Thứ sáu, 15/04/2011 - 13:39 (GMT+7)
Một nhóm các nhà hoạt động xã hội và các nhà nghiên cứu đang ráo riết vận động Việt Nam tham gia công ước quốc tế nhằm minh bạch hoá ngành công nghiệp khai thác khoáng sản vốn được coi là mảnh đất màu mỡ cho những nhóm lợi ích.
Ông Đậu Anh Tuấn, phó ban Pháp chế của phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, Việt Nam cần gia nhập Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (EITI) nếu muốn “tăng thu ngân sách nhà nước và tăng cường chống tham nhũng” trong ngành này. EITI, được công bố năm 2002 tại Nam Phi và thu hút 35 quốc gia trên thế giới làm thành viên, tạo ra cơ chế buộc các chính phủ công khai nguồn thu nhận được từ các công ty khai khoáng, trong khi các công ty khai khoáng cũng phải công khai các khoản chi cho chính phủ. Giám sát các khoản thu này là một cơ quan độc lập gồm nhiều tổ chức khác nhau. Ông Tuấn nói, cơ chế này sẽ giúp nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành khai khoáng vốn đang “rất thiếu” ở Việt Nam hiện nay.Kiến nghị của vị chuyên gia này được sự ủng hộ của lãnh đạo VCCI, viện Tư vấn phát triển, sứ quán Na Uy, sứ quán Thuỵ Điển và nhiều tổ chức khác trong và ngoài nước.Theo nghiên cứu của VCCI, Việt Nam có hơn 60 loại khoáng sản tại hơn 5.000 mỏ, điểm quặng. Ngành khai khoáng đóng góp 10 – 11% vào GDP trong khoảng một thập kỷ nay. Doanh thu từ xuất khẩu khoáng sản trong năm 2009 đạt khoảng 8,5 tỉ USD, trong đó từ dầu thô đạt 6,2 tỉ USD, chiếm khoảng một phần tư tổng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế đặc biệt quan trọng này đang bộc lộ rất nhiều sơ hở.Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản vốn được coi là mảnh đất màu mỡ cho những nhóm lợi ích. Ảnh: Trần Việt ĐứcVCCI khuyến nghị, nguồn lợi tài nguyên khoáng sản đôi khi rơi vào một số nhóm lợi ích thay vì cho cả một cộng đồng, do cơ chế kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước còn chưa chặt chẽ. Cơ chế xin – cho trong cấp phép ở lĩnh vực khai thác khoáng sản đang diễn ra phổ biến nên khó có thể đạt được mục tiêu minh bạch. Mặt khác, phần lớn những khoáng sản quan trọng đều do doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm, tỷ lệ tư nhân hoá trong ngành công nghiệp khai thác vẫn còn rất thấp cũng được xem là yếu tố cản trở. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra khá phổ biến ở một số địa phương, khai thác khoáng sản theo kiểu “dễ làm –khó bỏ”, chưa sử dụng tổng hợp các loại khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến vẫn còn diễn ra khá phổ biến gây tổn thất, thất thoát lớn khoáng sản và nguồn thu ngân sách.Một báo cáo khác của tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV), tổn thất trong khai thác than ở Quảng Ninh vào khoảng 7,3 – 7,7% đối với khai thác lộ thiên và khoảng 28 – 31% trong khai thác hầm lò. Ngoài ra, độ thu hồi quặng vàng trong chế biến hiện chỉ đạt khoảng 30 – 40% khiến khoáng sản quý này không chỉ mất mát mà việc khai thác còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Theo ông Phạm Quang Tú thuộc viện Tư vấn phát triển, hơn 2.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tham gia khai thác khoáng sản, trong đó có tới khoảng 90% là doanh nghiệp quy mô nhỏ. Nhiều doanh nghiệp trong ngành không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Ông Tú nhận xét, tình trạng trốn thuế tài nguyên, vận chuyển, buôn bán lậu… diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. Công tác quản lý và giám sát nguồn thu – chi từ công nghiệp khai thác chưa thật sự chặt chẽ dẫn tới thất thu ngân sách. Hơn nữa, việc công khai thông tin cũng như trách nhiệm giải trình của các bên trong ngành công nghiệp khai thác còn rất hạn chế.