Thứ tư, 06/10/2010 - 14:22 (GMT+7)
Đã hơn 20 năm nay cơn lốc vàng sa khoáng đã triền miên khuấy đảo làm đỏ rực sông suối vùng Tây các tỉnh duyên hải miền Trung. Chất độc xianua, ma túy, mãi dâm, đâm chém, sập hầm... từ các bãi vàng cứ âm ỉ tồn tại làm băng hoại xã hội. Còn về phía biển, cơn “bão đen” khai thác titan trong vòng hơn 5 năm qua đã xóa sổ hàng trăm bãi biển, rừng dương. Tiếp đến, phong trào xuất khẩu cát trắng, tận thu cát vàng làm các dòng sông miền Trung biến dạng. Cách thức làm kinh tế theo kiểu tận diệt tài nguyên khoáng sản đã gây hậu quả khôn lường.
Những cỗ máy khai thác quặng titan. Ảnh StCuộc sống đảo lộn
Tại huyện Phù Mỹ (Bình Định), nơi có 20 dự án khai thác, thăm dò titan, việc khai thác diễn ra rầm rộ như một đại công trường đang thi công. Hệ quả tất yếu là hàng loạt cánh rừng phòng hộ, rừng sản xuất ven biển tại các xã Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng… đang dần bị khai tử, chỉ còn lại những hố cát sâu từ 20m đến 30m, chứa những bè hút cát, giàn lọc titan. Chị Đinh Thị Mai (thôn Vĩnh Lợi, xã Mỹ Thành), cho biết: 30 năm qua, cánh rừng phòng hộ ven biển là thần hộ mệnh cho làng vì đã che cát, chắn gió và ngăn biển xâm thực vào đất liền. Nhưng từ khi Công ty TNHH thương mại Ánh Vi khai thác titan, những cánh rừng này dần bị đốn hạ. Trong tương lai nhất định đất sẽ bị sụt lún, nhà chúng tôi sẽ bị biển nuốt. Cả khu vực Vĩnh Lợi này như một bán đảo, khi phá hủy rừng phòng hộ biển sẽ lấn vào đất liền! Bức xúc vì nạn khai thác titan, nhiều lần người dân các xã Mỹ Thành, Mỹ An… bất đắc dĩ phải phạm tội do đập phá tài sản của doanh nghiệp khai thác titan hay tụ tập phản đối trước trụ sở UBND huyện, chặn xe trên quốc lộ 1A.
Tháng 9-2010, tại Phong Hải và Điền Hải (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) giữa cái nắng khô rát nhưng việc khai thác titan của Công ty TNHH Hiếu Giang vẫn nhộn nhịp như một đại công trường. Ông Nguyễn Hùng, công nhân chuyên khai thác titan ở xã Điền Hải, cho biết hàng ngày đơn vị phải huy động hết công suất máy để khai thác titan, bình quân mỗi ngày khai thác được khoảng 60 tấn. Hố khai thác sâu từ 20-30m, nhưng lượng nước ở đây bị hụt liên tục, nhiều lúc đơn vị phải bơm nước ngầm trong lòng đất để tuyển titan… Ông Cao Hữu Lâu, cán bộ địa chính xã Điền Hải, nói thêm: Tại xã Điền Hải, đơn vị này được cấp phép khai thác 60 ha trong vòng 3 năm từ 2009-2011, nhưng có đơn vị nào giám sát. Do vậy đã xảy ra tình trạng khai thác ồ ạt phá vỡ môi trường ở vùng cát.
Từ Thừa Thiên - Huế nhìn ra Quảng Trị, các xã ven biển hai huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, những dải rừng phòng hộ chắn sóng, gió ven biển bị đào bới, san phẳng thành bình địa, ruộng đồng bị sa mạc hóa do khai thác titan. Dừng chân bên cánh đồng bị cát xâm chiếm do việc khai thác titan của Công ty TNHH Hiếu Giang, ông Lê Thanh Hùng (66 tuổi, thôn Cẩm Phổ, xã Gio Mỹ huyện Gio Linh) tâm tư: Cánh đồng này trước đây rộng lắm, tít tắp tầm mắt, đã nuôi sống bao thế hệ người dân làng tui. Nhưng từ ngày họ khai thác titan đất trở nên khô cằn do bị hút hết nước, cát lấn chiếm cây cối không tài nào sống nổi.
Ai hưởng lợi?
Theo phòng Quản lý khoáng sản Sở TN-MT tỉnh Bình Định, tổng diện tích do Bộ TN-MT cấp phép khai thác titan tại huyện Phù Mỹ và Phù Cát lên đến 945ha; tổng diện tích do UBND tỉnh Bình Định cấp phép hơn 360ha. Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Định cấp 28 giấy phép khai thác, thăm dò, tận thu titan tại Khu kinh tế Nhơn Hội (TP Quy Nhơn). Mặc dù việc khai thác titan đang diễn ra rầm rộ, nhưng khi chúng tôi đề cập đến nhiều lãnh đạo địa phương cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm. Tại các cuộc họp HĐND tỉnh Bình Định, khai thác titan đã trở thành một vấn đề nóng được nhiều đại biểu chất vấn. Hầu hết những đơn thư kêu cứu, tố cáo của người dân đều lo ngại ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng tại khu vực khai thác titan nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Theo Nguyễn Văn Lịch, Trưởng phòng TN-MT huyện Phù Mỹ, hầu hết các doanh nghiệp khai thác titan trên địa bàn đều có giấy phép nhưng khi hoạt động lại không thực hiện như yêu cầu đề ra.
Bình Định có khoảng 30 doanh nghiệp đầu tư khai thác và xuất khẩu titan, sản lượng đăng ký là 620.000 tấn tinh quặng/năm. Tuy nhiên, phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ, công nghệ khai thác lạc hậu, nên titan chủ yếu chỉ được xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị kinh tế rất thấp. Theo dự báo, khoảng 10 - 15 năm nữa, trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn sa khoáng ở Bình Định sẽ hoàn toàn cạn kiệt. Lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Bình Định bức xúc: “Chỉ tính riêng năm 2009, sản lượng titan khai thác tại Bình Định theo báo cáo của các doanh nghiệp khoảng 400.000 tấn. Với lượng titan này, các doanh nghiệp bỏ túi khoảng 700 tỷ đồng, nhưng ngân sách tỉnh thu vào chưa được 100 tỷ đồng”.
Để chấn chỉnh lại trật tự trong khai thác, chế biến titan, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát, xem xét lại việc cấp giấy phép mới và đảm bảo quy hoạch khai thác chế biến titan đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở những địa phương giàu titan như Bình Định, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế...
Theo SGGP
letiendat
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn len lỏi trên thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe người dân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế, Bộ Y tế đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý dược.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 6/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 876/QĐ-TTg về việc giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho ông Nguyễn Thiên Văn.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg về việc giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.
Hoàng Minh (t/h)
(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh