Tất cả chuyên mục

Brazil và tham vọng cân bằng thế giới

Thứ năm, 16/09/2010 - 09:50 (GMT+7)

Cách đây 7 năm, nhiều người đã hoài nghi khi nói về tính cần thiết phải có những thay đổi về chính trị kinh tế thế giới hay khi đề cập đến việc Brazil và một số nước khác phải được trao thêm vai trò trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hoặc trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc. Nhưng nay khoảng cách tăng trưởng so với các nước phát triển đã khiến các nước đang phát triển trở thành những nhân tố chính trong nền kinh tế thế giới.

Brazil - Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thống nhất về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran

Mối liên hệ giữa các nước phía nam trong tổ chức WTO, tổ chức FMI, Liên Hiệp Quốc và nhóm BRIC (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã giúp nâng tầm tiếng nói của các quốc gia trước đây chỉ ở vị trí thứ 2. Cuộc khủng hoảng gần đây càng cho thấy rằng thế giới không thể bị chi phối bởi một số ít các quốc gia.

Brazil đã quyết tâm tìm cách nâng cao vai trò trong bối cảnh mới. Với sự dẫn dắt của Tổng thống Lula trong vòng hơn 7 năm, hình ảnh của Brazil ngày càng nổi rõ trong các cuộc tranh luận về những chủ đề lớn của quốc tế, từ vấn đề biến đổi khí hậu đến thương mại, tài chính cho hòa bình và an ninh. Trong trường hợp của Brazil, sự thay đổi nhận thức trước hết là do sự chuyển đổi về kinh tế, chính trị và xã hội. Việc cải tiến trong các lĩnh vực khác nhau - từ cân bằng kinh tế vĩ mô đến giảm bất bình đẳng xã hội - đã khiến cho Brazil ổn định hơn và công bằng hơn. Những phẩm chất cá nhân và sự dấn thân trực tiếp của Tổng thống Lula vào những vấn đề quốc tế đã góp phần đưa tiếng nói của Brazil trở nên có trọng lượng hơn trong các cuộc tranh luận quan trọng thế giới.

Trong bối cảnh đó, Brazil đã phát triển một chính sách đối ngoại toàn cầu và chủ động. Họ đã tìm cách xây dựng các liên minh ngoài những đối tác và các mối quan hệ truyền thống mà họ đang cố gắng duy trì và tăng cường, như trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên minh châu Âu hoặc đối thoại hợp tác toàn cầu với Mỹ.

Tăng trưởng xuất khẩu của Brazil sang các nước đang phát triển và sự hình thành các cơ chế đối thoại và thống nhất, như trong Liên hiệp các quốc gia Nam Mỹ (Unasur), nhóm G20 tại WTO, nhóm IBAS (gồm các nước Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) và nhóm BRIC phản ánh định hướng chính sách đối ngoại toàn cầu và bình đẳng. Đó là động thái đối ngoại có thể làm được và cần có của một quốc gia có các đặc tính như Brazil.

Cơ sở của chính sách ngoại giao mới này là tăng cường hội nhập vùng Nam Mỹ. Một trong những thế mạnh lớn của Brazil trên trường quốc tế là mối giao hảo với các nước láng giềng, bắt đầu bởi sự tăng cường quan hệ với Argentina. Ông Lula đã cam kết ngay từ ngày đầu tiên lên làm tổng thống là sẽ tiếp tục gắn kết với lục địa Nam Mỹ thông qua cầu nối thương mại, cơ sở hạ tầng và đối thoại chính trị.

Trên thực tế, các thỏa thuận giữa Mercosur và Cộng đồng Andean đã tạo ra một khu vực thương mại tự do trên toàn Nam Mỹ. Việc sát nhập của lục địa này đã xúc tiến một cách ý nghĩa, đặc biệt nhất là việc kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Brazil nỗ lực để tạo ra một cộng đồng Nam Mỹ và cho ra đời tổ chức Unasur.

