Tất cả chuyên mục

Campuchia vỡ đập: do sức ép của nước

Thứ ba, 04/12/2012 - 15:28 (GMT+7)

Đập thủy điện Stung Atay do Trung Quốc xây dựng ở phía tây Campuchia đã bất ngờ đổ ập gây ra cơn lũ cuốn đi năm người và làm chín người bị thương.

Sự cố làm gia tăng lo ngại về chất lượng của những đập thủy điện cùng tác hại về môi trường sống.

Tân Hoa xã dẫn lời cảnh sát trưởng tỉnh Pursat Sarun Chanthy ngày 3-12 xác nhận trong số những người bị thương có một người Trung Quốc. “Kết luận ban đầu của chúng tôi là vụ tai nạn xảy ra do đường hầm bêtông hình ống bị nứt và vỡ do sức ép của nước” - ông Sarun Chanthy nói.

Cơn khát năng lượng đã khiến Campuchia lên kế hoạch xây dựng hàng loạt đập thủy điện

Trong khi đó, Bộ trưởng công nghiệp Suy Sem khẳng định đây chỉ là “tai nạn nhỏ” và sẽ không ảnh hưởng đến dự án.

Trước đó, AFP ngày 2-12 dẫn lời cảnh sát trưởng Theang Leng của quận Veal Veng cho biết vụ việc xảy ra chiều 1-12. “Bốn người bị mất tích. Chúng tôi e là họ đều đã chết đuối nhưng điều này vẫn chưa chắc chắn” - ông Leng cho biết. Một đội cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những người mất tích. Ngoài ra, khoảng bảy người bị thương trong vụ việc, trong đó nhiều người bị gãy xương. Mọi hoạt động tại thủy điện Stung Atay, một dự án trị giá hơn 255 triệu USD trên sông Atay thuộc tỉnh Pursat, đều bị ngừng lại trong lúc các chuyên gia xem xét thiệt hại.

Theo ông Theang Leng, nguyên nhân của vụ vỡ đập là do con đập tích quá nhiều nước và bắt đầu rò rỉ. Yeat Thay, một người dân sống ở gần đó, cho biết toàn bộ nước trong bể chứa của Stung Atay đã cạn sạch sau khi một phần cấu trúc hình ống cạnh bể chứa bị vỡ.

“Cần mở một cuộc điều tra toàn diện về vụ vỡ đập cũng như xem xét liệu các mức kinh phí để đảm bảo an toàn cho con đập có hiệu quả hay không - trang Global Post dẫn lời bà Ame Trandem, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Tổ chức Mạng lưới sông ngòi quốc tế - Bất cứ công nhân thi công nào thiệt mạng cũng là điều không thể chấp nhận được và cần phải tránh với bất cứ giá nào”.

Dự án đập Stung Atay, một trong số  sáu dự án do Trung Quốc tài trợ, có công suất 120 MW, được khởi động năm 2008 và dự kiến hoàn thành giữa năm sau. Dự án do nhà thầu Trung Quốc Datang Corporation xây dựng và sẽ điều hành trong vòng 30 năm trước khi chuyển giao lại cho Campuchia. Trả lời báo chí, văn phòng của Datang cho biết họ không có thông tin về vụ vỡ đập và từ chối cung cấp liên lạc của người phát ngôn công ty.

Campuchia hiện thiếu điện nghiêm trọng với chỉ 1/4 dân số tiếp cận được nguồn điện ổn định. Cơn khát năng lượng đã khiến nước này lên kế hoạch xây dựng hàng loạt đập thủy điện. Năm ngoái, Campuchia khánh thành đập thủy điện lớn nhất nước, một dự án 280 triệu USD cũng do Trung Quốc tài trợ. Chín con đập khác sẽ được hoàn thành từ nay đến năm 2019, dự kiến tạo ra hơn 2.045 MW điện, đủ cung cấp cho tất cả các tỉnh thành.

Nhưng các dự án thủy điện ngày càng gây lo ngại vì thiếu an toàn với nhiều vụ công nhân xây đập bị thiệt mạng tại nhiều nơi trong vòng hai năm qua. Năm 2008, Tổ chức Mạng lưới sông ngòi quốc tế đã cảnh báo những con đập được xây dựng vội vã có thể gây ra những thiệt hại không thể bù đắp được. “Trong khi an toàn luôn là một nguy cơ khi xây dựng những con đập lớn thì biến đổi khí hậu cũng là yếu tố làm tăng sự bất ổn cần phải được cân nhắc cẩn thận hơn trong quá trình lên kế hoạch” - bà Trandem nhận định.

Theo Trần Phương
Tuổi trẻ

tranthanhhuyen

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thanh tra Chính phủ chủ động hội nhập trong phòng, chống tham nhũng toàn cầu

(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Dương Nguyễn

Romania và cuộc chiến nâng cao tính chính trực trong mua sắm công

(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

Dương Nguyễn (Theo OECD)

Bình đẳng giới: Chìa khóa để chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Dữ liệu nào đang được tin dùng trong nghiên cứu tham nhũng toàn cầu?

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.

Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Xem thêm