Tất cả chuyên mục

Xóa bỏ triệt để tư duy xin - cho

Chủ nhật, 23/02/2025 - 12:53 (GMT+7)

Chỉ hai ngày sau khi Quốc hội kết thúc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ với các địa phương sau khi Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với những đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động, về phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ và chính quyền các địa phương.

Bao trùm hội nghị là sự quyết tâm, quyết liệt từ cả Chính phủ và các địa phương nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số liên tục trong nhiều năm tới. Những cam kết chắc nịch của các “đầu tàu kinh tế”, các động lực tăng trưởng tại hội nghị đã củng cố thêm niềm tin vững chắc đối với mục tiêu mà Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Trong đó, Quảng Ninh, dù được Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng đạt 12%, nhưng tỉnh phấn đấu đạt mức tăng trưởng 14%; Bắc Giang được Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng là 13,6%, nhưng tỉnh đã chủ động đặt mục tiêu tăng trưởng từ 14 - 15%/năm; Hải Phòng cam kết phấn đấu đạt mức tăng trưởng 12,5% thậm chí cao hơn, đồng thời đóng góp 11.000 tỷ đồng để triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hải Phòng; TP. Hồ Chí Minh được Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng đạt 10% cũng cam kết đạt ít nhất là 10%...

Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua, các địa phương đã chủ động xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình địa phương để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng. Dù vậy, qua các ý kiến đề xuất của lãnh đạo các địa phương tại hội nghị cũng cho thấy, vẫn còn khá nhiều việc địa phương mong muốn có sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.

Như với TP. Hồ Chí Minh, nhiều lần khẳng định quan điểm “quyết tâm làm”, “không thể không làm”, song lãnh đạo thành phố cũng nêu một số nhiệm vụ hết sức quan trọng cần có sự “chung tay” của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. Trong đó, thành phố sẽ tập trung cải cách hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, các dự án tồn đọng, các dự án có vướng mắc, phân loại, có giải pháp cụ thể cho từng nhóm, từng vướng mắc và xin ý kiến của Chính phủ, các bộ, ngành để có giải pháp tháo gỡ, đưa các dự án này đi vào hoạt động, tạo nguồn thu ngân sách, nguồn lực để phát triển trong thời gian tới. Lãnh đạo thành phố “kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành giúp thành phố trong việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án còn tồn đọng kéo dài cũng như khơi thông nguồn lực”. Đặc biệt, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện tháo gỡ những kiến nghị theo Thông báo số 392 mà Thủ tướng đã có chỉ đạo vì đến nay mới chỉ có 14/49 kiến nghị được các bộ ngành giải quyết.

Hay với Hải Phòng, cam kết đóng góp 11.000 tỷ đồng để triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hải Phòng, song thành phố cũng kiến nghị xem xét phương án thi công đồng thời từ cả hai đầu tuyến, tức là từ Lào Cai và từ Hải Phòng để rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa dự án vào vận hành; kiến nghị Thủ tướng xem xét, sớm nghiên cứu và phê duyệt từ bến 9 đến bến 12 của hệ thống cảng biển quốc tế Tân Vũ - Lạch Huyện để nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, tối ưu hóa chi phí logistics, thúc đẩy sự phát triển của Hải Phòng.

Đơn cử như vậy để thấy rằng, hơn lúc nào hết, trên cơ sở cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh mẽ đã được quy định tại hai đạo luật gốc về tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương, cả Chính phủ và từng địa phương phải tiếp tục rà soát, xác định rõ những nhiệm vụ, những việc có thể làm ngay theo quy định mới của Luật.

Song song với đó là khẩn trương tháo gỡ những vấn đề cần có sự chung tay của cả Trung ương và địa phương theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc xác lập tư duy bình đẳng giữa Trung ương và địa phương. Đặc biệt là yêu cầu của Tổng Bí thư về việc địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị Trung ương có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương và những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được Trung ương xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm, phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng, cụ thể.

Phải xóa bỏ triệt để tư duy xin - cho giữa bộ, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là xin - cho trong xử lý những vướng mắc từ thực tiễn, phải xác định đây là trách nhiệm của cả Trung ương và địa phương. Địa phương phải chủ động hơn, năng động hơn còn các bộ, ngành, như yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính phải "khẩn trương, tích cực chủ động xử lý các đề xuất, kiến nghị của các địa phương theo tinh thần không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm". Quán triệt, thực hiện nghiêm tinh thần này thì khó khăn nào cũng có thể giải quyết được và chắc chắn sẽ giải quyết được với tốc độ nhanh nhất có thể. Và khi đó, như Thủ tướng đã nói, chúng ta "có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá".

Theo Báo điện tử Đại biểu Nhân dân

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tăng cường quản lý thuốc giả, thuốc kém chất lượng: Giải pháp đồng bộ từ Bộ Y tế

(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn len lỏi trên thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe người dân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế, Bộ Y tế đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý dược.

Lan Anh

Nâng cao chất lượng văn kiện Đại hội gắn với tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị

(ThanhtraVietNam) - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 322-KH/TU ngày 25/4/2025 về tổ chức Đại hội Đảng bộ xã, phường trực thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2025–2030, nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng văn kiện gắn chặt với việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong toàn hệ thống chính trị.

Phương Thảo

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi): Bước đột phá hướng tới nền công vụ hiện đại, chuyên nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp

Dương Nguyễn

Ông Nguyễn Thiên Văn được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 6/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 876/QĐ-TTg về việc giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho ông Nguyễn Thiên Văn.

K. Dung

Ông Hoàng Nam được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg về việc giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Nam.

M. Phương

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

K. Dung

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương

M. Phương

Nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực

(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.

PV

Huy động tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội

(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.

Hoàng Minh (t/h)

Định hướng xây dựng bộ tiêu chí DDCI mới phù hợp với mô hình tổ chức mới của tỉnh

(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.

Đình Thuyết

Xây dựng khung pháp lý cho đội ngũ nhà giáo

(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Lan Anh

Bộ Dân tộc và Tôn giáo bàn giao Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ

(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.

K. Dung

Xem thêm