Thứ bảy, 21/05/2011 - 13:14 (GMT+7)
Ông Strauss-Kahn vừa ra tù, nhưng bị quản thúc tại gia ở New York để chờ ra tòa lần tới. Cùng lúc, cuộc đua giữa châu Âu và các nước đang trỗi dậy càng thêm gay gắt về vấn đề bổ nhiệm chủ nhân chiếc ghế trống ở Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
Sau khi được thẩm phán New York Michael Obus chấp nhận cho tại ngoại với số tiền thế chân là 1 triệu USD và số tiền ký gửi bảo đảm là 5 triệu USD, cựu bộ trưởng Pháp vẫn bị quản thúc tại gia trong một căn hộ do gia đình thuê ở New York, với những điều kiện rất nghiêm ngặt, chờ ra tòa lần tới, được ấn định là ngày 6/6.
Ông Dominique Strauss-Kahn phải đeo vòng điện tử. Căn hộ nơi ông tạm trú có gắn vidéo theo dõi 24 giờ/24. Trước cửa sẽ có một bảo vệ trang bị súng đứng gác ngày đêm. Những biện pháp này tốn tới 200.000 USD mỗi tháng và chi phí này do gia đình ông Dominique Strauss-Kahn chi trả.Châu Âu gần như chắc chắn chọn bà Christine Lagarde, đương kim bộ trưởng Kinh tế Pháp, làm Tổng giám đốc IMF.Ngày 19/5, ông đã chính thức bị truy tố với 7 tội danh về tình dục. Trong lần ra tòa ngày 6/6 tới, cựu tổng giám đốc IMF sẽ phải nhận tội hoặc không nhận tội. Nếu ông nhận tội, thì sẽ không cần mở phiên xử, nhưng nếu ông vẫn không nhận tội, theo lời khuyên của các luật sư, thì phiên xử sẽ diễn ra. Tiến trình xét xử này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Trong khi đó, từ mấy ngày qua, các lãnh đạo châu Âu liên tục kêu gọi để cho một người đại diện cho lục địa này thay thế ông Dominique Strauss-Kahn. Ngược lại, lập trường các quốc gia đang vươn lên là chọn lãnh đạo IMF theo năng lực chứ không theo vùng điạ lý.
Báo chí phương Tây dẫn nguồn tin châu Âu hôm qua cho rằng gần như chắc chắn là bà Christine Lagarde, đương kim bộ trưởng Kinh tế Pháp, sẽ được chọn là ứng cử viên của châu Âu vì hiện giờ, châu Âu không có ứng cử viên nào khác.
Nhưng ba nước đang trỗi dậy trong nhóm G20 là Brazil, Trung Quốc và Mehico đòi là lãnh đạo IMF phải được chọn dựa trên năng lực, chứ không phải là quốc tịch nữa. Các nước này yêu cầu là tiến trình bầu cử phải “ minh bạch” và mở ra cho các ứng viên của mọi quốc tịch.
Hôm qua, Bắc Kinh lên tiếng ủng hộ cho ứng cử viên người Trung Quốc ra tranh chức tổng giám đốc IMF. Báo chí Trung Quốc viết “đã đến lúc chấm dứt sự chi phối của các nước phương Tây lên tổ chức IMF... Người lãnh đạo tới của IMF cần là người Trung Quốc”.
“Điều đó sẽ là một dấu hiệu của sự tôn trọng một nước đang trỗi dậy như Trung Quốc. Việc châu Á giành chức lãnh đạo định chế quốc tế này sẽ phản ánh đúng hiện trạng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay”.
Châu Âu đang phải đương đầu như khủng hoảng nợ công, trong khi sau một cải cách của IMF thông báo hồi tháng 1 vừa qua, Trung Quốc sẽ trở thành nước đóng góp nhiều thứ ba cho quỹ này, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
Theo Nguyễn Viết
Dân trí
dotuanh
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Thời tiết / Tỷ giá
23°C
23°C - 26°C
T7
23°C - 26°C
CN
23°C - 25°C
T2
23°C - 25°C
T3
23°C - 27°C
Mã
Mua
Bán
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
Dương Nguyễn (Theo OECD)
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.
Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)
(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
TH
(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.
Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo UNODC)
(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.
TH
(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
TH