Tất cả chuyên mục

Cuba lần đầu tiên cho phép mua bán nhà, đất

Thứ sáu, 04/11/2011 - 14:25 (GMT+7)

Chính phủ Cuba đã cho phép người dân mua bán nhà lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng Cuba năm 1959. Đây là chính sách cải cách được trông đợi từ lâu, nhằm tạo ra thị trường bất động sản và hứa hẹn mang tiền đến túi của người dân.

Cải cách được công bố vào ngày hôm qua 3/11 trên trang Official Gazette của chính phủ Cuba. Đây là một trong những cải cách quan trọng sâu rộng nhất được Tổng thống  Raul Castro thực hiện nhằm đưa Cuba thoát khỏi nền kinh tế bao cấp kiểu Liên Xô cũ. Trong suốt 5 thập niên qua, người Cuba không thể bán nhà họ mà chỉ được trao đổi theo quy định. Nhưng giờ đây họ có thể nhận được tiền mặt cho giá trị ngôi nhà của họ. “Tôi có thể bán nhà tôi với giá 100.000 USD. Nếu tôi có khoản tiền đó tôi có thể làm được rất nhiều điều, thậm chí có thể ra nước ngoài, nếu gia đình tôi muốn đi”, một giáo viên sống trong căn hộ có từ thế kỷ 19 ở trung tâm Havana cho hay. Chuyên gia về Cuba Phil Peters tại Viện Lexington ở Arlington, Virginia, cho hay động thái trên có thể mang đến nhiều ngành cho nền kinh tế Cuba, khi chính phủ đang khuyến khích phát triển tự làm chủ và dần dần cắt giảm hàng triệu việc làm công, giảm gánh nặng chi trả lương ngày một lớn. “Có thể bán được nhà có nghĩa là các gia đình Cuba có tiền. Đây là nguồn tài chính cơ bản nhất. Đây là dấu hiệu lớn cho thấy chính phủ bắt đầu nới lỏng kiểm soát”, Peters cho hay. Thúc đẩy xây dựng nhà ở Luật mới chắc chắn sẽ khích lệ thị trường nhà đất mới và thu hút tiền từ các nhà đầu tư. Chính phủ Cuba cũng hi vọng cải cách sẽ thúc đẩy xây dựng, giải quyết tình trạng thiếu nhà ở. Chính phủ của hòn đảo 11 triệu dân đưa ra con số nhà ở bị thiếu là vào 600.000 căn. Luật mới cho phép người dân Cuba có quyền mua bán, trao đổi, tặng hoặc chuyển nhượng nhà họ cho những người thừa kế. Họ cũng có thể làm vậy với các mảnh đất nhỏ. Chính phủ Cuba cho phép người dân sở hữu nhà nhưng trước kia trên lý thuyết không được phép bán để lấy tiền. Việc đổi nhà hay “permuta” được chấp nhận trong suốt nhiều năm ở thị trường chợ đen. Tại đây người Cuba thực hiện trao đổi thêm với khoản tiền “dưới gầm bàn” nếu họ đổi một căn nhà nhỏ hơn lấy một căn lớn hơn. Nhiều “mánh khóe” khác cũng được dùng để lách luật, nhưng giờ đây người Cuba có thể mua bán trực tiếp. Người dân sống tại căn hộ từ thời thuộc địa ở Havana, 7/2011.Cải cách cũng sẽ xóa bỏ một số trình tự quan liêu để thực hiện việc mua bán, song cũng giới hạn mỗi người chỉ sở hữu một ngôi nhà là nơi ở lâu dài và một ngôi nhà nữa làm nơi nghỉ ngơi. Lần đầu tiên các quy định mới cho phép người Cuba di cư hợp pháp ra khỏi nước này được để nhà họ cho các thành viên gia đình, thay vì phải giao nộp cho chính phủ. Ngoài ra, người nước ngoài định cư lâu dài ở Cuba cũng được phép mua nhà. Cải cách về nhà ở trên diễn ra sau cải cách cho phép người dân có nhiều tự do hơn trong việc mua và bán xe hơi. Tuy nhiên, cải cách về mua bán xe vẫn còn giới hạn, đó là chỉ người nước ngoài và người Cuba với thân thế đặc biệt như vận động viên, nghệ sỹ, bác sỹ có thể mua xe mới. Chính phủ Cuba đã mở cửa khoảng 180 ngành nghề cho người dân tự làm chủ và theo số liệu mới nhất, 338.000 người hiện đang tự làm chủ, gấp đôi tổng số 2 năm về trước.


 
Theo Phan Anh
Dân trí

nguyenthuhang

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thanh tra Chính phủ chủ động hội nhập trong phòng, chống tham nhũng toàn cầu

(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Dương Nguyễn

Romania và cuộc chiến nâng cao tính chính trực trong mua sắm công

(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

Dương Nguyễn (Theo OECD)

Bình đẳng giới: Chìa khóa để chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Dữ liệu nào đang được tin dùng trong nghiên cứu tham nhũng toàn cầu?

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.

Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Xem thêm