Tất cả chuyên mục

Pakistan “tiết lộ công nghệ Mỹ cho Trung Quốc”

Thứ ba, 16/08/2011 - 09:10 (GMT+7)

Pakistan bị nghi cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ trực thăng tàng hình tuyệt mật của Mỹ và hành động này có thể làm xấu thêm quan hệ Islamabad - Washington.

Báo The New York Times hôm qua dẫn các nguồn tình báo cho hay vài ngày sau khi biệt kích Mỹ hạ sát Osama bin Laden trên đất Pakistan, cơ quan tình báo nước này đã cho kỹ sư quân sự Trung Quốc tìm hiểu chiếc trực thăng Black Hawk bị rơi tại hiện trường.

Vụ tấn công vào nơi ẩn náu của bin Laden ở thành phố Abbottabad đầu tháng 5 đã làm gia tăng mâu thuẫn giữa Islamabad và Washington. Không lâu sau chiến dịch đột kích nói trên, đã rộ lên đồn đoán Pakistan sẽ cho các kỹ sư Trung Quốc đến tìm hiểu xác chiếc Black Hawk nhưng vào lúc đó chưa thể xác định tính xác thực của thông tin này.

Biệt kích Mỹ đã phá hủy xác máy bay nhằm đảm bảo bí mật quân sự 

Theo The New York Times, sau khi hoàn thành nhiệm vụ hồi tháng 5, biệt kích Mỹ đã phá hủy xác máy bay nhằm đảm bảo bí mật quân sự, tuy nhiên phần đuôi của nó vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Phần này đã được đưa về Mỹ trong tháng 5 nhưng trước đó các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã chụp ảnh và lấy mẫu.

Dù giới chức Washington thừa nhận họ chưa có bằng chứng xác đáng để khẳng định việc kỹ sư Trung Quốc đã đến Abbottabad, nhưng theo tờ Financial Times ngày 14.8, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đang thảo luận về cách ứng phó vụ việc này.

Trong khi đó, Pakistan kịch liệt bác bỏ các cáo buộc trên. AFP hôm qua dẫn lời một quan chức an ninh của nước này khẳng định đó chỉ là “sự đồn đoán giả dối”. Vào tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cũng phủ nhận ý kiến rằng Trung Quốc đã yêu cầu được nhìn thấy phần còn lại của chiếc Black Hawk. Trước đó, Bắc Kinh cũng từng bác bỏ thông tin máy bay tàng hình J-20 được chế tạo dựa trên xác một máy bay F-117 Nighthawk Mỹ bị bắn rơi ở Serbia trong cuộc chiến Kosovo hồi năm 1999.

Pakistan là đồng minh chiến lược của Mỹ nhưng quan hệ 2 nước đang tụt dốc kể từ sau vụ Mỹ hạ sát bin Laden và trước đó là vụ Pakistan bắt một công dân Mỹ. Washington đã cắt giảm 1/3 viện trợ quân sự cho đồng minh trong khi Islamabad hạn chế cấp visa cho nhân viên Mỹ, cùng nhiều tuyên bố cứng rắn về quan hệ song phương.

Pakistan cũng có quan hệ chặt chẽ về quân sự với Trung Quốc và theo The New York Times, một số lượng lớn kỹ sư quân sự Trung Quốc đang làm việc tại các căn cứ bên trong Pakistan. Cuối tháng trước, lãnh đạo tình báo Pakistan Shuja Pasha Pasha đã đến Bắc Kinh trong một chuyến đi được mô tả là “khá bí mật”.

Theo Trùng Quang

Thanh Niên

dotuanh

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Thanh tra Chính phủ chủ động hội nhập trong phòng, chống tham nhũng toàn cầu

(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Dương Nguyễn

Romania và cuộc chiến nâng cao tính chính trực trong mua sắm công

(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

Dương Nguyễn (Theo OECD)

Bình đẳng giới: Chìa khóa để chống tham nhũng hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Dữ liệu nào đang được tin dùng trong nghiên cứu tham nhũng toàn cầu?

(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.

Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)

Việt Nam và Singapore: Mở ra chương mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

TH

Việt Nam đẩy nhanh sáp nhập tỉnh, xã, hành trình tinh gọn bộ máy chính trị đến tháng 8/2025

(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.

Lan Anh

Chống tham nhũng ở Ukraine: 5 bài học từ quá trình cải cách

(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.

Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

Xây dựng văn hóa liêm chính: Ghana hướng tới mô hình quản trị minh bạch

(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Dương Nguyễn (Theo UNODC)

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Singapore: Hợp tác toàn diện, phát triển bền vững

(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.

Dương Nguyễn (TH)

Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.

Dương Nguyễn (TH)

Dấu ấn Việt Nam tại ASEAN: Tổng Bí thư Tô Lâm và tầm nhìn chiến lược

(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.

TH

Việt Nam - Indonesia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.

TH

Xem thêm