21.547 người dân tộc thiểu số được hưởng lợi

Thứ ba, 08/06/2021 16:32
(ThanhtraVietNam) – Từ việc đồng bào dân tộc thiểu số tham gia làm homestay, trồng măng tre hay canh tác cây cà gai leo,... tính đến nay đã có 27 tiểu dự án đối tác tại Lào Cai được phê duyệt trong Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch” GREAT và tạo ra sinh kế cho hàng chục nghìn người dân.

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số từ cây gai xanh

Chuỗi giá trị măng tre sẽ cải thiện đời sống cho hàng nghìn phụ nữ DTTS

Phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia chuỗi giá trị nông sản và du lịch cộng đồng

Đến thời điểm này đã có 27 tiểu dự án đối tác tại Lào Cai được phê duyệt trong Dự án GREAT, bao gồm 18 tiểu dự án về nông nghiệp và 9 dự án du lịch. Tổng kinh phí các tiểu dự án là trên 210 tỷ đồng, trong đó GREAT hỗ trợ trên 100 tỷ đồng, vốn đối tác gần 112 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Homestay do đồng bào dân tộc làm chủ tại Bản Liền. Ảnh: CK

Theo đó, đã có 21.547 người dân tộc thiểu số được hưởng lợi. Các chuỗi giá trị đã được thiết lập trong chương trình thực hiện tại Lào Cai gồm: Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ thông qua phát triển hệ thống thị trường chè Shan cổ thụ và dược liệu vùng cao tỉnh Lào Cai; Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất dược liệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phát huy vai trò và cải thiện cuộc sống người dân, đặc biệt là phụ nữ trên địa bàn huyện Bắc Hà và Bát Xát; Phát triển hệ thống thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm quế, nhằm tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ; Xây dựng chuỗi liên kết trồng, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế có giá trị gia tăng cao để kết nối thị trường xuất khẩu với nông dân nghèo; Nâng cao vị thế kinh tế cho phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị rau ôn đới trái vụ ở vùng cao Lào Cai; Xây dựng mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ chè Shan tuyết và thảo dược vì sự tiến bộ của phụ nữ dân tộc huyện Bắc Hà.

leftcenterrightdel
 Đồng bào dân tộc thiểu số tham gia dự án được hướng dẫn các kỹ thuật canh tác, trồng trọt. Ảnh: CK

Có thể thấy, thông qua hoạt động của nhiều dự án, người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ tạo được nguồn thu nhập mang tính thời vụ, nhất thời mà đã thực sự làm chủ được các mô hình tham gia canh tác, sản xuất hoặc trở thành những nhân tố, là trung tâm của các mô hình dự án, tạo tiền đề cho đảm bảo sinh kế bền vững./.

Chu Khôi

 

 

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra