Thứ năm, 07/11/2024 - 17:14 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Trước đề nghị của một số bộ, ngành, địa phương về việc xem xét nghiên cứu sớm ban hành các quy định về xử lý người cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối, có hành vi can thiệp, cản trở hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng, Thanh tra Chính phủ cho biết, đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ không xây dựng một Nghị định riêng quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Nội dung trên đã được Thanh tra Chính phủ nêu rõ trong Báo cáo số 1715/BC-TTCP về kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này đã được phản ánh đầy đủ
Cụ thể, qua tổng hợp ý kiến đề xuất của bộ, ngành, địa phương về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), kiến nghị, phản ánh (KNPA) và nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, Thanh tra Chính phủ nhận thấy, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này đã được phản ánh đầy đủ.
Theo đó, các hành vi vi phạm tập trung vào 03 nhóm chính cần xử phạt:
Nhóm thứ nhất, bao gồm các hành vi tập trung đông người tại nơi tiếp công dân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết KNTC để la hét hoặc phát ra những âm thanh gây náo động, ùn tắc giao thông; đập phá các công trình, tài sản tại nơi tiếp công dân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết KNTC; mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng ép người khác để tụ tập đông người để KNTC sai sự thật... đây là biêu hiện của hành vi gây mất trật tự công cộng. Chế tài để xử lý các hành vi này đã được quy định tại Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Nhóm thứ hai, bao gồm các hành vi dùng cử chỉ, lời nói, hành động xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của cán bộ tiếp công dân, giải quyết KNTC, KNPA. Người có hành vi này nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự) hoặc tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 331 Bộ luật Hình sự).
Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021; phòng, chống bạo lực gia đình và điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/02/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Nhóm thứ ba, bao gồm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết KNTC. Các hành vi này đã được quy định tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo và Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. Các nghị định này đã quy định chi tiết hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết KNTC có hành vi vi phạm pháp luật và có dẫn chiếu các quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức để xử lý người có hành vi vi phạm.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy (ảnh đứng) chỉ đạo tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024 tại Tuyên Quang. Ảnh: L.A
Việc xây dựng Nghị định có thể gây hiểu nhầm
Bên cạnh đó, KNTC là quyền con người, quyền công dân được ghi nhận tại Hiến pháp 2013. Việc đề xuất xây dựng Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết KNTC, KNPA có thể gây hiểu nhầm và tạo dư luận xấu đối với các cơ quan nhà nước. Đồng thời, ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh các thế lực thù địch chống phá, lợi dụng quyền tự do, dân chủ, quyền con người để xuyên tạc đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Từ những lý do nêu trên, Thanh tra Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ không xây dựng một Nghị định riêng quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết KNTC, KNPA.
Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Thanh tra Chính phủ chuyển Báo cáo (tổng hợp đề xuất của các bộ, ngành, địa phương về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết KNTC, KNPA) tới các bộ, ngành chức năng để nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành.
Nếu phát hiện những hành vi chưa được pháp luật điều chỉnh thì các bộ, ngành chủ động đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020./.
Hoàng Minh
Từ khóa:
Thanh Tra Chính Phủ vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo xử lý vi phạm hành chính về khiếu nại tố cáo cố tình lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo không ban hành nghị định riêng về xử lý vi phạm hành chính trong tiếp công dân quyền khiếu nại tố cáoÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện Kế hoạch số 331/KH-UBDNGS15 của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Quốc hội, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, ngăn ngừa các vụ việc phức tạp và hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp trong thời gian diễn ra Kỳ họp.
PV
(ThanhtraVietNam) - Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, Quý I năm 2025, công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến, đạt được nhiều kết quả.
H.T
(ThanhtraVietNam) - Đó là kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4 diễn ra chiều ngày 15/4 đối với các hộ khiếu nại đến các cơ quan Trung ương tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Hữu Anh (TH)
(ThanhtraVietNam) – Sáng ngày 16/4/2025, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tiếp công dân định kỳ tháng 4/2025. Công dân được tiếp là bà Nguyễn Thị Yến và 06 hộ dân khiếu nại liên quan đến dự án xây dựng Trường tiểu học Vĩnh Lộc B, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Đó là phát biểu kết luận tại buổi tiếp công dân Nguyễn Văn Tới, thường trú 19 Lô C tổ 2A, Khu Phố 3, phường Tam Bình, Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trong quý I/2025, thành phố Hải Phòng ghi nhận sự hiệu quả trong công tác tiếp công dân, phản ánh qua việc số đoàn đông người đã giảm mạnh tới 77,52% so với cùng kỳ năm trước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trong Quý I năm 2025, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã cho thấy những nỗ lực đáng kể trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội.
PV
(ThanhtraVietNam) – Quý I năm 2025 ghi nhận những nỗ lực đáng kể của tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là vai trò chủ động của ngành Thanh tra trong tham mưu, phối hợp và xử lý vụ việc, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội trước thềm các sự kiện chính trị quan trọng.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa có chuyến học tập kinh nghiệm tại Trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương, nhằm chuẩn bị cho việc triển khai hệ thống kết nối tiếp dân trực tuyến giữa tỉnh với các địa phương và cơ quan Trung ương, hướng tới giải pháp tiết kiệm, hiệu quả trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Theo đó, thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, từ năm 2015 đến 2022, UBND TP.HCM và các quận đã thực hiện lập, thẩm định phê duyệt và điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết (QHCT) là 612 đồ án. Qua kiểm tra 20 đồ án, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều tồn tại hạn chế của các đồ án.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngoài lịch tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, dự kiến Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tổ chức 3 cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân trong năm 2025 để nắm bắt những khó khăn, bất cập trong thực tiễn, tiếp thu kiến nghị, đề xuất và kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết.
Ngô Tân
(ThanhtraVietNam) - Với 122 lượt tiếp công dân, 108 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và đặc biệt là sự xuất hiện của 2 đoàn đông người, công tác tiếp dân tại Nam Định tháng 2/2025 đã phản ánh những vấn đề nóng về đất đai và môi trường đang được người dân đặc biệt quan tâm.
PV