Thứ năm, 31/01/2013 - 00:03 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Sau hơn một tháng Thông tư 30/BYT qui định về việc: người bán hàng đường phố phải khám và được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe, thức ăn đường phố phải có đủ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm... Tuy nhiên, sau vài ngày khảo sát tại Hà Nội, chúng tôi nhận thấy qui định này vẫn còn xa lạ và chưa được thực hiện.
Qui định vẫn ở trên giấy Trên đường Xuân Thủy, 7h30 sáng, tấp xe lên vỉa hè hỏi mua gói xôi. Chị H (Cầu Giấy) có thâm niên bán xôi ở đây 8 năm cho biết: “Qui định này lạ nhỉ, tôi chưa nghe. Tôi bán hàng ở đây 8 năm rồi. Chủ yếu là khách ăn quà sáng quen, cũng chẳng ngại. Khám sức khỏe thì không khó, vào viện khám thì sẽ có giấy thôi. Nhưng việc tập huấn hay cấp giấy về thực phẩm thì phức tạp quá. Vì gạo nếp, lạc, đậu tôi mua lẻ của người quen, cũng chỉ vào khoảng 4, 5 kg ở chợ gần nhà. Họ cũng là người chuyên bán buôn cho các quán xá, nhà hàng trên phố. Thực phẩm của họ nhập từ Nam Định, Yên Bái. Tuần nào cũng gần chục xe hàng, nhưng có thấy giấy tờ gì đâu”. Tại các bến xe, trước cổng các bệnh viện, trường học đều có những gánh hàng rong.Người phụ nữ tên M (bán quà vặt ở khu vực bến xe Giáp Bát) cho biết: Chị không nghe gì về qui định này. Sáng ra đi lấy bánh rồi đưa hàng ra bến bán cả ngày. Cơ nghiệp cũng chỉ một cái thúng, vài chục cái bánh rồi đội lên trên đầu bán dạo.” Anh H (Mê Linh) bình luận: “Chúng tôi không khỏe mạnh thì làm sao đi bán hàng được. Mà hàng bán thì nhỏ lẻ, hôm nay bán hàng này, ngày mai buôn hàng khác. Qui định này rất khó cho những người buôn bán nhỏ lẻ, không thể thực hiện được”. Tại căng tin của một trường đại học trên đường Xuân Thủy, khi được hỏi về những chiếc bánh bao trong nồi ủ kia có đầy đủ giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không. Cô bán hàng cũng chẳng thèm ngó mặt lên, tỏ vẻ không hài lòng: “Bánh lúc nào cũng nóng hổi, ăn bao nhiêu lần rồi. Sao hôm nay còn phải hỏi lắm thế… Thế không đi hỏi xem mấy hàng bán ốc luộc ấy và cả cháo trai, canh hến nữa. Thế mấy con ốc, trai, hến đó… khi bắt từ bùn lên thì ai cấp giấy chứng nhận chất lượng thực phẩm…”. Vào buổi trưa hoặc giờ tan tầm, dễ nhận thấy nhiều gánh hàng rong “bủa vây” quanh hoặc đối diện khu vực trường học, các loại bánh sandwich hay xúc xích, xoài dầm đủ màu sắc và hiển nhiên nguy cơ mất vệ sinh ATTP đi kèm với nó. Việc một chậu nước đục ngầu rửa hàng trăm cái bát đĩa ở nhiều quán ăn là tình trạng dễ thấy ở các thành phố lớn. Vì thế, nếu không thắt chặt và thực hiện ngay các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng mỗi năm có hàng trăm ca ngộ độc do thực phẩm từ hàng rong sẽ còn kéo dài. Ước tính chưa đầy đủ, Hà Nội có khoảng trên dưới 30.000 cơ sở dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố. Trên phạm cả nước, số lượng người tham gia làm việc trong lĩnh vực này và số lượng cơ sở phải lên đến con số hàng triệu. Theo quan sát của chúng tôi, tại các bến xe, trước cổng các bệnh viện, trường học đều có những gánh hàng rong: bún đậu, bún ốc, trứng vịt lôn, ô mai, ngô, khoai luộc, bánh chuối… đều ở thế “lộ thiên” và không có nguồn gốc, nhãn mác, xuất xứ. Ruồi, nhặng, bụi bặm được dịp là xà vào thoải mái, vô tư. Khi được hỏi về qui định tại Thông tư 30/BYT… đại đa số người bán hàng rong đều trả lời “chưa biết” hoặc “không biết”. Người kinh doanh có dám xác nhận trách nhiệm với cộng đồng hay không? Bà Tống Thị Ngọc Cầm (Trạm trưởng Trạm Y tế P.Dịch Vọng) chia sẻ: “Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường, chúng tôi đã cấp Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tỷ lệ khoảng 85%. Và họ cũng chấp hàng tốt các qui định về nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm. Còn qui định tại Thông tư 30/BYT đối với người bán hàng rong là rất khó thực hiện.” Trao đổi với ThanhtraVietnam.vn, ông Trần Quang Trung (Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) bày tỏ: “Thời hạn 20.1 không có nghĩa là hạn để phạt các cơ sở chưa đủ điều kiện mà là thời điểm có tính chất mốc thời gian để triển khai. Chúng tôi cũng xác định đây là việc lâu dài. Trước hết, chính quyền có trách nhiệm thông báo cho mọi người biết chủ trương, các qui định; thông báo thời gian tổ chức các lớp tập huấn để người bán hàng biết đăng ký tham gia, và theo lộ trình thực hiện từng bước”. Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng (Cục An toàn thực phẩm) cho biết: “Kinh doanh thức ăn đường phố có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và an sinh xã hội nhưng đã và đang chứa đựng những nguy cơ cao đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến giao thông… Đây là một vấn đề xã hội rất lớn. Và cốt lõi của vấn đề là nằm ở ý thức của người dân. Chẳng hạn, với món tiết canh, đã có rất nhiều khuyến cáo, cấm người dân không ăn, nhưng nhiều người vẫn cứ ăn cho đến khi đổ bệnh. Và sau khi vào viện cấp cứu, họ mới thừa nhận “thôi lần sau không ăn nữa”. Đó là “văn hóa ẩm thực” của một bộ phận những người như thế”. Ông Hùng cũng bày tỏ thêm: “Điều quan trọng là người kinh doanh có dám xác định trách nhiệm của mình với cộng đồng không? Yêu cầu che đậy thực phẩm có cái gì khó khăn không? Hoàn toàn không có gì khó khăn cả đối với người bán hàng. Miếng bánh đúc họ bán dạo ngoài đường liệu họ có dám mang về cho người nhà của họ ăn không? Cái ích kỷ, thiếu trách nhiệm của người ta chính là nằm ở trong đấy. Điều này rất đau xót. Vì thế, khi quản lý những đối tượng như vậy cũng vô cùng khó khăn. Chưa kể, người bán hàng rong di chuyển liên tục, nay họ bán, mai họ nghỉ hoặc chuyển địa điểm…” VƯƠNG ANH
Host
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.
Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
BS
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.
BS
(ThanhtraVietNam) - Việc chuẩn hóa trình tự, thủ tục và mẫu các văn bản sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các cuộc thanh tra, kết luận thanh tra sẽ khắc phục được việc ban hành chậm và quá trình thanh tra người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định phải thực hiện nghiêm các quy định, từ đó đưa hoạt động thanh tra theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả
ThS. Lê Ngọc Thiều Trưởng khoa Nghiệp vụ Thanh tra Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ, nhận thức sâu sắc chủ trương của Trung ương Đảng về việc cần thiết phải giải quyết các “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong cơ chế, lãnh đạo Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra đã chủ động, sáng tạo trong việc tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đưa hoạt động xử lý sau thanh tra mang lại hiệu quả thiết thực.
Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ
(ThanhtraVietNam) - Hoạt động thanh tra khó có thể đảm bảo đủ các nguyên tắc “tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác” nếu thiếu vắng công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
Nguyễn Mạnh Cường Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ
(ThanhtraVietNam) - Đất hiếm là loại khoáng sản có giá trị chiến lược, được ví như "vàng trắng" trong công nghệ cao, từ sản xuất xe điện, điện thoại thông minh đến vũ khí quân sự. Nhưng ở Việt Nam, tài nguyên quý giá này không được bảo vệ như một kho báu quốc gia mà lại bị buôn bán như một món hàng chợ đen, tuồn lậu qua biên giới với những chiêu trò hết sức tinh vi.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Nếu có một thứ có thể biến giấy trắng thành vàng, thì đó chính là con dấu. Và trong vụ án vừa bị Công an TP. Hà Nội phanh phui, con dấu đã thực sự trở thành một “cỗ máy in tiền” cho một nhóm cán bộ tại Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngoài bốn nội dung bất cập trong xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn đã phân tích ở bài trước còn có ba nội dung khác cũng là rào cản của công tác kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam.
K. Dung (tổng hợp)
(ThanhtraVietNam) - Theo TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, trong nội hàm pháp lý và thực tiễn về kiểm soát tài sản, thu nhập ở Việt Nam, vấn đề xác minh tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ, quyền hạn hiện đang là khâu yếu nhất.
K. Dung (tổng hợp)