Thứ năm, 02/08/2012 - 06:12 (GMT+7)
Các quan chức Philippines hôm 31/7 đã triệu tập Đại sứ Campuchia Hos Sereythonh đến để yêu cầu giải thích việc ông này đã công khai chỉ trích gay gắt lập trường của Manila liên quan đến các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông Sereythonh đã không xuất hiện.
Campuchia và Philippines đang rơi vào một cuộc khẩu chiến nảy lửa về việc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hiện do Campuchia làm Chủ tịch, sẽ giải quyết như thế nào các cuộc xung đột liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc và một số thành viên của ASEAN, trong đó có Philippines.
Manila cáo buộc Phnom Penh – một đồng minh thân thiết của Trung Quốc, đang có cách hành xử thiên vị theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Trong khi đó, Đại sứ Campuchia Sereythonh hôm qua (30/7) đã có những lời lẽ phát biểu mang tính chỉ trích nhằm vào Philippines. Ông này cho rằng Philippines “muốn phá hoại” một cuộc họp gần đây của ASEAN bằng việc đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc vào cuộc họp.
Phản ứng trước phát biểu trên, các nhà ngoại giao Philippines đã triệu tập Đại sứ Campuchia đến nhưng ông này đã không xuất hiện. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines – ông Raul Hernandez cho biết, Đại sứ Sereythonh không đến theo lệnh triệu tập vì lý do sức khỏe. Thay vào đó, ông Sereythonh đã cử cấp phó của mình cũng là Bí thư thứ hai của Đại sứ quán - ông Tan Chandaravuth đi thay mặt.
Tại cuộc gặp trên, ông Chandaravuth đã được trao một công hàm, trong đó yêu cầu Đại sứ Sereython giải thích về những phát biểu gần đây của ông này trong một bức thư gửi đến Ban biên tập của tờ Philippine Star.
Phát ngôn viên Hernandez cho biết, Bộ Ngoại giao Philippines muốn hỏi Đại sứ Campuchia là ông có ý gì khi nói “lập trường không linh hoạt và không thể đàm phán của hai nước ASEAN là trò chính trị bẩn”.
“Chúng tôi muốn biết ông đại sứ đã lấy thông tin từ đâu về những sự kiện được nói lại trong bức thư của ông này bởi những sự kiện đó không thống nhất với những ghi chép trong các cuộc họp của ASEAN”, ông Hernandez cho biết tại một cuộc họp báo.
Khi được hỏi liệu có khả năng Đại sứ Campuchia bị tuyên bố là “nhà ngoại giao không được thừa nhận” vì việc đã đưa ra những phát biểu mang tính xúc phạm nhằm vào Philippines hay không, ông Hernandez đã trả lời: “Chúng tôi chưa tính đến chuyện đó. Điều quan trọng bây giờ là ông Sereythonh phải giải thích cho chúng tôi hiểu ông ấy muốn nói gì khi đưa ra những tuyên bố như thế”.
Cuộc khẩu chiến giữa Manila và Phnom Penh bắt đầu nổ ra từ cách đây 2 tuần khi ASEAN không đưa ra được một tuyên bố chung như thường lệ sau khi bế mạc cuộc họp. Nguyên nhân của việc này là do Campuchia – một đồng minh thân thiết của Trung Quốc – đã ngăn cản nỗ lực của Philippines trong việc đưa cuộc đối đầu giữa nước này với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough gần đây vào tuyên bố chung.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của mình ASEAN không đưa ra được một tuyên bố chung thống nhất sau cuộc họp.
Sau các cuộc họp ở Phnom Penh, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines – ông Erlinda Basilio đã đưa ra một tuyên bố công khai, trong đó giải thích lý do vì sao ASEAN thất bại trong việc đưa ra một tuyên bố chung. Theo đó, ông Basilio cho rằng, sự thất bại này là do lập trường cứng rắn của Campuchia không phản ánh được những diễn biến gần đây ở Biển Đông bất chấp quan điểm của đa số thành viên trong tổ chức là những diễn biến đó đang gây ảnh hưởng đến an ninh chung của khu vực.
Đáp lại, Đại sứ Campuchia đã gửi một lá thư đến tờ Philippine Star cáo buộc Philippines “phá hoại” tuyên bố chung.
Tức giận trước phát biểu trên, phát ngôn viên Hernandez đã thách Đại sứ Sereythonh chứng minh được những cáo buộc của ông này và nói sự thật về kết quả của các cuộc họp ở thủ đô Phnom Penh. “Với sự tôn trọng dành cho nước bạn bè Capuchia, chúng tôi đề nghị Ngài Đại sứ đưa ra những bằng chứng công khai có thể giúp dập tắt tất cả những tin đồn về chuyện gì thực sự xảy ra ở Phnom Penh”, ông Hernadez nói thêm.
Theo lời vị phát ngôn viên trên, Bộ Ngoại giao Philippines sẽ tiếp tục triệu tập Đại sứ Campuchia “cho đến khi ông này có thể đến trụ sở của bộ” để giải thích rõ ràng mọi việc.
“Chúng tôi cũng có ý định chỉ cho Đại sứ Campuchia thấy được tại sao Chủ tịch ASEAN được xem là đang ủng hộ quá mức cho lợi ích của một nước không phải thành viên ASEAN và có định kiến rõ ràng với lập trường của Philippines và Việt Nam – hai thành viên của ASEAN”, ông Hernandez nói thêm.
Đã đến lúc ASEAN cần phải đoàn kết
Biển Đông đang trở thành một trong những điểm nóng dễ bùng nổ nhất của thế giới vì những cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động ngày một hiếu chiến, hung hăng và ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Trung Quốc đã có cuộc đối đầu kéo dài 2 tháng với Philippines ở bãi cạn Scarborough đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Trong cuộc đối đầu này, Bắc Kinh đã có nhiều động thái mang tính dọa dẫm, đe nẹt nước láng giềng nhỏ hơn của mình.
Khi mà cuộc tranh chấp với Philippines còn chưa kịp “tháo ngòi” căng thẳng, Trung Quốc tiếp tục có hành động gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông. Nước này đã ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” có phạm vi quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Không chỉ cấp tập tiến hành các bước đi nhằm dựng lên chính quyền ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” này, Bắc Kinh còn thông báo kế hoạch triển khai quân đồn trú ở đây.
Trước một Trung Quốc ngày càng hành động ngang ngược như trên, nhiều chuyên gia tin rằng, đã đến lúc ASEAN cần phải đoàn kết lại, tạo thành một khối sức mạnh đủ đối phó với nước láng giềng khổng lồ. Nguy cơ bùng nổ xung đột vũ trang ở Biển Đông đang rất gần và nguy cơ này cần phải được ngăn chặn bằng một ASEAN đoàn kết, thống nhất và mạnh mẽ.
Theo Kiệt Linh
VnMedia
dotuanh
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
Dương Nguyễn (Theo OECD)
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.
Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)
(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
TH
(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.
Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo UNODC)
(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.
TH
(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
TH