Năm 2023, cổ đông của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank (Mã CK: TCB) sau 10 năm chờ đợi, Techcombank của chủ tịch Hồ Hùng Anh đã chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 15% và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 100%.
Hoạt động kinh doanh của Techcombank đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, cùng với đó là tỷ trọng cho vay bất động.Tạp chí Thanh tra đang triển khai thực hiện các Chuyên đề, trong đó có nội dung phản ánh về những hoạt động, kinh doanh của Techcombank, qua đó thông tin đến bạn đọc một góc nhìn khách quan nhất về ngân hàng này trong những năm qua.
Lợi nhuận sau 10 năm
Trong năm 2023 vừa qua, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của TCB trong năm 2023 có tăng trưởng 21%, đạt 56.708 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí lãi và các chi phí tương tự cũng tăng gần gấp đôi trong năm, chiếm tới 29.017 tỷ đồng. Điều này đã khiến thu nhập lãi thuần của TCB sụt giảm 8,5% so với cùng kỳ, đạt 27.691 tỷ đồng.
Các nguồn thu nhập và chi phí của TCB biến động không đáng kể. Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần gấp đôi trong năm, chiếm 3.921 tỷ đồng. Sau khi trừ đi hết các chi phí, lãi sau thuế của TCB đạt 18.004 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 10 năm từ 2013-2022, Techcombank tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu liên tục gia tăng. Lãi sau thuế cũng mở rộng qua từng năm, đạt đỉnh điểm 20.436 tỷ đồng tại năm 2022. Sự sụt giảm về lợi nhuận của TCB trong năm 2023 đánh dấu bước hụt hơi đầu tiên sau 10 năm liền tăng trưởng.
Vừa qua, TCB đã công bố BCTC Quý 1/2024 với thu nhập lãi thuần đạt 8.500 tỷ. Lãi sau thuế đạt 6.277 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ nợ xấu qua từng năm
Tại cuối Quý 1/2024, Techcombank đang có tổng tài sản 885.653 tỷ đồng, tăng 4,2% so với đầu năm. Trong đó lượng cho vay khách hàng đang chiếm 559.277 tỷ đồng, tăng 7,8%. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng theo đó cũng tăng lên 6.700 tỷ đồng.
Phân tích chất lượng nợ vay cho thấy trong đó có 527.033 tỷ đồng nợ đủ tiêu chuẩn, 6.088 tỷ nợ cần chú ý. Nợ dưới tiêu chuẩn chiếm 1.710 tỷ, nợ nghi ngờ chiếm 2.742 tỷ. Đặc biệt nợ có khả năng mất vốn tăng tới 35% so với đầu năm, chiếm 1.865 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng (không bao gồm cho vay ký quỹ và ứng trước cho khách hàng) của Techcombank ghi nhận 1,17%. Con số này giảm nhẹ so với đầu năm, thời điểm tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này lên cao nhất trong vòng nhiều năm. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank có xu hướng tăng qua từng năm.
Cụ thể, tại năm 2020, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,47% so với tổng dư nợ cho vay khách hàng. Sang năm 2021, tỷ lệ này tăng lên 0,66% sau đó tiếp tục tăng lên 0,71% tại năm 2022 và 1,19% tại năm 2023.
Cơ cấu cho vay và tỷ trọng nắm giữ trái phiếu
Không chỉ vậy, phân tích dư nợ theo ngành nghề kinh doanh cho thấy, TCB đang dành lượng lớn tài sản cho vay trong lĩnh vực bất động sản. Từ năm 2020-2023, tổng dư nợ cho vay BĐS đã tăng từ 91.361 tỷ lên 176.804 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ vay mảng BĐS theo đó cũng tăng lên 35,22%.
Đến cuối quý 1/2024 vừa qua, dư nợ bất động sản của Techcombank tiếp tục tăng gần 10% so với đầu năm là lên là 194.074 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 35,98% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Các ngành nghề khác như Công nghiệp chế biến, chế tạo hay Bán buôn bán lẻ chỉ chiếm tỷ trọng lần lượt 8,44% và 8,65% trong tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Đáng chú ý, thời điểm cuối quý 1/2024, Techcombank còn nắm gần 42.000 tỷ đồng trái phiếu của các tổ chức kinh tế trong nước, giảm khoảng 500 tỷ so với đầu năm. Tại ngày 31/3/2024, Techcombank đang trích lập dự phòng 347 tỷ đồng cho các khoản trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết./.