Chủ nhật, 21/04/2024 - 15:05 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Việc nghiên cứu thực trạng hành vi vi phạm và xử lý các sai phạm xảy ra trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo cho các quy định pháp luật được các chủ thể thực thi một cách nghiêm chỉnh là một việc làm cần thiết và ý nghĩa trong thời điểm hiện nay.
Đánh giá chung về thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn phát hiện, xử lý
Mặc dù đã có những quy định về việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC), tuy nhiên các quy định về việc xử lý vi phạm trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo còn chung chung, mang tính nguyên tắc. Các văn bản hướng dẫn tuy đã có những quy định về nguyên tắc xử kỷ luật đối với người vi phạm là cán bộ, công chức; hành vi, đối tượng bị xử lý, chế tài xử lý nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể nên các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này chưa đi vào thực tiễn.
Chẳng hạn, ai là người phát hiện, kết luận về hành vi vi phạm của người vi phạm; ai là người kiến nghị, đề xuất với người có thẩm quyền để xử lý người có hành vi vi phạm (cơ quan thanh tra, cơ quan nội vụ, cơ quan tiếp công dân, người giải quyết KNTC lần tiếp theo...).
Thí dụ, một vụ việc khiếu nại, mặc dù đã quá thời hạn giải quyết lần đầu nhưng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu không/chưa giải quyết; công dân khiếu nại lần hai lên cơ quan cấp trên xem xét, giải quyết theo quy định. Cơ quan này thụ lý giải quyết lần hai. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP thì “người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật”.
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tiếp công dân tại điểm cầu Trụ sở Tiếp công dân tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Mai Văn Duẩn
Trong trường hợp này có một số vướng mắc đặt ra: ai là người kết luận người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu vi phạm pháp luật; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì xử lý như thế nào? Ai là người kiến nghị xử lý (cơ quan thanh tra khi thực hiện thành, cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh…). Ai là người bị xử lý (người có thẩm quyền giải quyết hay người được giao nhiệm vụ xác minh)? Xử lý về hành vi nào (không thụ lý hay không ban hành quyết định, hay hành vi nào khác)...
Các quy định mới chỉ ra được một số hành vi mà chưa bao quát hết các hành vi vi phạm phát sinh cần phải ngăn chặn, xử lý. Từ thực trạng về việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm nêu trên cho thấy đối tượng vi phạm hành chính bao gồm cả công dân - người thực hiện quyền KNTC; và cán bộ, công chức - người có thẩm quyền trách nhiệm, người được giao nhiệm vụ trong việc tiếp công dân, giải quyết KNTC. Hành vi vi phạm hành chính diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên việc xử lý hành vi vi phạm đó ít khi được thực hiện.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do quy định về việc xử lý vi phạm còn chung chung, thiếu cụ thể và chưa có cơ chế thực thi; khó xác định rõ hành vi vi phạm trong việc giải quyết KNTC bởi vì nhiều cơ quan, cá nhân cùng tham gia vào quá trình giải quyết. Người vi phạm là người có chức vụ, quyền hạn, là công dân - người thực hiện quyền KNTC theo quy định; người có thể đưa ra kiến nghị xử lý vi phạm thiếu kiên quyết, ngại va chạm, cả nể, hoặc thiếu quyền năng; cơ chế giải quyết KNTC chưa khách quan, độc lập, và hiệu quả…
Những yêu cầu đặt ra
Nhìn nhận một cách khách quan, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết KNTC của công dân phần lớn đều có bắt nguồn từ phía cá nhân, cơ quan nhà nước. Người dân khiếu kiện đa phần có quyền, lợi ích bị tác động bởi chính quyết định hành chính, hành vi hành chính; hoặc họ biết có hành vi vi phạm nên họ tố cáo, chỉ có điều không có đủ chứng cứ chứng minh.
Khi công dân thực hiện quyền KNTC, cá nhân, cơ quan nhà nước thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết, hoặc giải quyết thiếu khách quan, đúng đắn gây bức xúc cho người dân. Do vậy, muốn xử lý người dân vi phạm người KNTC, trước hết phải xử lý chính cán bộ, công chức - người có thẩm quyền, trách nhiệm vi phạm trong việc tiếp công dân, giải quyết KNTC.
Tiếp công dân, giải quyết KNTC là một chuỗi các hoạt động có sự tham gia của nhiều người, nhiều thành phần, nhiều cơ quan. Vì thế, khi xác định sai phạm cần xác định rõ sai phạm ở khâu nào, ai là người có trách nhiệm. Không nên dồn hết trách nhiệm cho thủ trưởng cơ quan, cũng không nên đổ đầu lên cán bộ, công chức - người được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất. Việc xác định không rõ trách nhiệm cá nhân sẽ dẫn đến tình trạng người vi phạm là thủ trưởng cơ quan, nhưng người bị kỷ luật lại là cán bộ, công chức cấp dưới.
