Thứ năm, 15/09/2016 - 15:50 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Mục đích của chính sách bảo hộ ngành mía đường mà bấy lâu nay vẫn đang thực hiện là nhằm bảo vệ nông dân trồng mía, có lợi cho người sản xuất, người tiêu dùng, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Thế nhưng, dường như lợi ích đã không được chia đều khi hai đối tượng cần được bảo hộ là người trồng mía, doanh nghiệp sản xuất mía đường và người tiêu dùng vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi.
Theo đó, việc cơ cấu lại tổ chức, sản xuất, quản lý ngành mía đường là điều cần làm. Và nó đòi hỏi sự chung sức của nhiều cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách và chính người trồng mía.
Nhờ chính sách của Chính phủ thời gian qua đã giải quyết được hai trục trặc lớn nhất của ngành mía đường là chính sách tài chính, giải quyết nguồn vốn hỗ trợ, không phải vay lãi suất cao, và cổ phần hóa các doanh nghiệp mía đường mà ngành mía đường ổn định và phát triển. Hơn nữa, chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường đến nay đã hoàn thành, vượt kế hoạch đề ra, và đang hướng tới 2 triệu tấn đường vào năm 2020 nhằm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Xét về chủ trương, Nhà nước luôn quan tâm quy hoạch, đầu tư, hỗ trợ ngành mía đường phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, Nhà nước luôn quan tâm bảo hộ phát triển ngành mía đường bằng hàng rào thuế quan cao khi đàm phán các hiệp định tự do thương mại. Nhà nước chủ trương giảm thiểu việc nhập khẩu đường tốn hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm, tạo hàng triệu việc làm cho người lao động vùng nông thôn. Có nhiều vùng nông dân giàu lên nhờ trồng mía như Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh Hóa… Do vậy, ngành mía đường buộc phải làm cuộc cách mạng từ cây mía cho đến hạt đường để giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thương trường. Muốn làm được như vậy thì thứ nhất phải cấu trúc lại diện tích cây mía; thứ hai là giống mía. Tuy nhiên, một số vùng trồng mía không hiệu quả như đất đồi cao, sỏi đá, đất xấu bạc màu thì nên khuyến khích nông dân chuyển sang cây trồng khác. Đồng thời, chuyển một số diện tích đất trồng lúa một vụ sang trồng mía bởi một hét ta đất lúa cao lắm chỉ 1/3 doanh thu so với người trồng mía. Do vậy, phải hình thành nhanh các vùng nguyên liệu mía tập trung để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đặc biệt ở hai khâu làm đất và khâu thu hoạch thì chi phí sản xuất giảm, theo đó đưa giá thành phẩm sẽ giảm theo. Ngoài ra, tùy từng giống mía, phải khai thác các loại giống cho năng suất và chữ đường cao để tăng hàm lượng đường trong cây mía.
Đánh giá tác động của hội nhập đối với ngành mía đường, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, một thách thức lớn đối với ngành này là do chính sách và chiến lược phát triển chưa thực sự đúng đắn, cần đẩy mạnh cải cách cơ cấu theo hướng gia tăng giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh...
Tại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), trong quá trình đàm phán với các đối tác, Việt Nam đã giữ được cơ chế bảo hộ cao đối với ngành mía đường. Trong đó, sẽ vẫn áp dụng cơ chế hạn ngạch nhập khẩu toàn cầu theo cam kết WTO, không dành thêm hạn ngạch cho TPP hay bất kỳ nước nào trong TPP mà chỉ có khác biệt ở thuế suất trong hạn ngạch và từng bước xóa bỏ thuế suất trong hạn ngạch theo lộ trình 12 năm.
Hội nhập quốc tế không phải là vấn đề mới với ngành mía đường, chỉ khác ở mức độ cam kết mở cửa, hội nhập… so với các ngành khác. Ngay cả khi đã hoàn tất cắt giảm thuế nhập khẩu đường xuất xứ từ ASEAN về 5% vào năm 2015 theo cam kết hội nhập khu vực ASEAN (Hiệp định ATIGA) và đã mở cửa thị trường đường hàng năm theo hạn ngạch WTO… thì sức ép từ nguồn cung nhập khẩu tới thị trường đường trong nước cũng chưa thực sự là lớn, năm 2016 vẫn phải bổ sung hạn ngạch nhập khẩu thêm 100.000 tấn đường (chưa kể nhập khẩu theo hạn ngạch WTO 85.000 tấn) để bù đắp nguồn cung cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay Việt Nam vẫn chưa hình thành được vùng nguyên liệu mía đảm bảo năng suất và chất lượng ổn định phục vụ cho sản xuất đường và các ngành công nghiệp liên quan, các ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp sử dụng đầu vào là thành phẩm hoặc phụ phẩm của ngành mía đường chưa được phát triển mạnh nên đã không tạo đủ động lực cho công nghiệp mía đường, tình trạng thương mại không chính đáng thông qua gian lận trong tạm nhập tái xuất và biên mậu đường đang có những tác động xấu tới phát triển thị trường đường trong nước. Khoảng 90% có nguồn gốc nhập từ nước ngoài, điều này có nghĩa là tiềm năng năng suất của giống mía hiện tại là rất lớn nhưng khi trồng tại Việt Nam lại cho ra năng suất thấp hơn so với các nước khác là do canh tác mía của nước ta chưa tốt. Nguyên nhân cho năng suất cây mía thấp là do một phần vì kinh phí đầu tư phân bón, thủy lợi, phòng trừ cỏ và sâu hại còn hạn hẹp. Thêm vào đó, một số nhà máy chưa tận dụng được những phụ phẩm như bã mía, mật rỉ mía để sản xuất phân bón, bánh kẹo, điện hay cồn sinh học… Đó là tất cả những gì khiến ngành mía đường Việt Nam nhìn chung luôn có chi phí sản xuất đường lớn hơn các nước khác. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường còn nhiều hạn chế, cơ cấu sản phẩm từ mía đường còn thiếu tính đa dạng, chưa tối đa hóa hiệu suất sử dụng sản phẩm, năng suất thấp so với thế giới và chưa bằng mức trung bình của ASEAN, giá thành sản xuất cao so với mức trung bình trên thế giới...
Khi TTP có hiệu lực, mức độ mở của thị trường đường trong nước cơ bản cũng không lớn hơn đáng kể so với mức độ đang thực hiện các cam kết WTO cũng như trong ASEAN... và ASEAN + các đối tác lớn... Do vậy, muốn khai thác hiệu quả các cơ hội từ TTP, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, phải đẩy mạnh cải cách cơ cấu ngành mía đường theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường khả năng cạnh tranh với khu vực và thế giới; đầu tư phát triển giống và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất mía nguyên liệu; tăng cường thể chế và công cụ quản lý thương mại nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho thương mại chính đáng đối với sản phẩm mía đường...
Không chỉ thế, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp mía đường xây dựng năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng đường toàn cầu; khuyến khích phát triển công nghiệp sử dụng sản phẩm từ ngành mía đường; hỗ trợ doanh nghiệp đường các biện pháp ứng phó với các biện pháp hạn chế thương mại mới tại các thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại quốc tế, quảng bá sản phẩm ở nước ngoài, phát triển đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tránh phụ thuộc sâu vào các thị trường khu vực, đặc biệt là mở các thị trường lớn như EU… ./.
Tổng hợp
hangnt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 16/5/2025 tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A thuộc bản Lả Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã xảy ra sự cố sạt lở đất, đá khi đang thi công hố móng đập làm 09 công nhân thuộc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Dũng Phúc Lộc bị mất tích và bị thương.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Thông tư quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số tạo nền tảng pháp lý vững chắc để ngành lưu trữ quốc gia bắt nhịp chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả bảo quản, khai thác tài liệu trong thời đại công nghệ số bùng nổ.
Dương Nguyễn
Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tiếp tục sụt giảm, The S-Vista tại Vinhomes Ocean Park 1 nổi lên như một “ngôi sao” của thị trường BĐS phía Đông Hà Nội, khi hội tụ hàng loạt ưu điểm đắt giá, trở thành sản phẩm để ở kết hợp đầu tư đáng tiền đến từng mét vuông.
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm khách quan, trung thực, đúng quy định, không gây cản trở hoạt động của các đơn vị liên quan. Công tác kiểm tra được triển khai khoa học, không chồng chéo, không bỏ sót.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, trong đó những đề xuất quan trọng đảm bảo quyền lợi và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày Quốc tế Gia đình 15/5 vừa qua là dịp để cả thế giới tôn vinh vai trò của gia đình như một điểm tựa yêu thương, nơi nuôi dưỡng những giá trị nhân văn và sự gắn kết giữa con người.
Song Anh
Từ ngày chuyển sang VinFast VF 7, chị Hương Giang cảm thấy những chuyến đi xa trở nên hứng khởi hơn bao giờ hết vì trải nghiệm vận hành thú vị, an toàn và không tốn một đồng nhiên liệu.
Khi kinh tế và du lịch bùng nổ mạnh mẽ, Móng Cái bước vào thời kỳ vàng của phát triển đô thị và thu hút đầu tư. Song, giữa làn sóng tăng trưởng, thành phố vẫn “khát” các dự án đồng bộ, hiện đại để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao cấp của tầng lớp cư dân mới. Sự xuất hiện của Vinhomes Golden Avenue chính là lời giải trọn vẹn cho cơn khát ấy.
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gia tăng ca mắc COVID-19 tại Việt Nam sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 01/5 do biến thể phụ XBB.1.16 lây lan nhanh, dù chưa ghi nhận ca nặng. Trên thế giới, Thái Lan đối mặt đợt bùng phát với hơn 53.000 ca từ đầu năm, trong khi số ca toàn cầu giảm mạnh.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trước tình hình thực phẩm giả, kém chất lượng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và địa phương đồng loạt ra quân, siết chặt quản lý an toàn thực phẩm. Trọng tâm của đợt này là quyết liệt ngăn chặn thực phẩm giả, nhất là sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện thị trường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Đình Thuyết