Thứ ba, 19/08/2014 - 09:47 (GMT+7)
Sự trỗi dậy của Hồi giáo cực đoan tại Iraq một lần nữa đẩy cộng đồng thiểu số theo đạo Yazidi vào thảm cảnh bị “đuổi cùng diệt tận”.
Người Yazidi chạy nạn thảm sát ở Iraq - Ảnh: Reuters
Yazidi là tôn giáo độc thần xuất phát từ một số bộ tộc người Medes (Iran cổ đại) và có nhiều nghi lễ tương đồng với Bái Hỏa giáo thờ lửa của Ba Tư cổ. Với lịch sử hơn 4.000 năm và là một trong những tôn giáo lâu đời nhất thế giới nhưng không nhiều người biết đến tôn giáo này cho đến khi tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIL trỗi dậy tại Iraq và bắt đầu mở chiến dịch “thanh lọc” đẫm máu, theo tờ Le Monde.
Ngày 10.8, Bộ trưởng Nhân quyền Iraq Mohamed Chia al-Soudani báo động: “Từ lúc chiếm được thị trấn Sinjar (tây bắc Iraq - NV), ISIL đã thảm sát ít nhất 500 người Yazidi. Một số nạn nhân đã bị chôn sống”.
Ngoài ra, theo ông al-Soudani, khoảng 300 phụ nữ Yazidi đã bị bắt để làm nô lệ, thậm chí làm nô lệ tình dục cho các tay súng Hồi giáo cực đoan. Hồi cuối tuần qua, lực lượng ISIL lại giết 80 người Yazidi trong đợt tấn công vào làng Kocho, gần Sinjar. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 9.8 nhận định ISIL đang tiến hành một cuộc diệt chủng khi “tiêu diệt một cách có hệ thống toàn thể người Yazidi”. Ngay sau đó, ông Obama đã “bật đèn xanh” để Lầu Năm Góc không kích nhằm chặn đà tiến của lực lượng Hồi giáo cực đoan Sunni và tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo.
Ngàn năm truy diệt
Đây không phải lần đầu tiên người Yazidi bị đẩy vào đường cùng. Đài truyền hình France Télévisions dẫn lời một nghị sĩ Iraq theo đạo này cho biết: “Trong lịch sử, chúng tôi đã phải trốn chạy 72 cuộc diệt chủng.Tôi lo rằng những gì đang diễn ra ở Sinjar chính là vụ diệt chủng thứ 73”. Việc luôn phải tìm cách ẩn mình để lánh nạn có thể là một trong những nguyên nhân khiến người Yazidi và tôn giáo của họ rất ít được biết đến. Theo Le Monde, hiện có từ 100.000 - 600.000 người theo tôn giáo này, tập trung chủ yếu ở phía bắc Iraq, đặc biệt là tại thị trấn Sinjar. Ngoài ra, những đợt chạy nạn trước đây cũng làm nhiều người Yazidi phải định cư tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và một số nước châu Âu.
Nguyên nhân chính khiến bao đời nay người Yazidi phải chịu số phận bi thảm là do tôn giáo này bị các tôn giáo khác, đặc biệt là Hồi giáo, xem là “tà đạo thờ quỷ”. Người Yazidi tin vào thượng đế duy nhất gọi là Xwede.
Tôn giáo này cũng có sách thánh như Thánh Kinh của Công giáo hoặc Kinh Coran của Hồi giáo nhưng việc truyền đạo chủ yếu là truyền miệng. Những người theo đạo này quan niệm “sinh ra là người Yazidi” chứ không “trở thành người Yazidi” nên không chấp nhận người cải đạo. Đây cũng là một trong những lý do làm tôn giáo này ít phổ biến và khi bị hiểu lầm thì không cách gì “giải oan” được. Chẳng hạn, một trong những thiên thần mà người Yazidi rất tôn thờ là Malek Taous. Theo người Yazidi, vị thiên thần này từng có lúc làm phật lòng Thượng đế nhưng sau đó đã hồi tâm chuyển ý. Trong khi đó, người theo Hồi giáo cho rằng Malek Taous chính là thiên thần “tạo phản” và trở thành quỷ Iblis. Người Yazidi mang tiếng “thờ quỷ” cũng từ đó.
“Tà giáo” không ăn xà lách
Trả lời Le Monde, chuyên gia về Trung Đông Frédéric Pichon cho biết để làm giảm “tiếng xấu”, đạo Yazidi đã hấp thụ một phần giáo lý của các tôn giáo khác trong quá trình phát triển nên cũng bị xem là đạo “tổng hợp” và không được thừa nhận. Tuy nhiên, những bản sắc mà họ vẫn giữ như không ăn rau xà lách, không mặc trang phục màu xanh hay luôn đốt một ngọn lửa nhỏ “linh thiêng” trong nhà thì bị xem là “hoạt động tà giáo”. Vì vậy, đối với các tổ chức Hồi giáo cực đoan, người Yazidi luôn là mục tiêu tấn công hàng đầu. Tháng 8.2007, al-Qaeda thực hiện 4 vụ tấn công liên tiếp tại Sinjar làm khoảng 400 người chết để trừng phạt một thanh niên Yazidi “dám” yêu một thiếu nữ Hồi giáo Sunni.
Tương tự, ngay khi vừa chiếm được Sinjar vào đầu tháng 8, ISIL đã mở đợt truy sát đẫm máu, làm từ 160.000 - 200.000 người Yazidi phải sơ tán. Trong số đó, khoảng vài ngàn người đang bị bao vây ở dãy núi thuộc vùng tự trị người Kurd ở phía bắc Iraq, sát với biên giới Syria. Số phận người tị nạn Yazidi ở đây vô cùng nguy cấp khi không có lương thực, điện, nước, thời tiết khắc nghiệt (lúc nóng nhất trong ngày có thể lên đến 50oC) còn xung quanh là họng súng của ISIL. Họ chỉ còn biết trông chờ vào lực lượng tự vệ người Kurd cùng với sự hỗ trợ quân sự của Mỹ trong chiến dịch đẩy lùi Hồi giáo cực đoan khỏi miền bắc Iraq.
Theo Thanh Niên
huyentt
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
Dương Nguyễn (Theo OECD)
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.
Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)
(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
TH
(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.
Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo UNODC)
(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.
TH
(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
TH