Thứ ba, 20/05/2025 - 14:14 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Theo đánh giá sơ bộ hằng năm, cáс khóа đàо tạо, bồi dưỡng сủа Trường Cán bộ Thanh tra đã một рhần đáр ứng уêu сầu thực tiễn сủа сáс Bộ ngành, địа рhương về nhu сầu tổ сhứс сáс khóа đàо tạо, bồi dưỡng thео ngạсh bậс cho ngành Thanh tra và bồi dưỡng ngắn hạn сhuуên ѕâu ở сáс lĩnh vựс thuộс рhạm vi quản lý nhà nướс tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước khác. Tuу nhiên, việс tổ сhứс сáс khóа đàо tạо, bồi dưỡng сòn một ѕố tồn tại, hạn сhế do đó có nhiều giải рháр được nghiên cứu và triển khai nhằm сải thiện, nâng сао сhất lượng hоạt động bồi dưỡng. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 đang ngày càng phát triển cả về tốc độ lẫn phạm vi, thì giải pháp ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy các chương trình bồi dưỡng là một giải pháp mang tính thức thời và đột phá. Nghị quyết 57/NQ-TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc gia do Bộ Chính trị ban hành đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo và mục tiêu cụ thể, do đó không một cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nào nằm ngoài những tiến trình chuyển đổi số của đất nước. Nếu ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất. Chuyển đổi số không chỉ gồm đầu tư ngân sách cho công nghệ thông tin, truyền thông, số hoá các quy trình và dữ liệu mà trọng tâm của nó là hiện đại hoá phương thức vận hành của công việc.
Một số vấn đề lý luận về chuyển đổi số trong bồi dưỡng cán bộ
Chuyển đổi số không còn là khái niệm mới trong xã hội, mỗi nhà trường, tổ chức, căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của mình và sự phát triển của công nghệ số từng thời kỳ để đưa ra những quan niệm khác nhau về chuyển đổi số. Một cách tổng quan và ngắn gọn, chuyển đổi số là “việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống – xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau”[1].
Từ khái niệm chung, có thể định nghĩa, “Chuyển đổi số trong bồi dưỡng cán bộ là việc ứng dụng công nghệ số trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trải nghiệm của học viên”.
Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng tại trường cán bộ thanh tra
Các yếu tố cần thiết cho chuyển đổi số trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ
Thứ nhất, có sự phát triển đồng bộ về các nền tảng công nghệ số cơ bản
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, hiểu theo nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn, là bước phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn. Còn hiểu theo nghĩa rộng, công nghệ số là một trong các nhóm công nghệ chính của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với đại diện là công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo… Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường thực chất là sử dụng nhóm các công nghệ trên phát triển, hoàn thiện công tác bồi dưỡng một cách nhanh chóng, hiệu qủa hơn các biện pháp truyền thống. Rõ ràng khi không có sự hỗ trợ của công nghệ số, Trường Cán bộ Thanh tra nói riêng và các cơ sở bồi dưỡng cán bộ khác vẫn phải tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhưng sự xuất hiện của công nghệ số sẽ giúp các công việc này trở lên nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm hơn nhiều. Quá trình ứng dụng công nghệ số để phòng, chống tham nhũng trong nhà trường nên được tiến hành song song với việc ứng dụng công nghệ số vào các mặt hoạt động khác của nhà trường, bởi cùng một công sức, chi phí đầu tư cho chuyển đổi số của một nhà trường nói chung sẽ cơ bản cần những công nghệ số nền tảng như sau:
(i) Internet kết nối các vật công nghệ: là nền tảng mạng (wifi, mạng viễn thông, bluetooth, hồng ngoại…) kết nối các máy móc, thiết bị với nhau[2].
(ii) Trí tuệ nhân tạo (AI): công nghệ làm cho máy móc có khả năng của trí tuệ và trí thông minh như con người, tiêu biểu như biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ và tiếng nói, biết học và tự thích nghi. Trong quá trình xây dựng các bài giảng,AI sẽ học được cách đưa ra các báo cáo, nhận xét, đánh giá tổng quát hỗ trợ đánh giá người học, xây dựng giáo án phù hợp (iii) Điện toán đám mây (Cloud computing): là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên dùng chung (server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng ở bất cứ đâu mà không sự can thiệp của nhà cung cấp. Công nghệ này cho phép lưu lại các dữ liệu mà không cần lưu bằng bản giấy hay ổ cứng, giúp phục hồi hoặc sử dụng các dữ liệu cũ, có sẵn liên quan đến thông tin của người học qua từng thời kỳ, giúp có những đánh giá sự tiến bộ của người học.
(iv) Blockchain: công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu an toàn dựa vào hệ thống mã hoá phức tạp, mang lại tính an toàn, bảo mật. Như vậy, những dữ liệu đã có không thể tuỳ ý chỉnh lại theo mong muốn của con người, các dấu vết sẽ được lưu lại và có gía trị lâu dài.
