Thứ ba, 13/05/2025 - 14:19 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Chỉ ra nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đối với nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương và những khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án, Bộ Tài chính kiến nghị một số giải pháp đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Chưa phân bổ hết kế hoạch vốn, tỷ lệ giải phân còn thấp
Theo Bộ Tài chính, đến cuối tháng 4/2025, có 19 bộ, cơ quan trung ương và 22 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao.
Tổng số vốn chưa phân bổ lên tới 27.861,8 tỷ đồng (chiếm 3,37% kế hoạch giao), trong đó, ngân sách trung ương (NSTW) là 9.965,9 tỷ đồng và ngân sách địa phương (NSĐP) là 17.895,9 tỷ đồng.
Nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch vốn NSTW chủ yếu do nhiều dự án khởi công mới chậm hoàn tất thủ tục đầu tư; một số dự án đang điều chỉnh bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn; một số dự án ODA chưa ký kết hoặc đang chờ gia hạn hiệp định vay; vướng mắc do điều chỉnh tổ chức bộ máy; một số đơn vị đề nghị trả vốn hoặc dừng dự án do không còn khả năng triển khai…
Đối với vốn NSĐP chưa phân bổ, nguyên nhân chủ yếu là địa phương để lại phân bổ sau; một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư; chưa thu được nguồn thu sử dụng đất; hoặc địa phương đề xuất điều chỉnh giảm bội chi NSĐP.
Bên cạnh việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn thì tỷ lệ giải ngân ở không ít bộ, ngành trung ương và địa phương đạt tỷ lệ thấp.
Theo ước tính đến hết tháng 4/2025, cả nước mới giải ngân được khoảng 15,56% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 (16,64%).
Một số bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân cao trên 20% gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (86,43%), Đài Tiếng nói Việt Nam (73,82%), Ngân hàng Chính sách xã hội (41,16%), Bộ Công an (27,24%)... Các địa phương như Phú Thọ, Lào Cai, Thanh Hóa, Hà Nam, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Hà Giang, Lâm Đồng đạt tỷ lệ giải ngân từ 30% trở lên.
Tuy nhiên, vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân đồng nào và 15 bộ, ngành giải ngân rất thấp; 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10%.
Khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng tiến độ giải ngân
Bộ Tài chính chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc đang ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân:
Thứ nhất, về cơ chế, chính sách: Việc lập, xác định chi phí quản lý, tư vấn các dự án không có cấu phần xây dựng còn nhiều lúng túng do thiếu định mức ở một số lĩnh vực như y tế, giáo dục... Luật Đất đai năm 2024 mới có hiệu lực, nhiều quy định chưa rõ ràng khiến công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.
Thứ hai, trong công tác phân bổ vốn: Nhiều bộ, ngành và địa phương chưa bám sát nhu cầu thực tế, chưa chuẩn bị đầy đủ thủ tục đầu tư ngay từ khâu lập kế hoạch, dẫn tới chậm phân bổ vốn theo đúng thời hạn.
Thứ ba, trong tổ chức thực hiện: Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính khiến nhiều dự án phải tạm dừng, điều chỉnh quy mô đầu tư. Các thủ tục liên quan như thẩm định, quyết toán cũng kéo dài do thay đổi cơ quan đầu mối thực hiện, nhất là ở cấp huyện.
Thứ tư, với dự án ODA: Một số dự án chậm điều chỉnh chủ trương đầu tư, phải xin gia hạn hiệp định vay, điều chỉnh thiết kế..., khiến quy trình giải ngân kéo dài do phải báo cáo qua nhiều cấp, nhiều cơ quan. Việc xác định giá đất đền bù, bàn giao mặt bằng chậm do phức tạp về nguồn gốc sử dụng đất, thiếu thỏa thuận với người dân…
Thứ năm, về nguyên vật liệu: Giá nhiều loại vật liệu xây dựng tăng đột biến, nguồn cung khan hiếm, nhất là cát, đất đắp... Một số dự án bị ảnh hưởng bởi quy hoạch khoáng sản chồng lấn.
Thứ sáu, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia: Giao vốn về xã nhưng năng lực quản lý tại cấp cơ sở còn hạn chế, tâm lý e ngại sai phạm khiến tiến độ phân bổ và giải ngân chậm.
Giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
Để đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt và vượt kế hoạch giao trong năm 2025, Bộ Tài chính kiến nghị các giải pháp trọng tâm sau:
Một là, thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 77 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 3/2025, các công điện của Thủ tướng về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường vai trò của các Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc.
Hai là, đối với vốn NSTW chưa phân bổ chi tiết sau ngày 15/3, thực hiện xử lý theo hướng thu hồi và điều chuyển cho các dự án đang thiếu vốn, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Ba là, với các dự án ODA, các chủ đầu tư cần bám sát tiến độ, xử lý ngay vướng mắc phát sinh; phối hợp với Bộ Tài chính để trao đổi kịp thời với nhà tài trợ.
Bốn là, đối với vốn NSĐP, các địa phương cần tăng tốc thu ngân sách, nhất là từ nguồn thu sử dụng đất, để đảm bảo đủ điều kiện phân bổ vốn.
Năm là, tháo gỡ khó khăn trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là tại cấp xã, bằng cách tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn và cán bộ.
Sáu là, rút kinh nghiệm trong quản lý và thực hiện dự án lớn, kỹ thuật phức tạp, trải dài nhiều địa bàn... cần phân công rõ trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ.
Bảy là, sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư cần phối hợp chặt với nhà thầu thực hiện tạm ứng, chuẩn bị vật tư, vật liệu để triển khai dự án; đồng thời, đẩy nhanh nghiệm thu và hoàn thiện hồ sơ thanh toán.
Tại Nghị quyết số 77 , Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương “đến hết ngày 15/3/2025 chưa phân bổ hết kế hoạch năm 2025 thì Chính phủ cương quyết thu hồi vốn NSTW chưa phân bổ để bố trí cho các dự án đã được duyệt đang thi công mà thiếu vốn”.
Thái Minh
Từ khóa:
dự án bộ tài chính đầu tư công giải pháp giải ngân vốn nguồn vốn ngân sách. tiến độ giải ngân tỷ lệ giải ngânÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND huyện Bình Gia trong thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Thanh tra tỉnh Lạng Sơn phát hiện nhiều thiếu sót, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 973 triệu đồng.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn, khám xét đối với nguyên Cục trưởng và 4 đối tượng thuộc Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế liên quan vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.
PV
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, Tổng Bí thư Tô Lâm, với vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đã ký ban hành Hướng dẫn 63 thiết lập một khuôn khổ chặt chẽ, tập trung xử lý các hành vi gây lãng phí nghiêm trọng, phức tạp, đặc biệt là những vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Chỉ ra nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đối với nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương và những khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án, Bộ Tài chính kiến nghị một số giải pháp đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Thái Minh
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xây dựng Đề án sắp xếp các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Do thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Hoàng Gia Phát bị UBND tỉnh Quảng Bình thu hồi 5.502 m2 đất thực hiện dự án xây dựng Khách sạn Coco’s Boutique tại phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Đoàn giám sát do ông Phan Văn Thắng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống lãng phí trong quản lý nhà nước đối với kế hoạch đầu tư công; quản lý tài sản công; quản lý, sử dụng đất đai và vận hành hệ thống các thiết chế văn hoá, thể thao trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh - Trần Trí Quang cùng lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh làm việc với Đoàn.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) – Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa có chỉ đạo các sở, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv