Tất cả chuyên mục

Cuộc họp lần thứ 16 Nhóm đánh giá thực thi Công ước về Chống tham nhũng - Nhiều thách thức còn ở phía trước

Thứ hai, 24/02/2025 - 12:00 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ tại quyết định số 24/QĐ-TTCP ngày 05/02/2025, nhận lời mời của Ban Thư ký Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) và thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên từ ngày 17-21/02/2025, Đoàn đại biểu của Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban tiếp Công dân Trung ương làm Trưởng đoàn tham gia Cuộc họp lần thứ 16 Nhóm đánh giá thực thi UNCAC tại Viên, Áo.

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) diễn ra từ ngày 17-21/02/2025, tại Viên, Áo. (Ảnh: Thành Dương)

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) diễn ra từ ngày 17-21/02/2025, tại Viên, Áo. (Ảnh: Thành Dương)

Các Cuộc họp nhóm đánh giá thực thi UNCAC là hoạt động thường niên trong khuôn khổ thực thi UNCAC do UNODC tổ chức với sự tham gia của đại diện Chính phủ các quốc gia thành viên Công ước. Năm nay, do yêu cầu cấp thiết của việc thực thi UNCAC sau 2 chu trình đánh giá nên Ban thư ký Công ước đã thống nhất tổ chức cuộc họp lần thứ 16 vào tháng 2 sớm hơn so với kế hoạch (thường vào tháng 6) để thảo luận các điều kiện cần thiết cũng như yêu cầu kỹ thuật đối với các quốc gia trong giai đoạn tiếp theo( giai đoạn 2).

Thanh tra Chính phủ với vai trò là cơ quan chủ trì việc thực thi UNCAC vẫn định kỳ tổ chức đoàn ra tham dự các sự kiện này. Việc cử đại diện tham dự vừa thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với tư cách quốc gia thành viên UNCAC vừa chủ động nắm bắt tình hình để việc triển khai UNCAC trong tình hình mới đồng thời nhằm thực hiện chủ trương đối ngoại đa phương một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta trong khuôn khổ hợp tác quốc tế ở phạm vi khu vực và toàn cầu.

Đoàn đại biểu của Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban tiếp Công dân Trung ương làm Trưởng đoàn. Ảnh: Thành Dương

Đoàn đại biểu của Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban tiếp Công dân Trung ương làm Trưởng đoàn. Ảnh: Thành Dương

Tại kỳ họp lần này, Hội nghị đã tập trung thảo luận về những mục tiêu, nội dung và hiệu quả của Cơ chế Đánh giá UCAC trong giai đoạn 1để từ đó xác định cấu trúc chính của giai đoạn tiếp theo, bao gồm phạm vi, thứ tự chủ đề đánh giá, các báo cáo sau khi kết thúc quá trình đánh giá (bao gồm báo cáo tổng thể và báo cáo tóm tắt), việc thu thập thông tin và sử dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ cơ chế đánh giá cũng như cơ chế rút thăm, đối thoại trực tiếp đối với các quốc gia được đánh giá và nhóm chuyên gia và các tài liệu đầu ra của chu trình đánh giá tiếp theo.

Tính đến nay, đa số các quốc gia thành viên cho rằng giai đoạn đánh giá tiếp theo nên tập trung vào việc theo dõi độc lập hoặc kết hợp các yếu tố khác về kết quả của giai đoạn đầu tiên mà các quốc gia đã thực hiện, theo đúng các điều khoản 40, 41 của Điều lệ Cơ chế đánh giá UNCAC. Ngoài việc theo dõi kết quả thực hiện những khuyến nghị giai đoạn 1 thì nên đưa ra được cái nhìn tổng thế về hiệu quả mà các quốc gia đã thực hiện việc đánh giá UNCAC hơn là đánh giá việc tuân thủ như giai đoạn trước đã làm.

Đối với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, Hội nghị cho rằng việc xác định nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đánh giá có thể được cải thiện trong giai đoạn tiếp theo với việc xem xét liệu hỗ trợ kỹ thuật tích hợp hoạt động này vào phạm vi đánh giá, thay vì tiến hành một đánh giá độc lập về chương VI như giai đoạn vừa qua.

Một yếu tố khác đang được thảo luận là thứ tự chủ đề cho giai đoạn đánh giá tiếp theo, tức là cấu trúc và trình tự đánh giá các chương nội dung của Công ước. Hiện tại, giai đoạn đánh giá đầu tiên được cấu trúc thành hai chu kỳ, với chương III (Hình sự hóa và thực thi pháp luật) và chương IV (Hợp tác quốc tế) của Công ước được đánh giá trong chu trình đánh giá đầu tiên, chương II (Các biện pháp phòng ngừa) và chương V (Thu hồi tài sản) của Công ước được đánh giá trong chu trình đánh giá thứ hai. Vì quyết định về thứ tự chủ đề có liên quan chặt chẽ đến quyết định về phạm vi của giai đoạn đánh giá tiếp theo, nên cả hai vấn đề này đã được thảo luận cùng nhau.

Đa số các ý kiến cho rằng nên duy trì thứ tự chủ đề hiện tại trong giai đoạn đánh giá tiếp theo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến nêu lên ý tưởng về cách thay đổi thứ tự chủ đề hiện tại, ví dụ như đánh giá từng chương của Công ước một cách riêng biệt, hoặc tiến hành các đánh giá trong một chu kỳ duy nhất.

Các phương án và phương thức được trình bày trong Hội nghị lần này đều xem xét,  xác định và ghi nhận về một cơ chế đánh giá giai đoạn đánh giá tiếp theo, từ đó đưa tới một bản đệ trình chi tiết lên Hội nghị các quốc gia thành viên lần thứ 11 tới đây.

Theo báo cáo của Ban Thư ký, tính đến nay mới có 167 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên hoàn thành báo cáo quốc gia ở chu trình 1 và 63 /191 quốc gia thành viên hoàn thành đầy đủ báo cáo của chu trình thứ 2. Việt Nam là 1 trong 20 quốc gia hoàn thành sớm nhất cả 2 chu trình đánh giá.

Thành Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thời tiết / Tỷ giá

24°C

24°C - 30°C

Dông

T4

24°C - 30°C

T5

25°C - 29°C

T6

24°C - 31°C

T7

26°C - 36°C

Mua

Bán

AUD

16,267.56

16,958.47

CAD

18,289.50

19,066.29

CHF

30,522.25

31,818.58

CNY

3,512.06

3,661.23

DKK

-

4,007.43

EUR

28,566.81

30,132.17

GBP

34,066.84

35,513.72

HKD

3,215.56

3,372.31

INR

-

313.95

JPY

173.10

184.09

KRW

16.30

19.65

KWD

-

87,741.53

MYR

-

6,167.03

NOK

-

2,604.32

RUB

-

340.53

SAR

-

7,172.22

SEK

-

2,746.71

SGD

19,577.31

20,449.67

THB

698.77

809.34

USD

25,730.00

26,120.00

Thanh tra Chính phủ chủ động hội nhập trong phòng, chống tham nhũng toàn cầu

(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Dương Nguyễn

Romania và cuộc chiến nâng cao tính chính trực trong mua sắm công

(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

Dương Nguyễn (Theo OECD)

Bình đẳng giới: Chìa khóa để chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Dữ liệu nào đang được tin dùng trong nghiên cứu tham nhũng toàn cầu?

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.

Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Xem thêm