Ông Tú nhận xét, chỉ có một số cơ quan quản lý nhà nước là có khả năng tiếp cận được những thông tin về các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Ông tiết lộ, khi nhóm nghiên cứu của VCCI và CODE hỏi về cung cấp một số thông tin liên quan tới nguồn thu – chi của các đối tượng phỏng vấn thì chỉ một vài công ty sẵn sàng cung cấp đầy đủ các dữ liệu. Ông nói: “Kết quả là đa phần người dân chưa thể giám sát được nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản”. Ông cảnh báo rằng, hiện xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng xung đột, tranh chấp giữa người dân và doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở một số địa phương.Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cảnh báo trong giai đoạn tới, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản sẽ gặp nhiều khó khăn do trữ lượng dầu khí và than đang ngày càng cạn kiệt. Hơn nữa, mặc dù Việt Nam có một số loại khoáng sản có trữ lượng cao như bôxít, titan, đá vôi… nhưng chưa thể đưa vào khai thác quy mô lớn do trên thế giới cũng có rất nhiều những loại khoáng sản này và nhu cầu hiện tại không cao.Theo các nhà nghiên cứu, những khiếm khuyết nói trên sẽ được khắc phục khi Việt Nam tham gia EITI, với một uỷ ban gồm đại diện các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, các doanh nghiệp khai khoáng, các tổ chức xã hội và cộng đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, nếu thiếu cam kết chính trị mạnh mẽ, việc thực thi EITI sẽ động chạm tới nhiều nhóm lợi ích, đặc biệt trong bối cảnh nạn tham nhũng còn khá phổ biến. Họ đặt câu hỏi: liệu nền kinh tế Việt Nam, vốn luôn dựa vào xuất khẩu tài nguyên thô trong hàng chục năm qua, có tránh được lời nguyền tài nguyên mà không ít quốc gia cả giàu có lẫn nghèo nàn trên thế giới đã mắc phải với không ít hệ luỵ cho phát triển nếu kéo dài tình trạng khai thác khoáng sản thiếu kiểm soát?
Theo Tư Giang / SGTT.VN
letiendat
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Thông tư quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số tạo nền tảng pháp lý vững chắc để ngành lưu trữ quốc gia bắt nhịp chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả bảo quản, khai thác tài liệu trong thời đại công nghệ số bùng nổ.
Dương Nguyễn
Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tiếp tục sụt giảm, The S-Vista tại Vinhomes Ocean Park 1 nổi lên như một “ngôi sao” của thị trường BĐS phía Đông Hà Nội, khi hội tụ hàng loạt ưu điểm đắt giá, trở thành sản phẩm để ở kết hợp đầu tư đáng tiền đến từng mét vuông.
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm khách quan, trung thực, đúng quy định, không gây cản trở hoạt động của các đơn vị liên quan. Công tác kiểm tra được triển khai khoa học, không chồng chéo, không bỏ sót.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, trong đó những đề xuất quan trọng đảm bảo quyền lợi và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày Quốc tế Gia đình 15/5 vừa qua là dịp để cả thế giới tôn vinh vai trò của gia đình như một điểm tựa yêu thương, nơi nuôi dưỡng những giá trị nhân văn và sự gắn kết giữa con người.
Song Anh
Từ ngày chuyển sang VinFast VF 7, chị Hương Giang cảm thấy những chuyến đi xa trở nên hứng khởi hơn bao giờ hết vì trải nghiệm vận hành thú vị, an toàn và không tốn một đồng nhiên liệu.
Khi kinh tế và du lịch bùng nổ mạnh mẽ, Móng Cái bước vào thời kỳ vàng của phát triển đô thị và thu hút đầu tư. Song, giữa làn sóng tăng trưởng, thành phố vẫn “khát” các dự án đồng bộ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao cấp của tầng lớp cư dân mới. Sự xuất hiện của Vinhomes Golden Avenue chính là lời giải trọn vẹn cho cơn khát ấy.
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gia tăng ca mắc COVID-19 tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 do biến thể phụ XBB.1.16 lây lan nhanh, dù chưa ghi nhận ca nặng. Trên thế giới, Thái Lan đối mặt đợt bùng phát với hơn 53.000 ca từ đầu năm, trong khi số ca toàn cầu giảm mạnh.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trước tình hình thực phẩm giả, kém chất lượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đồng loạt ra quân, siết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Trọng tâm của đợt này là quyết liệt ngăn chặn thực phẩm giả, nhất là sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương