Chủ nhật, 24/09/2017 - 08:13 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ đang ngày càng phát triển tốt hơn về chất và lượng, đặc biệt kể từ khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010. Đến nay, Việt Nam được đánh giá là thị trường xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Ấn Độ.
Kể từ khi Việt Nam và Ấn Độ giành được độc lập vào các năm 1945 và 1947, mối quan hệ truyền thống giữa hai nước đã liên tục được vun đắp và nâng lên những tầm cao mới. Hiện nay, Ấn Độ là một trong ba đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ cũng đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam và xem Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách “Hành động hướng Đông”.
Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ luôn ở mức tăng trưởng cao. Từ mức 237 triệu USD giai đoạn 2001-2002 lên đến 10,135 tỷ USD giai đoạn 2016 -2017 (tăng 4000% trong vòng 15 năm). Theo báo cáo của HSBC, Việt Nam là thị trường xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Ấn Độ giai đoạn 2016-2020 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ước tính là 16% còn nhập khẩu tăng trưởng khoảng 14%. Hai bên đang phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 15 tỷ USD vào năm 2020.
Hai nước Việt Nam - Ấn Độ luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hợp tác chiến lược.
Trong quan hệ thương mại, cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước cũng được mở rộng nhiều. Trước đây, thương mại hai nước chỉ phụ thuộc vào 3 ngành hàng lớn là thức ăn chăn nuôi, ngô và dược phẩm, trong đó Việt Nam nhập khẩu là chủ yếu thì giờ đây bao trùm sang các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, thiết bị điện tử, điện thoại di động và linh kiện, máy móc thiết bị, dược phẩm, hóa chất, hàng dệt may…
Tuy nhiên, nếu so với quy mô nền kinh tế Việt Nam và Ấn Độ, quan hệ thương mại vẫn dưới mức tiềm năng của cả hai nước. Bởi lẽ mặc dù Ấn Độ và Việt Nam là hai nước trong khu vực châu Á nhưng có nhiều sự khác biệt là rất lớn. Sự khác biệt này cũng mang đến nhiều cản trở trong hợp tác thương mại hơn là thuận lợi.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish đã khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là đối tác được ưu tiên nhất của Ấn Độ trên thế giới. Ấn Độ cũng cam kết sẽ đa dạng hóa thương mại và tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới để đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 15 tỉ USD vào năm 2020 đã được lãnh đạo 2 nước đề ra. Các dự án hạ tầng điển hình hiện đang được triển khai ở Việt Nam như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú II của Công ty Điện lực Tata với mức đầu tư dự kiến 2,2 tỉ USD sẽ tăng cường đáng kể hoạt động đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam hiện đạt khoảng 1,3 tỉ USD.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Trung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á tại buổi tọa đàm với chủ đề “Việt Nam – Ấn Độ: Triển vọng cho sự thịnh vượng và quan hệ Đối tác” ngày 21/9 vừa qua cho rằng, hiện nay có 3 nhóm nguyên nhân khiến cho thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ còn nhiều hạn chế. Đầu tiên phải kể đến nhóm nguyên nhân đến từ các yếu tố văn hóa, tôn giáo, lề lối làm việc, phong cách làm việc, sự khác biệt thể chế, thực thi cam kết. Những nguyên nhân này gây khó khăn trong việc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp hai bên và nguy cơ rủi ro trong hợp tác cũng như tâm lý e ngại của doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế mà các doanh nghiệp hai bên vẫn còn rất ít thông tin về thị trường của nhau cũng như thông tin về các doanh nghiệp hai bên rất hạn chế.
Nhóm nguyên nhân thứ 2 được xác định là do cơ cấu kinh tế của hai nước khá tương đồng nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm mỗi bên chưa cao. Những thế mạnh về sản phẩm của Ấn Độ, nhiều thứ cũng là thế mạnh của Việt Nam. Tính bổ sung giữa hai nền kinh tế không nhiều. Những cơ hội hợp tác nếu không tìm hiểu kỹ sẽ khó phát hiện ra. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh sản phẩm của Việt Nam tại thị trường Ấn và của Ấn tại Việt Nam còn hạn chế so với sản phẩm của nhiều nước như Trung Quốc, ASEAN.
Nguyên nhân thứ ba là do lực hút quá lớn của các đối tác trong khu vực như Trung Quốc, khiến nền kinh tế Việt Nam hướng vào đây mà hạn chế quan hệ với đối tác khác, trong đó có Ấn Độ.
Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới, hai bên cần phải tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Ngoài ra cần mở rộng nền tảng pháp lý hơn nữa để thúc đẩy thương mại. Cần tăng cường quảng bá, giới thiệu thông tin của mỗi bên. Việc này vừa dựa vào vai trò của chính phủ vừa phải dựa vào sự chủ động của nhân dân hai nước, đặc biệt là vai trò của ngoại giao. Đồng thời, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại ở cả hai bên. Đặc biệt cần đề xuất hai nước ký kết hiệp định thương mại tự do song phương./.
Quỳnh An
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Nhằm theo dõi việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá nội dung này.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu triển khai đợt cao điểm Tháng 5 đấu tranh chống sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa giả và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 17/5/2025, tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Bảo Thắng đã diễn ra Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2025 với chủ đề “Cộng đồng bền vững - Thích ứng thiên tai”.
(ThanhtraVietNam) - Liên quan đến sự cố sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ, Lai Châu, đến 14 giờ 10 phút ngày 17/5/2025, các lực lượng chức năng đã tìm được 05 thi thể công nhân bị vùi lấp.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 16/5/2025 tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A thuộc bản Lả Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã xảy ra sự cố sạt lở đất, đá khi đang thi công hố móng đập làm 09 công nhân thuộc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Dũng Phúc Lộc bị mất tích và bị thương.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ Tiên Tiến thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ VN chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sự kiện hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình mang đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, minh bạch, chất lượng và hiệu quả cao cho người dân Việt Nam.
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Thông tư quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số tạo nền tảng pháp lý vững chắc để ngành lưu trữ quốc gia bắt nhịp chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả bảo quản, khai thác tài liệu trong thời đại công nghệ số bùng nổ.
Dương Nguyễn
Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ tiếp tục sụt giảm, The S-Vista tại Vinhomes Ocean Park 1 nổi lên như một “ngôi sao” của thị trường BĐS phía Đông Hà Nội, khi hội tụ hàng loạt ưu điểm đắt giá, trở thành sản phẩm để ở kết hợp đầu tư đáng tiền đến từng mét vuông.
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm khách quan, trung thực, đúng quy định, không gây cản trở hoạt động của các đơn vị liên quan. Công tác kiểm tra được triển khai khoa học, không chồng chéo, không bỏ sót.
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo, trong đó những đề xuất quan trọng đảm bảo quyền lợi và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày Quốc tế Gia đình 15/5 vừa qua là dịp để cả thế giới tôn vinh vai trò của gia đình như một điểm tựa yêu thương, nơi nuôi dưỡng những giá trị nhân văn và sự gắn kết giữa con người.
Song Anh
Từ ngày chuyển sang VinFast VF 7, chị Hương Giang cảm thấy những chuyến đi xa trở nên hứng khởi hơn bao giờ hết vì trải nghiệm vận hành thú vị, an toàn và không tốn một đồng nhiên liệu.