Cần phải có quy định rõ về tiêu chuẩn đầu vào, chế độ đãi ngộ với người làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC đúng mực. Thực tiễn cho thấy, nhiều cơ quan nhà nước cọi nhẹ công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC nên không quan tâm nhiều đến công tác này và thường bố trí cán bộ không phù hợp.
Bởi vậy, nhiều cán bộ, công chức được phân công làm công tác tiếp công dân, công tác tham mưu, đề xuất trong tiếp nhận đơn, giải quyết KNTC không được đào tào, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thường xuyên, việc am hiểu về nghiệp vụ còn rất hạn chế, không chuyên nghiệp, không có chiều sâu.
Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm
Một là, nhóm các giải pháp hạn chế hành vi vi phạm:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật về KNTC nói riêng cho người dân; kịp thời tiếp nhận, xử lý và giải quyết các KNTC của công dân, không để công dân bức xúc, dẫn đến những vi phạm pháp luật.
Quan tâm đến việc lựa chọn, bố trí cán bộ đủ năng lực làm nhiệm vụ tiếp công dân; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên nghiệp; có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý để cán bộ, công chức chuyên tâm công tác.
Thường xuyên và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC; kịp thời nhắc nhở, yêu cầu khắc phục những tồn tại hạn chế không để hành vi vi phạm xảy ra. Trưởng hợp đã nhắc nhở mà vẫn vi phạm cần xác định rõ hành vi vi phạm và xử lý trách nhiệm người có hành vi vi phạm một cách nghiêm minh.
Hai là, nhóm giải pháp phát hiện và xử lý hành vi vi phạm:
Đổi mới cơ chế tiếp nhận, giải quyết đơn thư và giải quyết KNTC bằng việc xây dựng mô hình tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư độc lập. Thực tiễn cho thấy, mô hình tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC hiện nay thiếu tính độc lập, việc giải quyết phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người đứng đầu cơ quan đơn vị; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân không cao, không có tính chuyên nghiệp.
Trước những yêu cầu từ thực tiễn trong việc xử lý các hành vi vi phạm trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải tiến hành rà soát các quy định về xử lý hành chính vi phạm trong lĩnh vực này để tìm ra những điểm chưa thống nhất, những nội dung còn thiếu sót chưa được pháp luật điều chỉnh, từ đó khắc phục, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.
Có thể thấy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, để nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNCT của công dân, góp phần tạo niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của đảng, sự công minh của pháp luật trong thời gian tới cần xây dựng và hoàn thiện được cơ chế phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, đặc biệt là xử lý vi phạm đối với cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc tiếp công dân, thụ lý giải quyết đơn thư./.
Mai Văn Duẩn - Trưởng ban Tiếp công dân tỉnh Bắc Ninh
Từ khóa:
khiếu nại tố cáo tiếp công dân xử lý vi phạm hành chính tiếp công dân vi phạm hành chính giải quyết đơn thưÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh kiểm tra, rà soát, xử lý và giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, đặc biệt là các trường hợp vượt cấp lên Trung ương. Đây là chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
PV
(ThanhtraVietNam) – Đó là kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với đơn của ông Trần Văn Bản ngụ tại số 57/22/2, đường Phạm Thái Bường, Phường 4, thành phố Vĩnh Long.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Theo báo cáo kết quả công tác của Thanh tra tỉnh Đồng Nai về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quý I/2025, thể hiện.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 đối với đơn của bà Nguyễn Thị Hường, cư trú tại số 141/5 đường Võ Văn Kiệt, Phường 1, thành phố Bạc Liêu.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietnam) - Khiếu nại, tố cáo là một hình thức đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi trái pháp luật, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mặt khác, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ trực tiếp, một chế định của nền dân chủ trực tiếp để công dân thông qua đó thiết thực tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Hoàng Văn Sóng - Thanh tra Bộ Công an
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại và kết luận nội dung tố cáo của Chủ tịch UBND tỉnh.
Lâm Ánh
(ThanhtraVietNam) - Đó là kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đối với bà Huỳnh Tuyết Trinh, ngụ tại ấp Phước Thuận 1, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Đây là nội dung được Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước thông tin mới đây trong văn bản phản hồi Tạp chí Thanh tra.
BTV
(ThanhtraVietNam) - Nhiệm vụ trên nằm trong khuôn khổ đổi mới, tinh gọn hệ thống chính trị, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý I/2025, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sơn La đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao các cơ quan, đơn vị, địa phương chuẩn bị toàn diện các điều kiện để tổ chức tiếp công dân trực tuyến khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Hồng Điệp dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau nhằm kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đảm bảo an ninh trật tự phục vụ Đại hội Đảng các cấp cùng các sự kiện chính trị trọng đại sắp tới.
Lan Anh