Khu vực miền núi phía Bắc:

Ứng dụng công nghệ thông tin, cán bộ “thôn bản” thực hiện chính sách dân tộc hiệu quả hơn

Chủ nhật, 25/07/2021 23:24
(ThanhtraVietNam) - Việc tiếp cận với sách điện tử, sách đồ họa 3D, tủ sách pháp luật điện tử và nhiều nội dung từ ứng dụng Internet of Things (IoT) giúp cán bộ cơ sở khu vực miền núi phía Bắc đưa chính sách, pháp luật tốt hơn, hiệu quả hơn tới đồng bào dân tộc thiểu số.

Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc tại cơ sở

Thực tế, do các xã miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giao thông đi lại khó khăn, phương tiện thông tin trao đổi cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc còn chịu ảnh hưởng của các luật tục. Do vậy khi giải quyết vi phạm của người dân, một số cán bộ cấp cơ sở cho rằng không phạm tội, vì trong luật tục của dân tộc họ không quy định những hành vi này là sai trái, chỉ khi được đưa ra những cơ quan có thẩm quyền giải quyết họ mới nhận thức được hành vi là vi phạm.

Đa số cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc là những người dân cư trú, sinh sống tại địa phương, gắn bó với nhân dân địa phương, do đó, những mối quan hệ họ hàng, dân tộc...rất dễ chi phối, ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận dụng tri thức pháp luật vào công tác, thậm chí dẫn đến tình trạng “phép vua thua lệ làng”.

Bản làng là của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nhìn chung là một tổ chức xã hội nông nghiệp và là một cộng đồng về văn hóa với các quy tắc ứng xử và quan hệ xã hội mang tính cộng đồng. Mỗi bản là một đơn vị cơ bản trong hình thức cư trú của người dân. Trong mỗi bản có một số dòng họ sinh sống, có thể nói đó là một xã hội tự quản chặt chẽ, với cơ cấu thiết chế khá đơn giản là trưởng họ, trưởng bản rất hiệu quả. Vì vậy, cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc chủ yếu là người địa phương, có quan hệ anh em, dòng tộc và gắn bó mật thiết với nhân dân. Họ chủ yếu là người địa phương, là những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, vừa là người đại diện cho quyền lực của nhà nước tại địa phương. Do vậy, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc thường bị chi phối, ảnh hưởng bởi những phong tục, tập quán làng xã, những nét văn hóa bản sắc riêng của dân tộc như người Tày, Nùng, Thái...,đặc thù của địa phương, dòng họ.

leftcenterrightdel
 Một bản làng tại huyện Mai Châu, Hòa Bình có bố trí nơi nạp tiền và rút tiền có ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ người dân thôn, bản. Ảnh: Tràng An

Bước ngoặt IoT giúp thực hiện chính sách dân tộc tốt hơn

Theo đại diện Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, phương thức nâng cao ý thức cho cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc được thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật cho cán bộ cấp cơ sở qua các lớp tập huấn; qua nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề; tham quan, gặp gỡ nhân chứng lịch sử; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương hoặc trên mạng Internet; các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua hệ thống sách pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, các nội dung được tuyên truyền bao gồm tất cả các bộ luật của Nhà nước ta để thấy được “Tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáp dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội” là cần thiết.

Nghiên cứu từ đại diện Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông cho thấy, để việc tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật hiệu quả thì việc ứng dụng IoT giúp cán bộ cấp cơ sở được kết nối với phương tiện như Vidieo, hình ảnh minh họa, tài liệu bổ sung thông qua kết nối Internet để thu nhận các thông tin pháp luật. IoT tạo ra trải nghiệm để thúc đẩy hứng thú của cán bộ cấp cơ sở không chỉ kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, họ còn tập trung hơn và văn bản pháp luật quan trọng kèm theo văn bản hướng dẫn thi hành hoặc nhiều văn bản pháp luật độc lập.

Bên cạnh đó, ứng dụng IoT đã tạo ra bước ngoặt, cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc được tiếp cận với sách điện tử, sách đồ họa 3D, tủ sách pháp luật điện tử... giúp cán bộ cấp cơ sở hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định của pháp luật. Từ đó, họ có thể tự đánh giá về trách nhiệm pháp lý và hành vi của mình, giúp hình thành ở họ những cảm xúc về sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, tôn trọng các đại diện của công lý, giúp họ định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

“Mặt khác, ứng dụng IoT giúp cán bộ cấp cơ sở có thể sử dụng điện thoại di động thông minh và máy tính bảng để kết nối với sách điện tử, tìm kiếm và chia sẻ kiến thức, tài liệu trực tuyến thông qua công cụ như Google Apps với vô vàn những tính năng tích hợp giúp cán bộ cấp cơ sở tiếp cận với tài liệu trực tuyến về pháp luật liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của họ. Mặt khác, sách điện tử với nguồn dữ liệu sách phong phú cho phép cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc đọc, tìm hiểu kiến thức về pháp luật bất cứ thời gian nào. Sách điện tử di động với kho tài liệu về sách, các tệp dữ liệu liên quan...mở rộng tri thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ cấp cơ sở”. Bà Trần Thùy Linh, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông thông tin./.

Tràng An

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra