Thứ ba, 18/02/2025 - 20:40 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Dạy thêm, học thêm là một nhu cầu thực tế trong giáo dục, nhưng nếu không được quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến những hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Việc ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT không nhằm cấm dạy thêm, học thêm mà hướng đến việc quản lý minh bạch, công khai, đảm bảo quyền lợi học sinh, giữ gìn đạo đức nhà giáo và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Thông tư 29 không cấm nhưng quản lý chặt chẽ hơn
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm, thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Thông tư này được xây dựng dựa trên năm nguyên tắc quan trọng, trong đó nhấn mạnh việc quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng dạy thêm tràn lan, không ép buộc học sinh và đảm bảo chương trình chính khóa vẫn là nền tảng quan trọng nhất.
Ba điểm mới nổi bật trong Thông tư 29 giúp siết chặt hoạt động dạy thêm, học thêm:
Thứ nhất, học sinh tiểu học không được tổ chức dạy thêm, học thêm trừ các lớp bồi dưỡng nghệ thuật, thể thao, kỹ năng sống. Đối với học sinh đã học hai buổi/ngày, nhà trường không được tổ chức dạy thêm.
Thứ hai, trong nhà trường, dạy thêm không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho ba nhóm đối tượng cần hỗ trợ kiến thức. Quan điểm của Bộ GDĐT là nếu giáo viên thực hiện đúng chương trình chính khóa thì học sinh đã có đủ lượng kiến thức cần đạt mà không cần học thêm.
Thứ ba, đối với dạy thêm ngoài nhà trường, các tổ chức, cá nhân phải công khai, minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. Giáo viên đang giảng dạy tại trường không được tổ chức dạy thêm có thu phí cho chính học sinh của mình.
Giáo viên đang giảng dạy tại trường không được tổ chức dạy thêm có thu phí cho chính học sinh của mình.
Triển khai thực hiện Thông tư 29 tại các địa phương
Ngay sau khi ban hành Thông tư 29, Bộ GDĐT đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 07/02/2025 về tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm, đồng thời yêu cầu các địa phương triển khai biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động này.
Thực hiện chỉ đạo trên, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH ngày 11/02/2025, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GDĐT thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm. Nhiều địa phương như Đồng Tháp, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Kạn đã có văn bản hướng dẫn triển khai Thông tư 29. Một số Sở GDĐT chủ động ban hành công văn chỉ đạo thực hiện quy định mới trước khi Thông tư có hiệu lực.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, UBND thành phố đã trực tiếp chỉ đạo về vấn đề này, trong khi một số Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng có hướng dẫn đăng ký kinh doanh đối với tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường theo quy định mới.
Bộ GDĐT sẽ tiếp tục theo dõi quá trình triển khai tại các địa phương, ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc để đảm bảo thực hiện hiệu quả. UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến quy định đến các đối tượng liên quan, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung quản lý dạy thêm, học thêm. Sở GDĐT địa phương cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện Thông tư 29 tại các trường học, kịp thời hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai phù hợp với thực tế.
Công tác thanh tra, kiểm tra từ trung ương đến địa phương cần được đẩy mạnh
Bộ GDĐT đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm. Trước hết, cần ban hành quy định cụ thể để kiểm soát chặt chẽ hoạt động này. Về chuyên môn, cần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để học sinh có thể đạt chuẩn kiến thức mà không cần học thêm. Công tác tuyển sinh cũng cần đảm bảo không gây áp lực quá lớn lên học sinh, tránh tình trạng luyện thi tràn lan.
Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mô hình học hai buổi/ngày sẽ góp phần giảm nhu cầu học thêm. Công tác thanh tra, kiểm tra từ trung ương đến địa phương cần được đẩy mạnh nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm. Công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh và xã hội về tác động của dạy thêm, học thêm, khuyến khích giáo viên tuân thủ quy định và nâng cao ý thức trách nhiệm.
Ngoài các biện pháp quản lý, Bộ GDĐT cũng đang nghiên cứu, đề xuất các chính sách đãi ngộ cho giáo viên, trong đó có dự án Luật Nhà giáo. Nếu được Quốc hội thông qua, luật này sẽ giúp cải thiện đời sống nhà giáo, từ đó giảm áp lực kinh tế khiến một số giáo viên phải tìm đến dạy thêm như một nguồn thu nhập bổ sung.
Việc ban hành và triển khai Thông tư 29 là một bước đi quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đảm bảo công bằng trong tiếp cận tri thức và hạn chế những hệ lụy tiêu cực của dạy thêm, học thêm tràn lan.
Để thực hiện hiệu quả Thông tư này, cần sự phối hợp chặt chẽ từ Bộ GDĐT, các cơ quan quản lý địa phương, nhà trường, giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội nhằm hướng tới một nền giáo dục công bằng, chất lượng và bền vững./.
Lan Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn len lỏi trên thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe người dân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế, Bộ Y tế đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý dược.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 322-KH/TU ngày 25/4/2025 về tổ chức Đại hội Đảng bộ xã, phường trực thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2025–2030, nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng văn kiện gắn chặt với việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong toàn hệ thống chính trị.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 6/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 876/QĐ-TTg về việc giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho ông Nguyễn Thiên Văn.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg về việc giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.
Hoàng Minh (t/h)
(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung