Tất cả chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Thứ sáu, 26/06/2020 - 09:36 (GMT+7)

Sáng 26/6, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tổ chức theo hình thức trực tuyến khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị Cấp cao chính thức đầu tiên trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc.

Theo thông lệ, Hội nghị Cấp cao đầu tiên trong năm sẽ là Hội nghị nội bộ của các lãnh đạo ASEAN rà soát công tác xây dựng Cộng đồng ASEAN kể từ Hội nghị Cấp cao ASEAN 35, cho ý kiến chỉ đạo về hướng triển khai các trọng tâm ưu tiên của năm, hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN trong thời gian tới trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Trong hoàn cảnh đặc biệt hiện nay, một trọng tâm được các nhà lãnh đạo tập trung trao đổi sẽ là hợp tác ứng phó dịch bệnh và tăng cường khả năng phục hồi.

Hội nghị với sự tham dự của lãnh đạo 10 nước ASEAN, Bộ trưởng phụ trách các trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh, Văn hóa-Xã hội và Kinh tế của các nước ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, Trưởng Quan chức cao cấp ASEAN tại 3 trụ cột (Chính trị-An ninh, Văn hóa-Xã hội và Kinh tế), các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN, đại diện Ngoại giao đoàn tại Hà Nội...

Nhiều hoạt động sẽ diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36.

Đó là: Phiên họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo ASEAN về tăng quyền năng cho phụ nữ trong thời đại số, là sáng kiến do Việt Nam đề xuất nhằm kỷ niệm 25 năm thông qua Tuyên bố và Cương lĩnh Bắc Kinh về thúc đẩy các quyền của phụ nữ. Hoạt động này nhằm khẳng định cam kết của ASEAN trong thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục tiêu đề ra trong Cương lĩnh Bắc Kinh; thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội và hợp tác ASEAN.

Khách mời của Phiên họp gồm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế -Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) Armida Salsiah Alisjahbana.

Phiên đối thoại của Lãnh đạo các nước ASEAN với Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA) do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA-41 dẫn đầu, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tham dự Phiên đối thoại này với tư cách là Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại AIPA. Trong Phiên đối thoại giữa Lãnh đạo các nước ASEAN và Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), các nhà lãnh đạo ASEAN cùng đại diện AIPA sẽ trao đổi để tăng cường sự phối hợp giữa hai tổ chức trong xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, vì người dân.

 

Tại Phiên đối thoại giữa Lãnh đạo các nước ASEAN và đại diện Thanh niên ASEAN, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ đối thoại với đại diện thanh niên ASEAN, được các nước thành viên ASEAN đề cử, về thúc đẩy sự tham gia của thanh niên trong xây dựng Cộng đồng. Các đại diện thanh niên sẽ đệ trình Tuyên bố về thanh niên cho Lãnh đạo các nước ASEAN tại cuộc đối thoại.

Trong Phiên đối thoại giữa Lãnh đạo các nước ASEAN và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC), dự kiến đại diện ABAC sẽ trình Lãnh đạo ASEAN các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp, đẩy mạnh tự do, thuận lợi hóa thương mại - đầu tư trong khu vực và quốc tế.

Về văn kiện của Hội nghị, theo chương trình, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thông qua Tuyên bố Chủ tịch về kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, Tuyên bố Tầm nhìn về ASEAN gắn kết, chủ động thích ứng và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay.

Đại biểu quốc tế dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 là dịp để Việt Nam và các nước thành viên ASEAN tiếp tục trao đổi, thảo luận các biện pháp xây dựng Cộng đồng, củng cố đoàn kết, thống nhất, tăng cường tương trợ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hợp tác, tập trung triển khai các ưu tiên, sáng kiến trong năm 2020, nâng cao sự chủ động của ASEAN trước các thách thức khu vực và quốc tế hiện nay, trong đó có dịch COVID-19.

Theo Baochinhphu.vn

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thanh tra Chính phủ chủ động hội nhập trong phòng, chống tham nhũng toàn cầu

(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Dương Nguyễn

Romania và cuộc chiến nâng cao tính chính trực trong mua sắm công

(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

Dương Nguyễn (Theo OECD)

Bình đẳng giới: Chìa khóa để chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Dữ liệu nào đang được tin dùng trong nghiên cứu tham nhũng toàn cầu?

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.

Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Xem thêm