấn đề hết sức phức tạp, liên quan đến pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực, trách nhiệm của các cơ quan quản lý điều hành. Trong khi đó hệ thống pháp luật đang biến động mạnh, công tác quản lý trên các lĩnh vực còn nhiều vi phạm, nên công tác tiếp công dân gặp nhiều khó khăn phức tạp. Do vậy pháp luật tiếp công dân cũng khó trách khỏi khiếm khuyết, hạn chế, bất cập.
Mười hai là, do có nhưng vấn đề rất lớn Đảng và Nhà nước ta chưa có đường lối xử lý như giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người; việc giải quyết kiến nghị, phản ánh nên cũng dẫn đến việc tiếp công dân, pháp luật tiếp công dân chưa có quy định phù hợp.
Mười ba là, hệ thống pháp luật hành chính đang trong quá trình hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân chưa được phân định rõ giữa cơ quan quản lý Trụ sở tiếp công dân với các cơ quan thanh tra nhà nước; mối quan hệ giữa các cơ quan tiếp công dân các cấp và giữa các cơ quan phối hợp tiếp dân tại Trụ sở chưa được cụ thể hóa; việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa gắn với kiểm tra, đôn đốc, việc xử lý; thiếu cơ sở dữ liệu về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên thông.
Mười bốn là, quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Tiếp công dân 2013 chưa tính toán, dự liệu đầy đủ các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tiếp công dân và giải quyết Kn, TC, kiến nghị, phản ánh; nên có quy định chưa bảo đảm tính thống nhất với văn bản khác hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Mười năm là, thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác tiếp công dân, chưa chấp hành nghiêm quy định về việc tiếp dân định kỳ; còn ngại tiếp, né tránh, đùn đẩy. Bên cạnh đó, thiếu chế tài xử lý. Do vậy, có quy định chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa bảo đảm tính khả thi.
Mười sáu là, một số địa phương chưa gắn tiếp công dân với việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc đông người, gay gắt, kéo dài; chưa gắn tiếp công dân với việc đối thoại, giải quyết những kiến nghị, phản ánh của người dân.
ThS. Dương Văn Huế, Phó Chánh văn phòng Thanh tra Chính phủ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.
Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
BS
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.
BS
(ThanhtraVietNam) - Việc chuẩn hóa trình tự, thủ tục và mẫu các văn bản sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các cuộc thanh tra, kết luận thanh tra sẽ khắc phục được việc ban hành chậm và quá trình thanh tra người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định phải thực hiện nghiêm các quy định, từ đó đưa hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả
ThS. Lê Ngọc Thiều Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, nhận thức sâu sắc chủ trương của Trung ương Đảng về việc cần thiết phải giải quyết các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong cơ chế, lãnh đạo Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra đã chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa hoạt động xử lý sau thanh tra mang lại hiệu quả thiết thực.
Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ
(ThanhtraVietNam) - Hoạt động thanh tra khó có thể đảm bảo đủ các nguyên tắc “tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác” nếu thiếu vắng công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ
(ThanhtraVietNam) - Đất hiếm là loại khoáng sản có giá trị chiến lược, được ví như "vàng trắng" trong công nghệ cao, từ sản xuất xe điện, điện thoại thông minh đến vũ khí quân sự. Nhưng ở Việt Nam, tài nguyên quý giá này không được bảo vệ như một kho báu quốc gia mà lại bị buôn bán như một món hàng chợ đen, tuồn lậu qua biên giới với những chiêu trò hết sức tinh vi.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Nếu có một thứ có thể biến giấy trắng thành vàng, thì đó chính là con dấu. Và trong vụ án vừa bị Công an TP. Hà Nội phanh phui, con dấu đã thực sự trở thành một “cỗ máy in tiền” cho một nhóm cán bộ tại Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngoài bốn nội dung bất cập trong xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn đã phân tích ở bài trước còn có ba nội dung khác cũng là rào cản của công tác kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam.
K. Dung (tổng hợp)
(ThanhtraVietNam) - Theo TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, trong nội hàm pháp lý và thực tiễn về kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam, vấn đề xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn hiện đang là khâu yếu nhất.
K. Dung (tổng hợp)