Trên nền tảng một Nam Mỹ hội nhập hơn, Brazil đã góp phần thiết lập những cơ chế đối thoại và hợp tác với các nước trong khu vực khác, dựa trên suy nghĩ rằng các nước đang phát triển không còn nằm bên lề thời cuộc thế giới. Sự hình thành của nhóm G20 tại Hội nghị bộ trưởng Cancun vào năm 2003 đánh dấu sự trưởng thành của các nước nghèo, thay đổi hoàn toàn hình thức quyết định trong các cuộc đàm phán thương mại.

Nhóm IBAS đã đáp ứng nhu cầu thống nhất ba nền dân chủ đa văn hóa và đa chủng tộc, khẳng định tính khoan dung và hòa hợp việc phát triển cùng nền dân chủ. Ngoài thống nhất về chính sách và hợp tác giữa ba nước, IBAS trở thành mô hình thúc đẩy các dự án cho các nước nghèo hơn, và thực tế, cho thấy rằng đoàn kết không phải là độc quyền của các nước giàu.Tổng thống Lula (trái) gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Canada.

Brazil đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh của các nước Nam Mỹ với các nước ở châu Phi (SAA) và với các nước Arập (ASPA). Họ còn xây dựng các liên kết chính trị giữa các vùng mặc cho sự cách biệt về tự nhiên. Việc hợp tác trên mang lại lợi ích đáng kể cho các quan hệ kinh tế. Giao thương giữa Brazil với các nước Arập đã tăng gấp 4 lần trong vòng 7 năm. Về phía châu Phi, con số đó hơn gấp 5 lần và đạt được 26 tỉ USD, hơn hẳn so với các cuộc giao thương với các đối tác truyền thống như Đức và Nhật Bản.

Các liên minh mới này đang góp phần thay đổi cục diện toàn cầu. Việc thay thế G7 bằng G20 như sự kiện tranh luận quan trọng về sản xuất và tài chính quốc tế cho thấy rằng, trước đây những quyết định về kinh tế được đưa ra mà không có sự tham gia của các nền kinh tế mới nổi là thiếu tính hợp pháp và hiệu quả.

Về mặt an ninh, khi Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ thuyết phục Iran thực hiện các cam kết trong Tuyên bố Tehran, họ đã chứng minh rằng, với cái nhìn và những động thái mới là cần thiết để giải quyết một vài chủ đề mà trước đây là đặc quyền của các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Mặc dù ban đầu có một số phản đối của các cường quốc hạt nhân, giờ đây chúng ta tin rằng những thành quả đạt được từ cuộc trao đổi này sẽ là cơ sở để đàm phán và giải quyết được vấn đề trong tương lai.

Một chính sách đối ngoại tốt đòi hỏi cần phải cẩn trọng. Nhưng cũng đòi hỏi sự táo bạo, bởi vì sự nhút nhát và mặc cảm thua kém không thể hiện được đẳng cấp quốc gia. Ta biết rằng các quốc gia cần phải hành động theo chính cách thức của họ. Tuy nhiên, sai lầm lớn nhất là đánh giá thấp khả năng của Brazil.

Trong gần 8 năm, giống như các nước đang phát triển khác, Brazil đã cố gắng táo bạo và đã thay đổi tầm quan trọng của họ trên bản đồ thế giới. Các nước này hiện nay, dù không tránh khỏi những lời phê bình đánh giá, được coi như là các quốc gia chủ chốt có trách nhiệm ngày càng cao và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các quyết định ảnh hưởng đến tương lai hành tinh.

Theo ANTG

letiendat

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thanh tra Chính phủ chủ động hội nhập trong phòng, chống tham nhũng toàn cầu

(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Dương Nguyễn

Romania và cuộc chiến nâng cao tính chính trực trong mua sắm công

(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

Dương Nguyễn (Theo OECD)

Bình đẳng giới: Chìa khóa để chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Dữ liệu nào đang được tin dùng trong nghiên cứu tham nhũng toàn cầu?

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.

Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Xem thêm