(v) Truyền thông xã hội (Social media); là tổng hợp các công nghệ thông qua các thiết bị trung gian tạo điều kiện chia sẻ thông tin cộng động và mạng internet. Thông qua các ứng dụng này, thông tin của các nhà trường được công khai rộng rãi. Một mặt, giúp cho nhà trường tiếp nhận thông tin từ chính quyền, xã hội, một mặt tạo điều kiện để xã hội có thể tương tác với nhà trường để được giải đáp những thắc mắc
(vi) Dữ liệu lớn (Big data): là hệ thống dữ liệu có khối lượng lớn, tốc độ cao và đa dạng thông tin. Đây là công nghệ căn bản trong phòng, chống tham nhũng ở cấp độ cao nhất, khi tất cả các dữ liệu thực tế được kết nối với nhau, các thông đầy đủ sẽ giúp các công nghệ khác phát huy được tác dụng phát hiện nhu cầu người học, đánh giá những nội dung nông, sâu của từng nội dung cần được bồi dưỡng phù hợp với từng học viên trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị với những điều kiện khác nhau.
Thứ hai, thể chế của các quốc gia đồng tình với ứng dụng công nghệ số vào công tác bồi dưỡng
Công nghệ số trên thực tế đã và đang có những tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Các quy phạm pháp luật, đúng như bản chất của nó, mang tính phản ánh và dự báo cần có những bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với thực tiễn phát triễn của công nghệ. Theo đó pháp luật về bồi dưỡng cán bộ nói riêng, hệ thống pháp luật chuyên ngành phục vụ cho thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng như như pháp luật về thuế, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về đăng ký tài sản, pháp luật về tín dụng, pháp luật nhà trường… đều cần có những điều chỉnh phù hợp, đồng tình, ủng hộ việc ứng dụng công nghệ số trở thành một công cụ hữu hiệu trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ, để các quy định của pháp luật không là rào cản cho đổi mới, sáng tạo, thích ứng, ứng dụng công nghệ số vào phòng, chống tham nhũng toàn xã hội.
Thứ ba, chiến lược và năng lực quản trị chuyển đổi số của lãnh đạo nhà trường
Tư duy của những người lãnh đạo nhà trường có tác động rất lớn đến việc ứng dụng công nghệ số vào nhà trường nói chung và tất nhiên là ảnh hưởng tới việc có hay không ứng dụng công nghệ số vào công tác giảng dạy trong nhà trường. Một số khía cạnh mới về năng lực của người lãnh đạo trong ứng dụng công nghệ số được thể hiện thông qua: (i) Nhận thức về tầm quan trọng, cấp thiết của việc ứng dụng công nghệ số nói chung, vào công tác giảng dạy nói riêng; (ii) Phân công, giao quyền cho nhân sự các cấp phù hợp; (iii) Lựa chọn mô hình phù hợp, xây dựng được một kế hoạch khả thi ứng dụng công nghệ số; (iv) Truyền tải định hướng chuyển đổi số tới toàn thể người lao động trong nhà trường.
Thứ tư, nguồn nhân lực chuyển đổi số nhằm phòng, chống tham nhũng của nhà trường
Tại các nhà trường, khi các phương thức giảng dạy, bồi dưỡng truyền thống vẫn đang có những hiệu quả nhất định, một bộ phận lớn nhân sự, giảng viên chưa hiểu được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào hoạt động bồi dưỡng cán bộ trong sự phát triển bền vững của nhà trường và cả xã hội. Trong thời đại này, bộ máy nhân sự là nền tảng, do đó, mỗi nhân sự phải đáp ứng được các năng lực cơ bản và nâng cao về ứng dụng công nghệ số. (còn nữa)
Th.s Nguyễn Mai Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh. (TP.HCM), Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.
Hữu Anh - Thanh Thủy
(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.
Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
BS
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.
BS
(ThanhtraVietNam) - Việc chuẩn hóa trình tự, thủ tục và mẫu các văn bản sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các cuộc thanh tra, kết luận thanh tra sẽ khắc phục được việc ban hành chậm và quá trình thanh tra người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định phải thực hiện nghiêm các quy định, từ đó đưa hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả
ThS. Lê Ngọc Thiều Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, nhận thức sâu sắc chủ trương của Trung ương Đảng về việc cần thiết phải giải quyết các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong cơ chế, lãnh đạo Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra đã chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa hoạt động xử lý sau thanh tra mang lại hiệu quả thiết thực.
Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ
(ThanhtraVietNam) - Hoạt động thanh tra khó có thể đảm bảo đủ các nguyên tắc “tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác” nếu thiếu vắng công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ
(ThanhtraVietNam) - Đất hiếm là loại khoáng sản có giá trị chiến lược, được ví như "vàng trắng" trong công nghệ cao, từ sản xuất xe điện, điện thoại thông minh đến vũ khí quân sự. Nhưng ở Việt Nam, tài nguyên quý giá này không được bảo vệ như một kho báu quốc gia mà lại bị buôn bán như một món hàng chợ đen, tuồn lậu qua biên giới với những chiêu trò hết sức tinh vi.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Nếu có một thứ có thể biến giấy trắng thành vàng, thì đó chính là con dấu. Và trong vụ án vừa bị Công an TP. Hà Nội phanh phui, con dấu đã thực sự trở thành một “cỗ máy in tiền” cho một nhóm cán bộ tại Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội.
Lan Anh