Thứ hai, 21/02/2011 - 08:11 (GMT+7)
Tại sao thời gian qua ở Ấn Độ liên tiếp xảy ra những vụ tham nhũng quy mô lớn lên đến hàng chục tỉ USD? Câu trả lời: hệ thống chính trị gia đình ở quốc gia 1,2 tỉ dân này.
Cựu bộ trưởng viễn thông Andimuthu Raja được đưa ra tòa ở New Delhi hôm 17-2 - Ảnh: AFPNăm 2010, chính trường Ấn Độ liên tiếp rung chuyển bởi những vụ bê bối tham ô khổng lồ. Điển hình như vụ Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung (GC) hồi tháng 10 ở New Delhi với chi phí dự kiến ban đầu cho GC chỉ 500 triệu USD, nhưng tổng đầu tư cuối cùng tăng gấp 10 lần lên 5 tỉ USD; vụ bộ trưởng viễn thông Andimuthu Raja bị phát hiện nhận hối lộ để bán rẻ giấy phép kinh doanh viễn thông, khiến nhà nước thiệt hại 40 tỉ USD; vụ 7.000 quan chức bang Utar Pradesh ăn cắp hàng cứu trợ và ăn tiền của các công ty khai thác mỏ, dẫn đến tình trạng phá rừng tràn lan.
“Thất thoát” 30%?!
Chẳng riêng Ấn Độ Hệ thống chính trị gia đình, chủ nghĩa tư bản thân hữu chẳng phải là đặc điểm riêng của Ấn Độ. Theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch quốc tế, 80% công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Nga đều có quan hệ chính trị với các quan chức. Ở Trung Quốc, khoảng 60% trong tổng số 800 tỉ USD tiền kích cầu kinh tế của chính phủ năm 2008 được đầu tư trở lại thị trường chứng khoán và địa ốc do mối quan hệ chặt chẽ giữa các quan chức cấp tiền và các doanh nhân nhận tiền. Khoảng 90% trong số 3.220 người Trung Quốc có tài sản trên 100 triệu nhân dân tệ (14,6 triệu USD) đều là con cháu của các quan chức.
Khi điều tra GC, báo India Today phát hiện các nhà thầu đã đẩy giá mua vật liệu, thiết bị lên hàng chục lần để đút túi tiền chênh lệch. Chuyên gia Verghese Jacob, lãnh đạo tổ chức từ thiện Byrraju Foundation, ước tính tham nhũng trong xây dựng hạ tầng ở Ấn Độ chiếm khoảng 30% tổng đầu tư.
Chính quyền gọi hiện tượng này là “thất thoát”. Ví dụ, mỗi thùng rác chỉ có giá 2,5 USD nhưng nhà thầu mua gần 4.000 thùng với giá gần 50 USD/thùng. Gần 1.000 máy tập đa năng có giá bán lẻ 1.400 USD/máy trên thị trường nhưng được mua với giá đội lên đến 7.500 USD/máy... Giám đốc tài chính của ủy ban tổ chức CG là Anil Khanna buộc phải từ chức sau khi bị phát hiện trao gói thầu xây dựng 14 sân quần vợt cho công ty của con trai.
Điều tra của Cơ quan Tài chính và kiểm toán Ấn Độ cho thấy ủy ban tổ chức đã ký nhiều hợp đồng tư vấn trị giá hàng triệu USD dựa trên sự gợi ý của chủ tịch ủy ban Suresh Kalmadi. Trong một cuộc điều tra khác, báo Indian Express phát hiện 38 thành viên ủy ban tổ chức CG đều là “con ông cháu cha”. Phó chủ tịch ủy ban Randhir Singh có bốn người cháu trong ủy ban. Bharati Singh Rao, con gái một nghị sĩ quốc hội, cũng được tuyển vào vị trí giám đốc.
Vụ tham nhũng viễn thông 40 tỉ USD của cựu bộ trưởng viễn thông Andimuthu Raja cũng cho thấy vai trò các công ty sân sau của các quan chức. Mới đây cảnh sát Ấn Độ phát hiện đài truyền hình Kalaignar TV ở thủ đô
Đài Kalaignar TV là tài sản của gia đình lãnh đạo đảng DMK, một thành viên liên minh cầm quyền do đảng Quốc đại của Thủ tướng Manmohan Singh đứng đầu. Cảnh sát cho biết các công ty có liên quan đến Tập đoàn viễn thông Swan Telecom đã chi 47 triệu USD cho Kalaignar TV để ông Raja, một thành viên của đảng DMK, cấp giấy phép kinh doanh viễn thông cho Swan Telecom.
Hệ thống chính trị gia đình
Người dân Ấn Độ phẫn nộ, nhưng những ai am hiểu về hệ thống chính trị của Ấn Độ thì chẳng mấy ngạc nhiên. “Là một quốc gia có tới 1,2 tỉ dân, nhưng Ấn Độ nằm dưới sự cai trị của một nhóm rất nhỏ đặc quyền đặc lợi - nhà kinh tế Sanjeev Sanyal, tác giả cuốn sách nổi tiếng Ấn Độ phục hưng: sự trỗi dậy sau 1.000 năm suy thoái, khẳng định - Nhóm rất nhỏ này kiểm soát tất cả mọi thứ, từ bộ máy chính quyền cho tới các công ty lớn và thậm chí cả những tổ chức thể thao”.
Trong cuốn sách mới xuất bản Ấn Độ: một chân dung, sử gia người Anh Patrick French đưa ra những số liệu gây sốc: toàn bộ số nghị sĩ hạ viện dưới 30 tuổi đều thừa kế chiếc ghế ở cơ quan lập pháp Ấn Độ từ cha ông. Trong tổng số các nghị sĩ dưới 50 tuổi, có tới gần 50% xuất thân từ các gia đình chính trị, có nhiều thành viên từng nắm các chức vụ quan trọng trong chính quyền trung ương và các bang. Sau cuộc bầu cử tháng 10-2009 ở bang Maharashtra, chiếc ghế nghị sĩ đại diện thành phố Amravati là Rajendra Shekhawat, con trai đương kim Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil.
Ở thành phố Latur, chiếc ghế thuộc về con trai của một cựu thủ hiến bang. Con gái của một cựu thủ hiến khác giành ghế đại diện thành phố Solapur. Mới 27 tuổi nhưng con trai Bộ trưởng công nghiệp Narayan Rane là Nilesh Rane cũng đã trở thành nghị sĩ hạ viện. Tại các bang khác, tình hình cũng tương tự. “Nếu xu hướng này tiếp tục, không sớm thì muộn toàn bộ các thành viên Quốc hội Ấn Độ sẽ đều là con ông cháu cha.
Đến khi đó, Ấn Độ sẽ quay trở lại thời kỳ phong kiến, nằm dưới sự trị vì của một hoàng gia gồm nhiều gia tộc” - sử gia French nhận định. Ông dự báo hạ viện tới của Ấn Độ sẽ là “ngôi nhà của các hoàng thân”.
Ước tính ở Ấn Độ hiện có khoảng 30 gia đình chính trị lớn. Giới quan sát nhận định quyền lực chính trị đối với một nhóm nhỏ người trở thành quyền thừa kế. Và đến khi đó, “cánh cửa dân chủ sẽ đóng lại đối với người dân nghèo”. Không chỉ nắm quyền lực chính trị, các “hoàng thân” Ấn Độ còn kiểm soát nền kinh tế bằng cách điều hành các công ty nhà nước lớn hoặc lập ra các công ty sân sau, đặc biệt trong các ngành địa ốc, xây dựng, năng lượng... vốn dựa chủ yếu vào các hợp đồng của nhà nước. Điều đó đã tạo cơ hội cho các thỏa thuận mờ ám để bòn rút tiền thuế của dân.
Giáo sư kinh tế người Ấn Độ Pranab Bardhan thuộc ĐH
Theo TTO
letiendat
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
TH
(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.
Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo UNODC)
(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.
TH
(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
TH
(ThanhtraVietNam) - Chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Jakarta, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia và thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN theo lời mời của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
TH
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tập trung vào việc điều tra và truy tố tham nhũng, Haiti còn đặt trọng tâm vào giáo dục, trang bị cho thế hệ trẻ những giá trị đạo đức và trách nhiệm giải trình. Các câu lạc bộ liêm chính tại trường học đang dần hình thành, góp phần thay đổi nhận thức và tạo nền tảng cho một xã hội minh bạch hơn.
Dương Nguyễn (Theo UNODC)
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo gần đây từ GRECO ghi nhận những cải cách đáng kể của Ukraine trong việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, một số khuyến nghị vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, đòi hỏi nỗ lực bền bỉ để giải quyết các điểm yếu còn tồn tại.
Dương Nguyễn (Theo JURISTnews)